Tư sản ViệtNam cùng với những lực lượng khác trở thành cơ sở xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tư sản ViệtNam cùng với những lực lượng khác trở thành cơ sở xã

sở xã hội cho phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản dân tộc ở các nước châu Á đứng lên tiến hành vận động, tập hợp lực lượng đấu tranh với

76

những hình thức khác nhau để chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây, tiêu biểu như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia,... Thời điểm này ở Việt Nam, phong trào đấu tranh chống Phápdù diễn ra mạnh mẽ, nhưng không phải là do tư sản Việt Nam lãnh đạo, mà nhiệm vụ này do giới sĩ phu cấp tiến sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản lãnh đạo. Tầng lớp tư sản Việt Nam chỉ là lực lượng tham gia hưởng ứng phong trào mà thôi. Sở dĩ, tư sản Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo phong trào là vì vào những năm đầu thế kỷ XX, tư sản Việt Nam đã xuất hiện nhưng họ chỉ mới là một tầng lớp nhỏ bé trong xã hội Việt Nam. Cùng với đó, thế lực kinh tế của tư sản Việt Nam còn rất non yếu, họ chưa có địa vị rõ ràng trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, ý thức giai cấp của họ cũng chưa xuất hiện, họ chưa ý thức được cần phải đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị. Do đó, tư sản Việt Nam không thể trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản diễn ra rầm rộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, một nhiệm vụ đáng ra bản thân nó phải gánh vác.

Giới sĩ phu cấp tiến vốn có nguồn gốc giáo dục từ “cửa Khổng, sân Trình”, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho giáo. Thế nhưng, với lòng yêu nước nhiệt thành và từ chiều sâu của truyền thống văn hóa dân tộc, họ luôn trăn trở về độc lập dân tộc cho nước nhà. Chính động lực đó thúc đẩy họ

“vượt ngưỡng”, rũ bỏ tư tưởng Nho giáo, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào, để từ đó phát động phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Trước sức lôi cuốn của phong trào, tầng lớp tư sản Việt Nam dù mới hình thành, còn nhỏ bé nhưng tích cực tham gia vào phong trào cùng với các thành phần khác trong xã hội. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, bản thân tư sản Việt Nam gặp phải sự chèn ép của tư sản Pháp. Họ đã thể hiện rõ “sự bực tức” của mình đối với cuộc cạnh tranh kinh tế không lành mạnh và thiếu công bằng đối với giới của mình. Vì thế, khi phong trào yêu nước do giới sĩ phu cấp tiến phát động diễn ra rầm rộ, tư sản Việt Nam tham gia khá tích cực vào phong trào. Biểu hiện rõ nhất cho nhận

77

định đó là sự tham gia của họ vào phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Qua đó các hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi của giới sĩ phu cấp tiến về việc chấn hưng kinh tế, xây dựng nền văn hóa mới, mở trường học..., tư sản Việt Nam góp phần không nhỏ vào kết quả của các cuộc vận động này. Ở góc độ nào đó, tiếng vang của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự góp phần của tư sản Việt Nam.

Các hoạt động trên đây không đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận mà còn vì mục tiêu chính trị “phú quốc cường binh, thực sản hưng nghiệp”; góp phần mở rộng tầm nhìn về quốc kế dân sinh, thay đổi tư duy làm ăn kinh tế của người Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư bản dân tộc non trẻ phát triển. Đồng thời, bản thân tư sản Việt Nam “nhìn thấy trong việc khôi phục nền độc lập cho nước Việt Nam một điều kiện tiên yếu cho sự phát triển kinh tế và chính trị của bản thân họ, nhưng nền độc lập ấy theo họ phải đi đôi với việc duy tân kỹ nghệ, thương nghiệp cũng như chính trị” [1]. Do đó, tư sản Việt Nam cùng với các lực lượng khác trong xã hội trở thành cơ sở xã hội quan trọng cho sự nảy sinh, phát triển mạnh mẽ phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Điều này cũng được khẳng định thêm từ nhận định của Lênin rằng “có mù quáng mới không thấy trong cái chuỗi những biến cố đó, sự thức tỉnh của một loạt phong trào dân tộc dân chủ tư sản”[50, tr.22]. Cũng cần khẳng định thêm ở đây, với nhận định cơ sở xã hội của phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX có sự góp mặt của tư sản Việt Nam, thì tính chất tư sản của phong trào biểu thị rõ nét. Các nhận định khác nhau trong cuộc bàn luận về tính chất phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX trước đây gần như ngã ngũ, với sự khẳng định tính chất dân chủ tư sản.

Dù mới ra đời, chưa có tiếng nói trên chính trường, nhưng tư sản Việt Nam có những hoạt động trong khuôn khổ khả năng của mình. Những hoạt động của tư sản Việt Namtrong phong trào Đông Du tuy là “mờ nhạt”, dừng lại ở việc hưởng ứng, nhưng thể hiện tinh thần của người dân mất nước. Tuy nhiên, những hoạt động đó chưa phải xuất phát từ ý thức giai cấp, muốn

78

chống lại những lực lượng mâu thuẫn với nó, mà trước hơn hết, đó là phản ứng của người dân mất nước trước một cuộc vận động giải phóng dân tộc rầm rộ đầu thế kỷ XX. So với phong trào Đông Du, trong phong trào Duy Tân tiếng nói của tầng lớp công thương Việt Nam rõ ràng hơn. Hoạt động của họ hướng tới mong muốn phát triển nền công - thương nghiệp nước nhà, hỗ trợ cho phong trào dân tộc dân chủ. Tuy nhiên, đây chỉ là tiếng nói đầu tiên của tầng lớp tư sản Việt Nam mới lớn lên chống lại chế độ bóc lột của thực dân Pháp. Trước sự chèn ép, kìm hãm, đối xử bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp và chính quyền thực dân phong kiến, tầng lớp tư sản Việt Nam mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc đó, có “điều kiện rộng rãi hơn” để làm ăn. Thế nhưng, vì phụ thuộc vào tư bản Pháp, chưa thoát ly khỏi lối bóc lột phong kiến nên tư sản Việt Nam “chỉ muốn cải tổ để làm ăn”. Do đó, các hoạt động của tư sản Việt Namvẫn nằm trong phong trào do giới sĩ phu cấp tiến phát động và lãnh đạo, chứ chưa phải là những cuộc vận động của riêng tư sản Việt Nam.

3.2.2. Tư sản Việt Nam góp phần vào sự chuyển biến văn hóa, giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)