Tư sản ViệtNam giữ vai trò lãnh đạo phong trào yêu nước theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 86 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Tư sản ViệtNam giữ vai trò lãnh đạo phong trào yêu nước theo

khuynh hướng tư sản những năm 1919 - 1930

Ngày nay, trong các công trình nghiên cứu về phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, các học giả đều thừa nhận lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam bắt đầu từ đầu thế

81

kỷ XX đến năm 1930. Trong khoảng thời gian đó, phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản phát triển, suy yếu và dần lụi tàn. Quá trình phát triển của nó trải qua hai giai đoạn lịch sử: từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 và 1919 - 1930. Trong đó,giai đoạn 1919 -1930 đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản. Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến là do phong trào được khởi xướng, lãnh đạo bởi tư sản Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), tư sản Việt Nam nhanh chóng phát triển thành giai cấp. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh gặp phải sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản ngoại quốc, trước hết là tư sản Pháp. Vì vậy, họ phản ứng khá mạnh mẽ, lên tiếng bảo vệ và đòi các quyền lợi về kinh tế lẫn chính trị cho giai cấp của mình, đồng thời đòi quyền lợi dân chủ khác. Hơn thế nữa, thông qua báo chí của giới tư sản Việt Nam, họ khởi xướng và cổ vũ cho hoạt động chấn hưng thực nghiệp; hô hào, kêu gọi những người trong giới đoàn kết lại, lập thành những hội đoàn nhằm tăng sức mạnh về kinh tế lẫn tiếng nói trước chính quyền thực dân. Đồng thời, tư sản Việt Nam không giấu tham vọng muốn trở thành giai cấp duy nhất nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ. Tiến xa hơn, trong quá trình lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản, tư sản Việt Nam thành lập chính đảng đại diện cho giai cấp mình trongcuộc đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị. Sự ra đời Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ (1923) và Việt Nam Quốc dân đảng ở Bắc Kỳ (1927) là minh chứng rõ nét cho điều đó. Sự xuất hiện những đảng phái này chứng tỏ tư sản Việt Nam đã “tiến một bước dài”, bước lên vũ đài chính trị, chính thức nắm lấy phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo phong trào trong những năm 1919 - 1930.

Thông qua Đảng Lập hiến, tư sản Việt Nam hô hào đấu tranh đòi chính quyền thực dân thực hiện một số cải cách dân chủ về chính trị như ban hành tự do, dân chủ, tăng số đại biểu người Việt trong các cơ quan dân cử, cơ quan

82

thương mại, phòng canh nông... Những hoạt động của Đảng Lập hiến gây tiếng vang lớn đối với tình hình chính trị ở trong nước. Ngay sau khi ra đời, Việt Nam Quốc dân đảng cũng bắt tay vào việc xây dựng tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh để mưu cầu giải phóng dân tộc.

Kể từ khi tư sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản những năm 1919 - 1930 có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất, góp phần quan trọng vào sự chuyển biến của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Hầu hết các cuộc đấu tranh do tư sản Việt Nam phát động trong thời kỳ này đều xuất phát từ ý thức giai cấp, bản thân họ đã đứng lên phát động và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Họ khởi xướng, lãnh đạo và tiến hành cuộc vận động dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại hóa; phát động phong trào “Tẩy chay khách trú”; đấu tranh chống độc quyền xuất cảng nước mắm; đấu tranh đòi giảm thuế xuất cảng đường; đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ; đấu tranh đòi tham gia vào các tổ chức chính trị của chính quyền thực dân như Viện Dân biểu Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, Phòng Canh nông, Phòng Thương mại... Mặc dù, những cuộc đấu tranh đó đều có kết quả chung là thất bại, nhưng những hoạt động của tư sản Việt Nam thông qua tổ chức Đảng Lập hiến, Việt Nam Quốc dân đảng có tác dụng tích cực trong việc giác ngộ và thức tỉnh được tinh thần yêu nước của những binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, tầng lớp tiểu tư sản, một số hào phú, địa chủ giàu có ở nông thôn - những đối tượng mà hai tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng còn chưa có điều kiện thu phục và gieo mầm cách mạng. Chính thông qua hệ thống tổ chức trong các tầng lớp này mà Việt Nam Quốc dân đảng đã góp phần tạo dựng cơ sở ban đầu để hình thành một mặt trận dân tộc thống nhất trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Qua đó thể hiện sự chuyển biến sâu sắc về số lượng và chất lượng của phong trào dân tộc dân chủ, thu hút đông đảo quần chúng vào trận tuyến chống thực dân, phong kiến. Đồng thời chứng minh tư sản Việt Nam ít nhiều

83

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 86 - 89)