3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.3. Tình hình phát triển chung của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Quảng Ngãi
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp năm 2014, trong đó có việc phấn đấu hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Theo đó, năm 2014, Quảng Ngãi tiếp tục phấn đấu hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật các CCN đã hình thành. Đẩy mạnh thu hút
dự án đầu tư vào các CCN; thực hiện mở rộng giai đoạn II các CCN đạt tỷ lệ lấp đầy từ 60% trở lên và phát triển mới CCN khi hội đủ các điều kiện theo quy định.
Các huyện, thành phố căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương để đầu tư hoàn thiện CCN trên địa bàn; ngân sách tỉnh sẽ xem xét cân đối, hỗ trợ một phần kinh phí theo nhu cầu thực tế để đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu CCN theo tiêu chí hoạt động có hiệu quả. Rà soát, đánh giá, xếp hạng các CCN; lựa chọn đầu tư trọng điểm một số CCN có hiệu quả.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và phát huy vai trò của các CCN, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ban hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, công tác phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan trong quá trình phối hợp; phải đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và đạt chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tổ chức các dịch vụ trong CCN. Mỗi nội dung phối hợp phải xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
Sở Công Thương được giao là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các CCN. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện liên quan lập quy hoạch phát triển CCN, lập đề cương và dự toán kinh phí thực hiện; phối hợp thẩm định hồ sơ bổ sung, điều chỉnh, mở rộng CCN; xây dựng cơ chế chính sách; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch… Sở Công Thương cũng là đơn vị chủ trì xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước về phát triển CCN phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp trong CCN về khuyến công, xúc tiến thương mại và tiết kiệm năng lượng…
Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 11/17 cụm, điểm công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và đi vào hoạt động. Số dự án đăng ký đầu tư vào 11 cụm, điểm công nghiệp là 82 dự án với số tổng vốn đăng ký khoảng 1.289,37 tỷ đồng và lao động đăng ký 7.211 người. Có 64 doanh nghiệp đang hoạt động trong các CCN, giải quyết việc làm cho khoảng 2.024 lao động, thu nhập bình quân từ 2,5 – 4,5 triệu đồng/lao động/tháng, nộp ngân sách nhà nước năm 2013 khoảng 22,66 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 98,778 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ là 24,244 tỷ đồng, ngân sách huyện 56,372 tỷ đồng và vốn vay ưu đãi là 18,162 tỷ đồng [25].