Hạn chế của tư sản ViệtNam khi tham gia phong trào dân tộc dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 94 - 110)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Hạn chế của tư sản ViệtNam khi tham gia phong trào dân tộc dân chủ

Dưới sự tác động của các điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam diễn ra rầm rộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930. Trong quá trình phong tràodiễn ra, tư sản Việt Nam hưởng ứng, tham gia tích cực đến và có những đóng góp nhất địnhcho phong trào dân tộc dân chủ. Tuy nhiên, tất cả các phong trào mà tư sản Việt Nam tham gia với tư cách là lực lượng hưởng ứng, nhất là những cuộc đấu tranh do nó lãnh đạo đều có kết quả chung là thất bại. Thất bại đó chính là sự thất bại của ý thức hệ tư sản trong việc giải quyết nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và là thất bại thảm hại của tư sản Việt Nam trong cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam ba thập niên đầu thế kỷ XX. Những thất bại đó là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, song chủ yếu là do những hạn chế của tư sản Việt Nam khi tham gia phong trào dân tộc dân chủ.Những hạn chế đó là:

Thứ nhất, nội bộ giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hóa ngay từ đầu thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó bộ phận tư sản mại bản hoàn toàn phản động, chỉ có bộ phận tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc.

Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp để phát triển kinh tế, hiển nhiên trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Vì vậy, bộ phận này lộ rõ bộ mặt phản động, cổ súy cho tư tưởng vong bản và tỏ thái độ ủng hộ, bảo vệ quyền lợi cho đế quốc Pháp. Do đó, bộ phận tư sản mại bản không có vai trò đối với phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong ba thập niên đầu

89

Tư sản dân tộc luôn bị tư sản ngoại quốc, đặc biệt là tư sản Pháp chèn ép, dẫn đến xuất hiện mâu thuẫn về quyền lợi với thực dân Pháp và tư sản ngoại quốc. Vì vậy, bộ phận tư sản dân tộc ít nhiều cũng có tinh thần dân tộc, chống lại thực dân Pháp và tư sản ngoại quốc. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ thì bộ phận tư sản dân tộc lại có thái độ lừng chừng, thiếu dứt khoát, thiếu tính triệt để nên dễ dàng đi vào thất bại.

Chẳng hạn như cuộc đấu tranh do Đảng Lập hiến phát động đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị trước tư sản Pháp. Lúc đầu thì diễn ra khá rầm rộ để đòi chính quyền thực dân ban bố một số quyền lợi cho người Việt. Nhưng khi quần chúng nhân dân tích cực ủng hộ, tổ chức cuộc biểu tình chính trị rầm rộ trong vụ đón tiếp Bùi Quang Chiêu. Trước tình hình đó, bản thân Bùi Quang Chiêu - người đứng đầu Đảng Lập hiến tỏ ra sợ hãi trước sức ép từ phong trào quần chúng, và sợ thực dân Pháp đàn áp phong trào. Vì thế, thay vì hô hào đòi chính quyền thực dân ban hành một số quyền lợi như trước đây, thì ngay lúc này, Bùi Quang Chiêu đã quay sang thỏa hiệp với chính quyền Pháp, đề cao tư tưởng “Pháp - Việt đề huề”, đi ngược lại với phong trào quần chúng.

Đối với chế độ phong kiến, giai cấp tư sản bị những tàn tích phong kiến cản trở, họ có mâu thuẫn với phong kiến, nhưng vì lực lượng còn nhỏ bé, lại có liên hệ với kinh tế phong kiến, nhiều tư sản có nguồn gốc xuất thân từ địa chủ và quan lại phong kiến nên không tỏ thái độ chống phong kiến một cách tích cực, triệt để. Sở dĩ như vậy, là vì địa vị kinh tế quá nhỏ bé và “vì chính họ cũng chưa hoàn toàn cắt đứt được liên hệ kinh tế với địa chủ và đế quốc, quyền lợi căn bản của họ lại ở chỗ bóc lột công nhân nên thái độ của họ thường nước đôi, đi với công nhân chống đế quốc nhưng vẫn sợ công nhân; muốn lợi dụng đế quốc để mưu thêm quyền lợi, nhưng lại căm thù đế quốc chèn ép” [16, tr.49].

Chính thái độ chính trị nửa vời, không dứt khoát và thiếu tính triệt để trong việc phát động các phong trào đấu tranh nên các cuộc đấu tranh của họ

90

thường không tập hợp được một lực lượng đông đảo trong xã hội tham gia. Đồng thời, do bản chất của tư sản Việt Nam lộ rõ tính thỏa hiệp trong đấu tranh nên quần chúng dần mất niền tin. Dẫn đến, các phong trào đấu tranh do tư sản Việt Nam phát động lần lượt bị phong trào quần chúng vượt qua, tư sản mất dần vị thế là lực lượng lãnh đạo cách mạng, cuối cùng đi đến chấm dứt vai trò lãnh đạo của mình trong phong trào dân tộc dân chủ.

Thứ hai, mục tiêu của các cuộc đấu tranh do tư sản Việt Nam tiến hành luôn nặng về kinh tế và trước hết là vì lợi ích của chính bản thân họ.

Trong các phong trào đấu tranh do tư sản Việt Nam phát động, có một điều dễ nhận thấy là các phong trào luôn nặng về kinh tế và mục đích trước hết là để phục vụ lợi ích của chính bản thân tư sản Việt Nam. Cụ thể, từ cuộc vận động “chấn hưng thực nghiệp” đến phong trào “Tẩy chay khách trú”

(1919); phong trào đấu tranh chống tăng thuế xuất khẩu đường (1920- 1926);phong trào đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Sài Gòn (1923); chống độc quyền xuất khẩu nước mắm (1923); phong trào đấu tranh do Đảng Lập hiến phát động... đều xuất phát từ nguyên nhân ban đầu là sự kìm hãm, chèn ép về kinh tế của tư sản ngoại quốc đối với mình. Vì vậy, họ phát động cuộc đấu tranh nhằm đòi lại quyền lợi kinh tế từ tay tư sản ngoại quốc để đáp ứng quyền lợi trước mắt cho chính giai cấp của mình, chứ không phải vì lợi ích cho đại đa số các giai tầng trong xã hội.

Xuất phát từ bản chất ý thức hệ giai cấp tư sản là đấu tranh để phục vụ lợi ích cho chính giai cấp của mình là chủ yếu. Trong quá trình đấu tranh, họ còn lợi dụng các lực lượng khác để đạt được mục đích của mình, xem lợi ích của mình là trên hết. Đồng thời, trước sự chèn ép nặng nề của tư sản Pháp, Hoa kiều và Ấn kiều thực sự làm cho thế lực kinh tế của tư sản Việt Nam gặp khó khăn và giảm sút, ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi ích của giới tư sản Việt Nam. Vì vậy, dễ hiểu vì sao các phong trào đấu tranh của họ đều nhằm mục đích chủ yếu là đòi lại quyền lợi cho chính bản thân họ, khi đạt được mục đích của mình thì họ dừng lại. Đây

91

là hạn chế rõ nét của tư sản dân tộc khi nắm vai trò lãnh đạo cách mạng, điều này thể hiện tính ích kỷ, thiếu triệt để của bộ phận tư sản Việt Nam.

Do những hạn chế mang tính cố hữu đó đưa đến hệ quả là trong quá trình lãnh đạo đấu tranh, bản thân tư sản Việt Nam không thể tập hợp, lôi kéo đông đảo các thành phần trong xã hội đứng về phía mình để đấu tranh. Vì vậy, trong quá trình phát động phong trào do mình lãnh đạo, tư sản Việt Nam không thể liên minh được với các lực lượng khác trong xã hội, không thể trực tiếp lãnh đạo họ đứng lên đấu tranh, và cuối cùng là đi đến thất bại.

Thứ ba, dù thành lập được đảng phái chính trị của giới mình nhưng lại không đề ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, tư sản Việt Nam không lôi cuốn được giai cấp nông dân liên minh với nó trong các cuộc đấu tranh.

Trong suốt thời gian diễn ra phong trào dân tộc dân chủ, tư sản Việt Nam đã tích cực tham gia và nắm vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh, đồng thời thành lập được đảng phái chính trị cho giới của mình để trực tiếp lãnh đạo và dẫn đạo phong trào đấu tranh, mà tiêu biểu là sự ra đời của Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ (1923) và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ở Bắc Kỳ (1927).Tuy nhiên, hạn chế mà các đảng phái chính trị của giới tư sản Việt Nam là không đề ra được một đường lối chính trị đúng đắn, rõ ràng. Chính điều này, làm cho phong trào đấu tranh của giới tư sản Việt Nam khi tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh đã mất đi phương hướng đấu tranh, họ không biết phải tiến hành như thế nào và vì mục đích cuối cùng là gì.

Trước hết, Đảng Lập hiến của giới tư sản Việt Nam ở Nam Kỳ được thành lập khá sớm, nhưng Đảng này lại không có hệ thống tổ chức, không có điều lệ và cán bộ, không có cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng rõ ràng, chỉ đưa ra mục tiêu trước mắt của Đảng Lập hiến chỉ là đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, đòi một số cải cách dân chủ trong khuôn khổ chế độ thực dân. Chủ trương của Đảng Lập hiến là đấu tranh ôn hoà với thực dân Pháp nhằm giành quyền lợi về kinh tế và chính trị cho người Việt. Thông qua các cuộc đấu tranh để đòi quyền tự do làm ăn cho người Việt, chống lại đặc quyền

92

đặc lợi của người Pháp, đòi chính quyền Pháp phải dành cho Đông Dương một bản Hiến pháp, đòi cải cách tuyển cử để người Việt Nam được tham gia vào quản trị việc công ở đất nước mình… Qua đó, ta thấy Đảng Lập hiến thực sự chưa đề ra được một cương lĩnh để hoạt động, để định hướng cho phong trào đấu tranh của giới tư sản Việt Nam.

So với Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Nam Kỳ thì tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng của tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ được tổ chức chặt chẽ hơn. Họ tổ chức kết nạp đảng viên, xây dựng được hệ thống cơ cấu tổ chức…, nhưng quan trọng nhất là tổ chức này lại không đề ra được một đường lối chính trị độc lập, rõ ràng mà còn nhiều lần thay đổi chính cương và điều lệ. Cụ thể, khi mới thành lập, trong Điều lệ của tổ chức ghi rõ mục đích: “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới” [48, tr.27]; nhưng sau đó lại xác định tôn chỉ là “chủ nghĩa xã hội dân chủ” với mục đích “đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp và giúp đỡ các dân tộc bị áp bức” [48, tr.27].

Về sau điều lệ của tổ chức được thay đổi bằng ba nguyên tắc tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

với mục đích là tiến hành “cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị, cách mạng xã hội”; sau đó tổ chức lại mô phỏng theo chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn, với chủ trương là “cách mạng dân tộc” “thiết lập dân quyền”, còn khẩu hiệu “bình quân địa quyền” và các chính sách “liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông” lại không được nhắc tới. Do liên tục thay đổi Điều lệ của tổ chức, cho nên các đảng viên của đảng này không thể xác định được hướng đi và phương pháp cách mạng đúng đắn, họ mất đi phương hướng đấu tranh. Với hạn chế cố hữu đó, cho nên tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng thất bại trong việc lãnh đạo phong trào, đánh dấu kết thúc vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp tư sản.

Rõ ràng, trong quá trình tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ, tư sản Việt Nam đã thành lập được đảng phái chính trị cho giới của mình. Song, không một đảng phái nào của tư sản Việt Nam lại đề ra được đường lối rõ

93

ràng để định hướng phát triển cho phong trào đấu tranh. Cho nên các đảng phái chính trị của tư sản Việt Nam không đủ khả năng để lôi kéo được các giai tầng trong xã hội tương trợ cho mình khi lãnh đạo phong trào đấu tranh, đặc biệt là không thể liên minh được với giai cấp nông dân.

Chính vì những hạn chế đó, cho nên các phong trào đấu tranh của tư sản Việt Nam nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua. Điều này chứng tỏ sự bế tắc trong lãnh đạo cách mạng của tư sản Việt Nam, và đồng nghĩa với đó là sự thất bại hoàn toàn trên con đường giành lấy quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của giai cấp tư sản Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918, phong trào yêu nước diễn ra rầm rộ theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Thông qua các phong trào đó, tư sản Việt Nam cùng với các lực lượng khác trở thành cơ sở xã hội cho phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Với những hoạt động của mình, tư sản Việt Nam góp phần vào sự chuyển biến mạnh mẽ nền văn hóa, giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Sang những năm 1919 - 1930, tư sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế, chính trị trước tư sản ngoại quốc, nhất là tư sản Pháp. Đây là thời kỳ thể hiện rõ nét nhất vai trò của họ trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, biểu thị sâu sắc ý thức tự cường dân tộc, góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư trong xã hội. Những hoạt động trên phương diện văn hóa, tư tưởng của tư sản Việt Nam góp phần vào sự chuyển biến văn hóa, làm xuất hiện những loại hình văn hóa mới ở Việt Nam thời cận đại. Đồng thời, thông qua các phong trào đấu tranh của mình, tư sản Việt Nam đã góp phần xác lập môi trường chính trị bên trong cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

94

KẾT LUẬN

1. Đầu thế kỷ XX, điều kiện quốc tế cũng như trong nước có sự chuyển biến mạnh mẽ tạo điều kiện cần thiết cho sự ra đời của tư sản Việt Nam. Chủ nghĩa tư bản cùng với ý thức hệ của nó trở thành hệ thống thế giới. Làn sóng xâm lược của thực dân cuốn những nước phong kiến lạc hậu, trong đó có Việt Nam vào quỹ đạo của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính sách thống trị của thực dân Pháp phá vỡ cơ cấu kinh tế cổ truyền tồn tại lâu đời ở Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, làm xuất hiện lớp người lao động làm thuê. Trên cơ sở đó, tư sản Việt Nam ra đời.

Từ khi ra đời cho đến năm 1930, tư sản Việt Nam không ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, dần hình thành ý thức giai cấp. Từ một bộ phận nhỏ bé đầu thế kỷ XX, đến năm 1930, tư sản Việt Nam đã vươn lên trở thành một giai cấp thực thụ, có vai trò nhất định trong cơ cấu xã hội Việt Nam. Trong quá trình phát triển của mình, tư sản Việt Nam tích cực tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ đang diễn ra rầm rộ ở Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918, tư sản Việt Nam tích cực hưởng ứng phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra theo khuynh hướng dân chủ tư sản do giới sĩ phu cấp tiến phát động. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), tư sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản. Vì vậy, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 luôn tồn tại hai khuynh hướng cách mạng là khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản.

2. Trong thời gian nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), đứng trước những tác động “thuận chiều”, tạo điều kiện thuận lợi cho tư sản Việt Nam đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, địa vị kinh tế của tư sản Việt Nam được nâng lên cùng với sự trưởng thành hơn về ý thức giai cấp của mình. Bản thân tư sản Việt Nam đẩy mạnh hoạt động nhằm khôi phục lại phong trào Duy Tân và bước đầu có lên tiếng đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị cho giới mình. Mặc dù, những hoạt động đó diễn ra chưa thực sự sôi

95

nổi và còn mang nặng tính lợi ích của tư sản Việt Nam, song phần nào đã góp phần xây dựng nền kinh tế dân tộc và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 94 - 110)