Các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế của tư sản ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 89 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế của tư sản ViệtNam

Nam biểu thị ý thức tự cường dân tộc, góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư

Cùng với đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ý thức giai cấp về xây dựng một nền công - thương nghiệp độc lập, thoát khỏi sự phụ thuộc vào tư bản Pháp càng lớn dần lên ở tư sản Việt Nam. Họ “nuôi ý định” xây dựng nền công - thương nghiệp riêng, bảo vệ và thúc đẩy nó tránh phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.

Mong muốn độc lập về kinh tế đó cũng là cơ sở để họ đi đến cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình, chống lại sự chèn ép, kìm hãm của tư sản Pháp và tư sản nước ngoài bằng nhiều hình thức. Trong đó, tư sản người Việt lấy hoạt động kinh doanh của mình chống lại chính sách độc quyền của tư bản Pháp và hỗ trợ các cuộc vận động yêu nước. Và một khi tư sản Việt Nam đã tích lũy được số vốn đáng kể, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, có kinh nghiệm trên thương trường, cùng với đó là việc đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ đưa đến cuộc cạnh tranh kinh tế giữa tư sản Việt Nam với tư sản nước ngoài trở nên quyết liệt hơn. Đây chính là nguyên nhân bùng phát phong trào dân tộc mạnh mẽ của giai cấp tư sản từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chống lại tư sản nước ngoài trên cả nước.

Trong quá trình hoạt động, tư sản Việt Nam không dấu diếm tham vọng của mình là đưa nền kinh tế dân tộc thoát khỏi sự kiểm soát và lệ thuộc vào tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó được phản ánh ở việc tư sản Việt Nam tìm kiếm và xúc tiến thị trường tiêu thụ hàng hóa, tránh “qua tay” tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Mục đích là phát triển kinh tế tư bản dân tộc để đuổi kịp các cường quốc trên thế giới. Theo họ, muốn làm được điều đó nhất thiết phải “chuyển đổi từ một nền kinh tế tiểu nông sang một nền kinh tế công thương nghiệp hiện đại, coi công thương là nền tảng của kinh tế quốc dân, dân chủ hóa chính trị và tự do hóa thương mại” [62]. Để thực hiện tham vọng, tư sản Việt Nam vừa phát động phong trào “chấn hưng

84

thực nghiệp” vừa cạnh tranh quyết liệt với tư sản nước ngoài, đưa hàng hóa của cơ sở mình sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm, đồng thời mạnh dạn đòi chính quyền thuộc địa tiến hành cải cách dân chủ ở Việt Nam.

Tích cực “chấn hưng thực nghiệp” và tăng cường sự cạnh tranh để đi tới xây dựng một nền kinh tế độc lập là biểu thị sâu sắc của ý thức tự cường dân tộc. Chính Toàn quyền Albert Sarraut thừa nhận sự trỗi dậy ý thức dân tộc mạnh mẽ trong kinh doanh của người Việt Nam: “Trong các giới người bản xứ, đâu đâu cũng thấy cái ý muốn theo nền công nghiệp của người Pháp và tổ chức theo cách hiện đại” [Dẫn theo 32, tr.183]. Hoạt động đó làm cho các cơ sở kinh tế tư bản của người Việt phát triển, đời sống của một bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể; số lượng các nhà tư sản người Việt có thế lực tăng mạnh, tư duy kinh tế của người Việt có bước phát triển, tinh thần trọng thương thấm sâu vào đông đảo các tầng lớp xã hội, “cái dân tộc kia mấy nghìn năm xu hướng về đường hư văn nay đã rảo cẳng vào trong kinh tế chiến trường vậy” [62]. Đúng như nhận xét của Đoàn Trọng Truyến: “sự phát triển đó của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có đóng góp một vai trò nhất định của giai cấp tư sản Việt Nam khi nó đã hình thành” [89, tr.50].

3.3.3. Các hoạt động trên phương diện văn hóa, tư tưởng của tư sản Việt Nam tiếp tục góp phần vào sự chuyển biến văn hóa Việt Nam thời cận đại

Đầu thế kỷ XX, sự du nhập của văn minh phương Tây khẳng định sự thắng thế của nó trước nền văn hóa phong kiến phương Đông. Giai đoạn 1919 - 1930, quá trình tiếp biến văn hóa ở Việt Nam mang tính đa dạng hơn. Ngoài trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản Tây phương, trào lưu tư tưởng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cũng được du nhập vào Việt Nam. Sự giao thoa của nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp nhận được những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Những trào lưu tư tưởng này có điểm tương đồng làđi tới xóa bỏnhững hủ tục lạc hậu, tiến tới xác lập nền văn hóa mới, nhưng lại đối lập nhau về hệ tư tưởng. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc xác lập ảnh hưởng ở Việt Nam.

85

Trên cơ sở tiếp thu nền văn hóa, tư tưởng phương Tây, tư sản Việt Nam có sự sáng tạo trong việc truyền bá, kết hợp với phong trào dân tộc dân chủ diễn ra rầm rộ để tuyên truyền, giới thiệu, truyền bá những tư tưởng mới của phương Tây vào Việt Nam, xóa bỏ những yếu tố lạc hậu của nền văn hóa Nho giáo. Trên cơ sở đó phát triển các loại hình văn hóa mới mang tính hiện đại, điển hình là sự xuất hiện của báo chí, sự phát triển chữ Quốc ngữ, hội chợ triển lãm, đặc biệt là việc ra đời của văn hóa kinh doanh hiện đại.

Báo chí Việt Nam ra đời là kết quả của sự tiếp biến nền văn hóa Đông - Tây ở Việt Nam. Tư sản Việt Nam sử dụng báo chí như một công cụ hữu ích để lên tiếng đòi quyền lợi và kêu gọi, tập hợp lực lượng tiến hành đấu tranh chống lại kẻ thù. Trên cơ sở những tờ báo ra đời từ sớm như Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí..., tư sản Việt Nam xuất bản một số tờ báo như Thực nghiệp dân báo, Hà Thành ngọ báo, Khai hóa nhật báo, Hữu Thanh tạp chí, Tiếng Dân, Diễn đàn bản xứ, Diễn đàn Đông Dương... Với việc nhiều tờ báo ra đời và hoạt động mạnh mẽ, lịch sử báo chí Việt Nam sang trang mới, hình thành văn hóa báo chí. Báo chí trở thành nhịp cầu kết nối nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa phương Tây. Qua báo chí, văn minh phương Tây không ngừng thâm nhập vào nước ta. Người Việt Nam hiểu rõ hơn về tri thức khoa học thường thức, tri thức các ngành sản xuất, kinh doanh và cả tri thức về sức khỏe, đời sống xã hội lan tỏa đến mọi thành phần cư dân Việt Nam, nhất là bộ phận cư dân thành thị.

Đồng thời với đó là sự hình thành đội ngũ những người viết báo và làm báo chuyên nghiệp, hình thành nên một nền văn hóa đọc báo hàng ngày của người Việt. Báo chí đóng vai trò là một trong những cái nôi nuôi dưỡng nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Nhiều kiến thức khoa học, triết học, văn học, nghệ thuật của nền văn minh Đông - Tây được giới thiệu trên các trang báo. Nhiều tác phẩm thơ văn, nghệ thuật, nhiều công trình nghiên cứu của người Việt Nam được báo chí đăng tải. Báo chí trở thành diễn đàn tranh luận văn học, nghệ thuật của nhiều trí thức Việt Nam. Nền văn học Việt Nam hiện đại ra đời và trưởng thành từ cái nôi báo chí.

86

Lịch sử chữ Quốc ngữ trong thời kỳ đầu gắn liền với các hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Đến đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ bước ra khỏi giới hạn nhà thờ Thiên Chúa giáo để trở thành chữ viết chung của dân tộc Việt Nam. Bộ phận trí thức tư sản vốn có nhiều hoạt động tích cực trong phong trào dân tộc dân chủ cùng tầng lớp trí thức Tây học đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Tư sản Việt Nam xuất bản một số tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho chữ Quốc ngữ được truyền bá rộng rãi trong xã hội.

Hội chợ - triển lãm (đấu xảo) không chỉ là một hoạt động kinh tế mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến ở phương Tây nhằm giới thiệu các mặt hàng giữa người bán và người mua.Tư sản Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thế lực kinh tế nhanh chóng tham gia vào các hội chợ triển lãm do chính quyền thuộc địa tổ chức. Lúc đầu, tư sản Việt Nam tham gia các hội chợ với số lượng ít. Khi nhận thức được tính ưu việt của loại hình này trong việc quảng bá sản phẩm hàng hóa đến quảng đại quần chúng, tư sản Việt Nam nhanh chóng đưa các mặt hàng do mình sản xuất được đến tham dự triển lãm trong các hội chợthông qua các hình thức trưng bày tại các gian hàng, quảng cáo. Các hội chợ do chính quyền thực dân tổ chức ngày càng thu hút đông đảo tư sản người Việt tham gia, góp phần thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các vùng miền trong nước, giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Với mong muốn vươn lên khẳng định vị thế của mình trong tổng thể nền kinh tế dân tộc, tư sản Việt Nam đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính hoạt động sản xuất kinh doanh của họlàm xuất hiện văn hóa kinh doanh mới ở Việt Nam. Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tư sản Việt Nam tổ chức ra các hội đoàn, cộng tác liên kết với nhau để tranh thương với tư sản ngoại quốc. Cùng với việc thành lập các hội đoàn kinh doanh, tư sản Việt Nam còn sử dụng những bài viết dạy kinh doanh, cổ vũ tinh thần kinh doanh làm giàu trên báo chí. Ngoài ra, họ còn sử dụng nhiều phương pháp

87

kinh doanh hiện đại như: quảng cáo bằng các bài diễn thuyết, bài báo kêu gọi người Việt kinh doanh, khơi gợi lòng tự tôn dân tộc để cạnh tranh với tư sản ngoại quốc, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Bằng trí tuệ và bản lĩnh dám làm, tư sản Việt Nam từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, làm cho tư sản ngoại quốc phải nể phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)