Bước đầu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Bước đầu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị

Giai đoạn 1914 - 1918, thế lực kinh tế của tư sản Việt Nam dần lớn mạnh, có vị trí nhất định trong nền kinh tế. Tư sản Việt Nam nhận thấy cần phải lên tiếng để giành lấy quyền lợi kinh tế từ tay tư bản ngoại quốc, giúp cho bản thân được ấm no, đất nước được phồn vinh. Biểu hiện rõ nhất là họ lên tiếng trên báo chí, thể hiện “sự bực tức” trước sự chèn ép, độc quyền của tư bản Pháp; kêu gọi đoàn kết chống cạnh tranh từ tư sản Hoa kiều, Ấn kiều.

Cuộc đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị diễn ra sôi nổi trên cả nước, song diễn ra chủ yếu trên địa hạt báo chí và diễn ra mạnh mẽ nhất vẫn là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Cụ thể, trên báo chí, tư sản Việt Nam chỉ ra những hạn chế của người Việt trong hoạt động kinh doanh công - thương nghiệp. Rằng “người Nam Kỳ trên cõi thương trường, công nghệ còn khuyết điểm nhiều… Nhắm lại bổn xứ ta đây, nói về thương trường thì chẳng có nhà nào gọi là nhà cự thương, nói đến công nghệ thì chẳng có người nào gọi là người tinh nghệ” [17]. Từ đó, họ kêu gọi: “xin khuyên đồng bang, ai nấy có đệ tử, khá toan lẹ công nghệ làm đầu; mai sau thành nghệ tài, thì nào ai dám

44

khinh khi, bĩ bạc; tiếng người cười vẫn có, ta đừng ganh gỗ, ta hãy tự hối lấy ta” [17]. Thậm chí, một số bài viết bắt đầu kêu gọi bài trừ thương nhân người Hoa và người Ấn, bảo vệ quyền lợi kinh tế của tư sản Việt Nam. Đó là tiền đề hình thành nên phong trào “Tẩy chay khách trú” sau này.

Cùng với việc thể hiện thái độ đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế, tư sản Việt Nam bước đầu thể hiện mong muốn có được “quyền lợi chính trị”, mà trước hết là được tự do lập các hội nghề nghiệp. “Xin phép chánh phủ mà lập ra tại Sài Gòn đây một phòng Công nghệ tổng hợp và một phòng Thương vụ tổng; mỗi tháng nhóm nhau ít nữa cũng một lần, đặng mà trù hoạch với nhau tìm kiếm những phương chi hay cho đặng tiện lợi cho các nhà công nghệ của ta... Được như vậy thì những khách kiều cư đó có thế nào mà lường gạt dân ta được nữa” [67].

Trong khi đó, tư sản Việt Nam ở Nam Kỳ còn muốn lập mỗi tỉnh một nông hội để bảo vệ quyền lợi cho hội viên. “Đồng tâm hiệp lực mà lập cho nên mỗi tỉnh mỗi hội Nông nghiệp tương tế mà bảo toàn quyền lợi cho nhau. Ngày nào mà trong Lục châu mỗi nơi đều có mỗi hội Nông nghiệp tương tế như vậy rồi, thì mấy hội lại đoàn thể với nhau mà lập ra tại Sài Gòn - Chợ Lớn đây một vài cái nhà máy cho lớn, đặng lo giao thiệp với hư quốc mà bán lúa gạo và sản vật Nam Kỳ” [70].

Rõ ràng, thông qua báo chí, tư sản Việt Nam bước đầu đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị cho giới của mình. Tuy nhiên, việc lên tiếng nói để đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị của tư sản Việt Nam chưa thực sự mạnh mẽ và chưa trở thành một phong trào rầm rộ cả trên địa hạt báo chí lẫn trên thực tế. Song, những “tiếng nói ban đầu” đó của họ trên báo chí phần nào đã phản ánh được mong muốn đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị cho tư sản Việt Nam. Qua đó, thể hiện bước trưởng thành hơn về địa vị kinh tế và nhất là ý thức giai cấp của tư sản Việt Nam. Đây chính là tiền đề quan trọng để tư sản Việt Nam bước lên vũ đài chính trị, hoạt động rầm rộ hơn trong phong trào dân tộc dân chủ thời kỳ sau năm 1918.

45

2.3. Hoạt động của tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1919 đến năm 1930 chủ từ năm 1919 đến năm 1930

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư sản việt nam trong phong trào dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX (Trang 49 - 51)