3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Tình hình giải phóng mặt bằng
Từ nhiều năm qua công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) ở tỉnh Quảng Ngãi luôn được coi là vấn đề “nóng”, không chỉ đòi hỏi phải GPMB nhanh để bàn giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện công trình, dự án mà còn phải đưa ra các giải pháp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông nghiệp bị mất việc làm sau khi thu hồi đất.
Trước hết, Quảng Ngãi thực hiện chính sách bồi thường đất nông nghiệp, hoa màu trên đất cho nông dân có đất nông nghiệp thu hồi đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, có vận dụng phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh theo hướng có lợi cho nông dân. Các quy định về đơn giá bồi thường đất, tài sản trên đất, hỗ trợ các khoản được công khai và khá dân chủ, mức bồi thường bằng hoặc cao hơn các địa phương lân cận cùng điều kiện. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thu hồi đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Ngoài việc bồi thường đất nông nghiệp theo quy định, còn được hỗ trợ một khoản tiền bằng 30% (ở đô thị) và 40% (ở nông thôn) giá đất ở thấp nhất của xã, phường, thị trấn theo bảng giá đất ở do UBND tỉnh quy định.
Mặc dù chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân trong vùng được quan tâm triệt để nhưng vẫn còn một phần lớn nhân dân trong các khu vực bị giải tỏa chưa chấp hành bàn giao đất cho Nhà nước. Do sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có so bì khi người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo
Mặt khác, ý thức tự giác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế nhằm xây dựng các CCN trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hình thành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để GPMB mà cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào để xử lý triệt để....
Tính đến cuối năm 2013, tình hình giải phóng mặt bằng tại 2 CCN như sau:
* Cụm Công nghiệp Bình Nguyên
Xác định nhiệm vụ ổn định nơi ở cho các hộ dân bị di dời, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, ngay từ khi mới thành lập, UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý các Cụm Công nghiệp phối hợp với UBND xã Bình Nguyên khẩn trương triển khai lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư và ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai thi công xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 01 khu tái định cư với tổng diện tích khoảng 0,9 ha, khả năng tái định cư cho khoảng 40 hộ gia đình . Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng nghĩa trang nhân dân Chân Mây, có diện khoảng 30 ha bố trí cho khoảng 13.000 mộ, nghĩa trang Trường Đồng có diện tích 4,5 ha bố trí cho khoảng 2.700 mộ. Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay, các khu tái định cư và nghĩa trang được xây dựng đáp ứng nhu cầu cơ bản về tái định cư và di dời lăng mộ trên địa Cụm công nghiệp.
Tổng diện tích cần phải giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đã được phê duyệt đến năm 2014 là 23 ha, hiện tại, đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 20 ha, đạt 65,20%.
Bênh cạnh những mặt đạt được, công tác đền bù để giải phóng mặt bằng còn diễn ra chậm chạp và không thỏa đáng, không công bằng dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của người dân mất đất, có rất nhiều trường hợp buộc các cấp chính quyền phải dùng biện pháp cưỡng chế.
Hiện nay còn một số hộ dân bị ảnh hưởng tuyến đường trục chính từ Cụm công nghiệp đấu nối ra đường QL1A chưa nhận tiền đền bù để giải phóng mặt bằng. Lý do các hộ nêu ra là giá đền bù về nhà cửa, vật kiến trúc thấp không đảm bảo điều kiện cho các hộ dân di dời đến nơi ở mới; phần đất giữa mặt bằng khu tái định cư và QL1A không san lấp (vì nằm trong phạm vị hành lang đường bộ) gây khó khăn cho các hộ sinh sống lâu dài.
* Cụm Công nghiệp La Hà
Tổng diện tích đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, san nền 20,0 ha (chiếm 80,0%), tổng số tiền bồi thường đã chi trả là 18 tỷ đồng. Diện tích đất chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng so với quy hoạch được duyệt là 5,0 ha (chiếm 20,0%).
Mặc dù, BQL các Cụm công nghiệp được UBND huyện chỉ đạo thực hiện nhiều phương án như: đền bù bằng tiền mặt, chính sách ràng buộc các dự án đăng ký đầu tư tại cụm công nghiệp phải tuyển dụng các hộ dân nhường đất vào làm việc trong các nhà máy, chính sách hỗ trợ tiền học nghề, v.v... nhưng còn quá nhiều bất cập. Giá tiền đền bù nói chung là thấp khó để người dân có thể tái tạo cho mình một công việc mới.