Đấu tranh chống độc quyền và bảo vệ quyền lợi kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 55 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Đấu tranh chống độc quyền và bảo vệ quyền lợi kinh tế

2.3.2.1. Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều và Ấn kiều

Trên bước đường phát triển của mình, lực cản lớn nhất của tư sản Việt Nam chính là sự chèn ép, kìm hãm của tư sản ngoại quốc, nhất là tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Sự chèn ép của tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều khiến cho

50

họ bị chi phối trên nhiều mặt. Do thế, tư sản Việt Nam đã phải than thở rằng:

“đời bây giờ nghề làm ăn chật hẹp, mà người ngoại quốc đến nước ta ngày càng đông, hễ nghề của mình hơi thấy sa sút mà họ thừa cơ nắm lấy” [91].Vì thế, họ thực hiện cuộc đấu tranh chống lại tư sản Hoa kiều và Ấn kiều, giành lại quyền lợi về kinh tế.

Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều và tư sản Ấn kiều (thường gọi là phong trào Tẩy chay khách trú) khởi phát từ Nam Kỳ. Ở Nam Kỳ, tư sản Việt Nam vốn đã có mâu thuẫn, bất mãn với tư sản Hoa kiều và Ấn kiều, nên chỉ cần một xúc tác nhỏ sẽ bùng phát cuộc đấu tranh. Và “chất xúc tác” cho phong trào “Tẩy chay khách trú” là sự kiện tháng 8/1919, nhân vụ một số cửa hàng cà phê của Hoa kiều ở Sài Gòn tự ý tăng giá từ 2 xu/cốc lên đến 4 xu/cốc và có thái độ miệt thị đối với khách hàng người Việt. Trong thời gian đầu của cuộc đấu tranh, tư sản người Việt ở Nam Kỳ phản ứng lại bằng cách không uống cà phê của người Hoa, tự mở quán cà phê của người Việt. Sau đó, phong trào lan rộng ra các lĩnh vực khác, họ hô hào mọi người không dùng hàng hóa của người Hoa, không mua bán với người Hoa, lập cửa hiệu tranh thương với Hoa kiều, để đẩy mạnh hoạt động kinh tế của người Việt Nam. Từ Nam Kỳ, phong trào “Tẩy chay khách trú” nhanh chóng lan rộng ra khắp khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tạo thành phong trào có quy mô toàn quốc.

Trước hết, tư sản Việt Nam sử dụng báo chí như một công cụ chủ lực để ra sức đấu tranh với tư sản Hoa kiều, đồng thời thông qua báo chí để kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện cuộc “Tẩy chay khách trú”, bảo vệ lợi ích cho người Việt: “không có hàng hóa nào là khỏi tay họ buôn bán cả. Đi đến đâu ta cũng thấy họ, từ nơi thành thị đô hội cho đến nơi hang cùng, nào là cửa hàng to, nào là cửa hàng nhỏ chỗ nào cũng có” [84].

Mở đầu cho chuỗi bài viết này là sự kiện báo Lục tỉnh tân văn số 658, ra ngày 1/8/1919 cho đăng bài “Khách trú khi ta” của Đoàn Võ Cậng:

Cuộc thương mãi ở xứ ta xưa nay Chệc (Hoa kiều), Chà (Ấn kiều) nó choán hết... Từ ngày Âu châu nổi cơn khói lửa đến nay, Chệc cứ

51

lấy nể đó mà tăng giá hàng hóa lên hoài, Annam cứ cong lưng chịu mãi, chớ biết làm sao... Vậy thì ta phải làm sao cho Chệc biết ta ngày nay đã có đoàn thể nhau cho nó khỏi áp chế nữa... hãy đồng lòng nhau noi gương mà tẩy chay Chệc một món đồ ăn điểm tâm là cà phê, cháo, bánh, thử coi có đặng không [13].

Tiếp đó, báo Lục tỉnh tân văn đăng bài “Khách trú thị nhục ta - đồng bang mau thức dậy” của Mộng Huê Lầu. Nội dung bài báo ra sức kêu gọi:

“hãy tẩy chay khách trú đi đồng bang, đồng lòng nhau, hiệp ý nhau, làm cho nên chớ có làm mưa mứa mà mang điều, mang tiếng cười chê, cười ta, nhục giống nòi ta, nước Đông hải rửa nhơ không thật” [49].

Cùng với Lục tỉnh tân văn, báo Nông cổ mín đàm cũng đăng nhiều bài vận động tẩy chay khách trú. Trong một bài viết đăng trên số 127 năm 1919, Nguyễn Chánh Sắt phân tích: “nếu nay mà chúng ta muốn làm cho cái cơ sở của Khách trú lung lay, cho họ hết khinh dễ ta, hết hân hủi ta; mà lại phải chìu lụy lại ta, kinh tâm tán đởm với ta, thì chỉ có ba cái vấn đề rất quan trọng hơn hết là: 1- Nam Kỳ nông nghiệp tương tế tổng cuộc (hãng lúa); 2- Nam Việt ngân hàng (hãng bạc); 3- Nam Việt luân thoàn công ty (hãng tàu)…” [75]. Mục đích là gom hết lúa gạo của Nam Kỳ về một mối, hỗ trợ vốn cho những thương gia và điền chủ, mua sắm tàu vận tải hàng hóa và hành khách, từ đó mới giành được quyền chủ động trên thương trường, xóa bỏ thế độc quyền của thế lực khách trú.

Trong khi phong trào “Tẩy chay khách trú” đang lên cao, ngày 30/8/1919, tờ báo Tribune Indigène xuất bản ở Sài Gòn đăng bức thư của một thương nhân Hoa kiều ký tên là Lý Thiên gửi các báo ở Nam Kỳ sỉ nhục người Việt Nam và thách đố phong trào tẩy chay. Bức thư đã gây ra sự phẫn nộ trong giới tư sản Việt Nam, từ đó xuất hiện làn sóng chống lại giới chủ Hoa kiều trên quy mô rộng. Từ Sài Gòn, phong trào “Tẩy chay khách trú” lan rộng ra cả nước, đặc biệt là những thành phố tập trung đông Hoa kiều ở Bắc Kỳ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Họ nêu ra các khẩu hiệu: “Người An

52

Nam không gánh vàng đi đổ sông Ngô”, “Người An Nam mua bán với người An Nam”… Những khẩu hiệu này được đăng tải trên nhiều mặt báo, trên đường phố và các khu thương mại sầm uất. Riêng tư sản Việt Nam ở Nam Kỳ kêu gọi thành lập An Nam Thương cuộc công ty (1919) để cạnh tranh trực tiếp với tư sản Hoa kiều trong việc thu mua và xuất cảng lúa gạo, hoạt động vận tải…; viết bài đăng tải trên báo chí chỉ trích, hạ thấp uy tín các loại hàng hóa của Hoa kiều, đồng thời kêu gọi không mua hàng của khách trú để đảm bảo vệ sinh và giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt, phong trào “Tẩy chay khách trú”

còn mở rộng sang kêu gọi tẩy chay luôn cả cộng đồng Ấn kiều. “Ngoại trừ khách trú còn có cả giống đỉa đen (Chà và Chetty) mới là tôi độc cho quốc dân… Nó đi qua nước ta, cho vay, trước nhỏ, lần lần lớn, cất nhà ngang dãy dọc, lại làm hơi nghinh ngang” [51].

Khi phong trào “Tẩy chay khách trú” lan ra Bắc Kỳ, giới tư sản Việt Nam ở đây, nhất là bộ phận tư sản có tiếng như Nguyễn Hữu Thu, Nguyễn Hữu Vĩnh, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…, dùng báo chí để kêu gọi, thể hiện thái độ ủng hộ phong trào. Nhiều tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ tỏ ra bất bình trước thái độ khinh thường trình độ kinh doanh của người Việt. Trong bài “Người khách và người An Nam đánh nhau” đăng trên Thực nghiệp dân báo số 35 ngày 27/8/1920 có đoạn viết: “Các chú sang ở đất Nam, mở cửa hàng buôn bán, phần nhiều lợi dụng sự ngu độn của người Nam để kiếm được nhiều lợi thế, thế mà động một tí các chú rủ nhau táng luôn, mà người Nam vẫn lăn lưng vào cửa hàng các chú nên các chú không cần, hơi một tý là giơ tay võ lực” [40].Trong một bài viết khác có nhan đề “Cách đối đãi của bọn Khách chú đối với ta”, tác giả đã thể hiện thái độ gay gắt và tinh thần dân tộc rõ ràng hơn. “Chúng tưởng như chúng có quyền hà hiếp người như thể về mấy mươi thế kỷ về trước hay sao... Chúng phải nên hiểu rằng, một quả đấm giơ ra, một trăm quả đấm giơ lại. Bằng không nếu chúng quen với cái thói “Tầu” giơ cái chính sách thô bạo đối với chúng ta thì chúng ta cũng chẳng phải đần độn gì mà chịu “gánh vàng đi đổ sông Ngô” [82].

53

Cùng với thể hiện thái độ của mình trước thế lực khách trú, tư sản Việt Nam cũng nhìn thấy được bí quyết thành công của Hoa kiều trong kinh doanh là tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Trong một bài viết có tên“Cuộc thương chiến sao cho quyết thắng” đăng trên Thực nghiệp dân báo nêu rõ:

Người Trung Hoa buôn bán ở nước ta được phát đạt, không những bởi cái tài buôn bán của người ta, mà thật bởi người ta có lòng tốt mà tương tư tương trợ lẫn nhau. Hiệu nào không may mà bị thất bại, thì các hiệu khác lại góp tiền lại mà cứu giúp… Trong bấy nhiêu năm người Trung Hoa buôn bán ở nước ta, chưa từng thấy hiệu nào khuynh loát lẫn nhau mà để lọt mối lợi quyền nào cả [21].

Trong khi đó, công cuộc kinh doanh của người Việt lại thiếu sự đoàn kết,

“người thắng thế thì cố đạp đổ thế lực của những người kém thế, để cùng lấy lợi cho một mình mình rồi làm cho người buôn khác không ngóc đầu lên được nữa đó chỉ là một sự nổi loạn ở trong thương giới, chứ sao gọi là thương chiến được” [82]. Từ nhìn nhận đó, tư sản Việt Nam ra sức kêu gọi mọi người trong giới phải thực sự đoàn kết lại với nhau, lập các hội để cùng giúp nhau, cùng đấu tranh chống lại thế lực khách trú. Trong bài “Dân tộc phải có trí khôn” đăng trên Khai hóa nhật báo ngày 3/10/1921, kêu gọi “phải kết chữ đồng tâm, trọng tình trung tín” [22], và rằng “ví bằng ta biết trọng cái nghĩa hợp quần, góp nhỏ lại thành to, mười nhà buôn nhỏ hợp lại thành một nhà buôn lớn..., giữ được thanh thế của một nhà đại thương, không thể ai chen cạnh được mà lấn mất quyền lợi” [76].

Song hành với đấu tranh bài trừ hàng hóa của tư sản ngoại quốc, tư sản Việt Nam còn kêu gọi chấn hưng và dùng hàng nội hóa. “Đã biết nghĩa đồng bào thì phải nên yêu, nên mến, nên bênh vực nhau, tiêu dùng cho nhau… Xin những bậc thượng lưu và trung lưu mình tự cải lương lấy, cứ hàng hóa của nước mình mình dùng, thời người dưới phải theo, mà tài hóa mới khỏi tiết lậu ra ngoài được… người mình cứ dùng đồ nước mình, thời cái thực nghiệp của ta mới chắc tiến bộ được” [30]. Thậm chí, họ còn cho rằng nhà nước nên đặt

54

một bộ thương vụ để chủ trương về đường thương giới và bảo vệ cho thương dân. Cụ thể, “hàng hóa thì thứ gì cần dùng mà nội hóa không có hàng để cho ngoại hóa nhập cảng, còn thứ gì mà nội hóa có đủ dùng thì không cho ngoại hóa nhập cảng, thế là bảo trợ quyền lợi cho nông - công - thương giới mà chính là bảo trợ cho thương giới ở đó” [58].

Trong phong trào “Tẩy chay khách trú”, tư sản Việt Nam thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc thông qua cuộc thương chiến trực tiếp nhưng không cân sức với tư sản Hoa kiều. Điển hình nhất là trường hợp Bạch Thái Bưởi5. Trong cuộc thương chiến với tư sản Hoa kiều trên lĩnh vực vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi với 3 chiếc tàu thuê của Hãng vận tải Marty d'Abbadie, ít vốn và ít kinh nghiệm kinh doanh nhưng dám “thương chiến” với thế lực Hoa kiều, vốn rất mạnh về vốn và lắm thủ đoạn kinh doanh [99, tr.59].Cuộc thương chiến bắt đầu từ giá cước vận chuyển. Bạch Thái Bưởi một mặt cho hạ giá vé, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách. Để đối phó lại, tư sản Hoa kiều lại cho giảm giá vé thấp hơn và chất lượng phục vụ tốt hơn. Do phải liên tục hạ giá để cạnh tranh, 3 chiếc tàu ông thuê mỗi tháng chỉ thu được từ 15 đến 20 đồng, trong khi giá thuê tàu mỗi tháng là 2.000 đồng. Trước một đối thủ mạnh hơn về mọi mặt, ông tìm ra cho mình một phương sách mới, đó là việc phát huy tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Nhờ đó, chỉ một thời gian sau, ông đã mở thêm được nhiều tuyến vận tải mới đi các tỉnh; và từ 3 chiếc tàu thuê, ông đã sở hữu trong tay30 tàu thuyền, sà lan. Ông được dân gian gọi là “Chúa sông Bắc Kỳ”. Phong trào “Tẩy chay khách trú” từ địa hạt báo chí lan rộng ra khắp ba kỳ. Ban đầu phong trào diễn ra mang tính chất hòa bình, có tính chất là cuộc đấu tranh tế lĩnh vực kinh tế, nhưng về sau phát triển mạnh, vượt ra khỏi phạm vi kinh tế, với hình thức đấu tranh nhuốm màu vũ lực và mang màu sắc

5

Bạch Thái Bưởi (1874 - 22 tháng 7 năm 1932) xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ tại làng An Phúc, tỉnh Hà Đông. Ông là người có chí làm giàu, từ tay trắng làm nên nghiệp lớn. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của

55

chính trị. Ở Hà Nội, phong trào đấu tranh “Tẩy chay khách trú” được đẩy lên cao bằng việc đám đông người Việt xông vào đập phá những cửa hiệu của người Hoa trên khắp các phố phường trong thành phố [99, tr.54].Chính quyền thực dân ban đầu lợi dụng để hướng phong trào quần chúng vào những mục tiêu không ảnh hưởng đến nền thống trị thuộc địa. Song đến cuối năm 1919, khi phong trào phát triển mạnh khắp cả nước, sợ phong trào vượt qua khỏi sự kiểm soát, thực dân Pháp đã đưa ra biện pháp ngăn cấm, phong trào dần dần lắng xuống.

2.3.2.2. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và kinh doanh nước mắm

Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng lúa. Do vậy, lúa gạo xuất cảng qua cảng Sài Gòn chiếm tỉ trọng khá cao trong số hàng hóa và nguyên liệu xuất cảng ở Đông Dương. Trong suốt 30 năm (1909 - 1938), trung bình hàng năm xuất cảng lúa gạo chiếm 78,3% tổng giá trị hàng hóa xuất cảng của Đông Dương. Với chính sách trao đổi không ngang giá, mua rẻ lúa gạo Đông Dương và bán cao giá ở thị trường khác, tư bản Pháp thu được lợi nhuận lớn. Đồng thời, biến thương cảng Sài Gòn trở nên quan trọng trong việc xuất khẩu lúa gạo. Mặc dù thực dân Pháp áp dụng chính sách độc quyền quan thuế ở Việt Nam, ngăn cản tư bản ngoại quốc vào buôn bán trên thị trường Việt Nam nhưng hoạt động buôn bán lúa gạo của tư sản Hoa kiều vẫn diễn ra mạnh, là lực lượng cạnh tranh đáng kể đối với tư sản Pháp.

Với nguồn thu lớn từ địa tô, nhiều đại địa chủ ở Nam Kỳ lập công ty buôn bán lúa gạo. Về căn bản, tầng lớp đại địa chủ này phù hợp quyền lợi với đế quốc Pháp về kinh tế - chính trị, ngay cả những thương nhân buôn bán lúa gạo cũng phân chia lợi nhuận với thương nhân thu gom lúa gạo người Pháp. Từ năm 1919, có nhiều tư sản Việt Nam bỏ vốn lập nhà máy, xưởng xay xát, mở công ty bao mua lúa gạo. Những hoạt động này của giới địa chủ và tư sản Việt Nam ở Nam Kỳ cũng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tư sản Pháp.Đứng trước tình hình đó, năm 1923, một công ty tư bản Pháp là

56

Homberg định bao thầu việc xuất cảng lúa gạo ở cảng Sài Gòn trong thời hạn 20 năm, nghĩa là nắm độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ. Việc này đụng chạm đến quyền lợi kinh tế của giới địa chủ và tư sản Việt Nam. Do đó, khi đưa vấn đề này ra thảo luận và biểu quyết trong Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, giới địa chủ và tư sản Việt Nam ở Nam Kỳ phản ứng quyết liệt. Họ cho rằng tư sản Hoa Kiều còn nắm khá nhiều trong việc xuất cảng lúa gạo, nhưng đó là quy luật tự do cạnh tranh trong kinh doanh, khi thương mại của người Việt Nam phát triển sẽ giành lại quyền ấy. Nhưng nếu để hải cảng Sài Gòn thành độc quyền của một công ty Pháp thì họ sẽ chi phối hoàn toàn thị trường lúa gạo Nam Kỳ. Khi Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ bỏ phiếu thông qua, một số đại biểu người Việt Nam tiêu biểu cho quyền lợi của tư sản và đại địa chủ Việt Nam như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Tấn Dược, Trương Văn Bền... phản đối quyết liệt. Tuy nhiên, nghị quyết cho công ty Homberg độc quyền vẫn được Hội đồng thông qua. Chính vì vậy, cuộc tranh đấu từ trong nghị trường lan rộng ra ngoài xã hội. Lực lượng tư sản Việt Nam ở Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 55 - 65)