Phong trào dân tộc dân chủ trong đấu tranh chống Pháp từ đầu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phong trào dân tộc dân chủ trong đấu tranh chống Pháp từ đầu thế

Đầu thế kỷ XX, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam truyền thống biến đổi, tạo tiền đề bên trong cần thiết cho sự du nhập trào lưu tư tưởng mới - dân chủ tư sản, hình thành nên phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng mới.

Đầu năm 1904, Phan Bội Châu và Duy Tân hội tổ chức phong trào Đông Du nhằm đưa những thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản để học tập. Mục tiêu nhằm “kén chọn những hạng nhân trẻ tuổi mà thông minh, hiếu học, nhẫn khổ nại lao, kiên quyết bất biến để học tập hòng cứu nước nhà”

[39, tr.91].Với mục đích đào tạo tầng lớp nhân tài mới cho đất nước, đáp ứng nhu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du được đông đảo tầng lớp nhân dân trong nước hưởng ứng, nhất là ở Nam Kỳ. Thấy được sự nguy hiểm của phong trào Đông Du, Pháp và Nhật thỏa hiệp với nhau để trục xuất lưu học sinh Việt Nam về nước. Vì vậy, đến năm 1908, phong trào Đông Du chính thức thất bại.

Phan Châu Trinh và các đồng chí của mình thực hiện chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Để hiện thực hóa chủ trương trên, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp phát động phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ với nội dung là vận động cải cách văn hóa, xã hội gắn liền với động viên lòng yêu nước căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm. Phong trào hướng vào việc cổ súy phát triển kinh tế nước nhà, lập hội buôn, mở mang các cơ sở sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa, lấy phát triển công -thương nghiệp để tập hợp quần chúng đấu tranh.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Duy Tân dẫn đến bùng nổ phong trào chống thuế, cự sưu diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó lan rộng khắp các tỉnh Trung Kỳ vào năm 1908. Trước tình hình đó, thực dân Pháp cho rằng cuộc biểu tình chống thuế có khuynh hướng bạo động vũ trang liên quan trực tiếp đến những người khởi xướng phong trào Duy Tân. Vì vậy, thực dân Pháp

21

Ở Bắc Kỳ, đầu năm 1907 các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí... mở một trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Họ sử dụng trường học, báo chí, các buổi diễn thuyết để tuyên truyền với mục đích bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng; truyền bá nền học thuật mới và nếp sống văn minh; phối hợp hành động và hỗ trợ cho phong trào Đông Du. Những người khởi xướng Đông Kinh nghĩa thục còn kêu gọi lập các cơ sở kinh doanh, cổ động tư tưởng chấn hưng thực nghiệp, lựa chọn học sinh đi học ở nước ngoài, vận động tuyên truyền yêu nước đối với binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Những hoạt động của trường Đông Kinh khiến cho thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (9 tháng) nhưng Đông Kinh nghĩa thục ra sức tuyên truyền, góp phần tích cực vào việc phát triển nền văn hóa dân tộc, ngôn ngữ và văn tự của Việt Nam.

Bên cạnh cuộc vận động yêu nước do sĩ phu cấp tiến khởi xướng, vào thời gian này còn có phong trào đấu tranh của bộ phận binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Đó là vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội vào ngày 27/6/1908 của lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp kết hợp với nghĩa quân Yên Thế. Kết quả của cuộc đấu tranh thất bại, nhưng đây là cuộc nổi dậy đầu tiên của bộ phận binh lính người Việt phục vụ trong quân đội Pháp, chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nổ ra. Điển hình là cuộc nổi dậy của người Mường (8/1909) ở Hòa Bình do Nguyễn Văn Kiêm và Nguyễn Đình Nguyên lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa của người H'Mông (1911) ở Hà Giang; nghĩa quân Xơ Đăng nổi dậy đấu tranh (9/1900) ở Quảng Nam; người H'rê nổi dậy đấu tranh (2/1901) ở Quảng Ngãi;

22

cuộc nổi dậy chống Pháp của các dân tộc ở Tây Nguyên...Đến thời kỳ trước và sau Thế chiến I (1914-1918), các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi vẫn tiếp diễn. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của người Thái vào năm 1914 ở Tây Bắc kéo dài đến tháng 3/1916; cuộc khởi nghĩa của đồng bào người Mông năm 1918 ở Lai Châu kéo dài đến năm 1921; cuộc nổi dậy của binh lính đồn Bình Liêu của nhiều đồng bào dân tộc Hán, Nùng, Dao vào tháng 11/1918; cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào ở vùng phía Tây các tỉnh Trung Kỳ kéo dài đến năm 1935...

Dưới ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Hội Duy tân và thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Tôn chỉ của tổ chức này là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa dân quốc Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, tổ chức này tiến hành một số vụ khủng bố cá nhân, âm mưu ám sát 3 viên cai trị đứng đầu ba xứ và Toàn quyền Đông Dương nhưng không thành. Tháng 4/1913, thành viên của Việt Nam Quang phục hội ám sát Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn và 2 sĩ quan Pháp đã về hưu. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, do đó đến năm 1916, hoạt động của Hội tạm thời lắng xuống.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra không đa dạng về hình thức đấu tranh như trước, mà chỉ tồn tại một hình thức duy nhất là khởi nghĩa vũ trang, phong trào cũng không lôi kéo được nhiều lực lượng trong xã hội tham gia, chủ yếu binh lính và nông dân. Dù vậy, phong trào đấu tranh chống Pháp giai đoạn này có chung tính chất với phong trào đấu tranh trước năm 1914, nằm trong phạm trù tư sản.

Đầu năm 1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân vận động binh lính tiến hành cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa Vua Duy Tân, lấy Huế làm địa bàn nổi dậy đầu tiên. Lực lượng khởi nghĩa chủ yếu là những binh lính người Việt bị thực dân Pháp đưa sang chiến đấu tại chiến trường châu Âu. Kế hoạch khởi nghĩa bị

23

bại lộ, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trại lính, tước vũ khí của binh lính người Việt, lùng bắt những người yêu nước. Cuộc khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân bị đổ vỡ hoàn toàn.

Năm 1917, ở Thái Nguyên nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị. Những tù nhân bị giam giữ và lực lượng binh lính người Việt đang đóng ở tỉnh lị Thái Nguyên và các đồn lân cận liên kết lại với nhau dưới sự lãnh đạo của Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn. Quân khởi nghĩa giết chết Giám binh Noel, chiếm các công sở, phá nhà tù, giải phóng các tù nhân, làm chủ toàn bộ thị xã, trừ trại lính của Pháp. Trước tình hình đó, thực dân Pháp đưa quân tiếp viện, nghĩa quân buộc phải rút lui và cuối cùng tan rã.

Phong trào Hội kín phát triển rầm rộ với những tên gọi khác nhau như Thiên địa hội, Nghĩa hòa hội, Thái bình hội, Phục hưng hội, Ái quốc hội... diễn ra khắp các tỉnh miền Nam với các cuộc đột nhập vũ trang vào các đồn binh địch, các trại giam, tiêu biểu ở các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Biên Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 26 - 29)