Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 ước đạt 11.139,623 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 11,5% so với năm 2012 và tăng 4,0% so với chỉ tiêu đề ra; Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 5.834,945 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2012 và cao hơn 7,6% so với kế hoạch năm; khu vực dịch vụ ước đạt 3.391,352 tỷ đồng tăng 12,5% vo sới năm 2012 và đạt kế hoạch năm; khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.913,326 tỷ đồng, tăng 3,0% so với năm 2012 và vượt 1,0% kế hoạch năm [18].

Nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì GDP năm 2013 tăng 10,1% so với năm 2012 và cao hơn kế hoạch đề ra (9-10%); GDP công nghiệp tăng 21,7% so với năm 2012 và đạt 100% kế hoạch năm.

GDP bình quân đầu người tăng từ 1.728 USD năm 2012 lên 2.042 USD năm 2013, cao hơn kế hoạch đề ra (1.930 USD).

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế theo VA (GDP)

Đơn vị: %, (Giá hiện hành).

TT Ngành kinh tế 2005 2006 2010 2011 2013

Tổng VA (GDP) 100 100 100 100 100

1 Công nghiệp - xây dựng 30,0 32,9 59,3 59,1 63,89

2 Nông lâm nghiệp 34,7 31,9 18,6 18,8 15,38

3 Thương Mại - Dịch vụ 35,3 35,2 22,1 22,20 20,73

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi các năm, BC 172/BC-UBND ngày19/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

- Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 (Theo giá so sánh năm 1994) ước đạt 21.598,35 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2012 và cao hơn 9,3% so với kế hoạch năm; trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 16.716,23 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2012; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 4.460,57 tỷ đồng, tăng 20,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 421,55 tỷ đồng, tăng 11,4%.

- Thương mại, dịch vụ và giá cả thị trường

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 29.829,7 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2012, đạt 100,1% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 450 triệu USD, vượt 20 % kế hoạch, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 911 triệu USD, đạt 85,1% kế hoạch năm và giảm 12,4 % so với bình quân cùng kỳ năm 2012.

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản ước đạt 3.179,961 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 4,7% so với năm 2012 và bằng 102,9% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.892,3 tỷ đồng, tăng 0,9%; lâm nghiệp ước đạt 195,94 triệu đồng, tăng 29,9%; thủy sản ước đạt 1.091,72 tỷ đồng,

+ Trồng trọt: Sản lượng lương thực đạt 472.019 ngàn tấn, tăng 2,1% so với năm 2012 và bằng 102% kế hoạch năm. Diện tích gieo trồng cây lương thực cả năm ước đạt 85.403 ha, tăng 1,6% so với năm 2012.

+ Chăn nuôi: Tổng đàn trâu ước đạt 61.503 con, tăng 1,5% so với năm 2012; đàn bò có khoảng 273.864 con, tăng 0,3%; đàn heo ước có 464.072 con, giảm 4,6%, đàn gia cầm có khoảng 3.702 triệu con, tăng 5,6%.

+ Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh là 266.368 ha, tăng 1,82% so với năm 2012. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,3%. Dự án giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất cho các ban quản lý rừng phòng hộ cơ bản được hoàn thành trong năm 2013. Trồng rừng đạt 7.000 ha, tăng 27,3% so với năm 2012 và vượt kế hoạch 15,6%; công tác quản lý bảo vệ rừng đạt 225.000 ha, vượt kế hoạch 88,6%; khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 2.200 ha, vượt kế hoạch 10%. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác ước đạt 350.000 m3, tăng 42,9% so với năm trước. Trong năm đã tổ chức kiểm tra, truy quét và phát hiện 238 vụ vi phạm, tịch thu 187,3 m3

gỗ các loại và thu nộp ngân sách 2,2227 tỷ đồng.

+ Thủy sản: Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 146.939 tấn, tăng 9,0% so với năm 2012 và bằng 108,0% kế hoạch năm. Sản lượng nuôi trồng đạt 6.205 tấn, giảm 7,3% so với năm 2012 và chỉ đạt 89,9% kế hoạch, chủ yếu do sản lượng tôm nuôi đạt thấp.

Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2013

Đơn vị: 1.000 USD.

Hạng mục 2006 2010 2011 2013

Giá trị xuất khẩu 31.000 270.954 252.361 508.781 Hàng CN nặng và khoáng sản 241 221.073 163.370 345.778 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 26.669 48.532 85.452 152.688

Hàng thủy sản 3.490 1.349 3.539 10.315

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi các năm, Báo cáo số 172/BC-UBND ngày19/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

3.1.2.3. Lao động, việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

- Lao động

Năm 2013 có 705.679 người trong độ tuổi lao động, chiếm 57,91% dân số, trong đó nam 361.855 người, nữ 343.824 người. Số lao động chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là

khối nông, lâm nghiệp và thủy sản 430.210 người (60,96%), tiếp đến là các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo 66.120 người (9,37%), buôn bán lẻ 63.209 người (8,96%); xây dựng 38.670 người (5,48%); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1.414 người (0,20%); hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ có 307 người (0,04%). Quảng Ngãi đang thiếu cán bộ khoa học có trình độ cao trong quản lý xuất nhập khẩu, hoạt động dịch vụ và trong kinh doanh thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch và công nhân có tay nghề cao.

- Việc làm

Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 35.000 lao động trong năm 2013, tổ chức đưa 1.400 người đi lao động nước ngoài; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 37%, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm; triển khai đào tạo nghề lao động nông thôn cho 6.400 lao động.

- Giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

Trong năm, đã giảm 10.554 hộ nghèo, đạt 101% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,28% so với năm 2012, cao hơn kế hoạch đề ra.

Công tác an sinh xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đã tổ chức cấp phát 1.000 tấn gạo trợ cấp đỏ lửa dịp tết Nguyên đán năm 2013 cho 66.667 nhân khẩu, trích từ nguồn ngân sách tỉnh 41.804 triệu đồng để thăm, tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán năm 2013 và ngày Thương binh - Liệt sỹ,...

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Quảng Ngãi hiện có 3 tuyến quốc lộ là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24 và Quốc lộ 24B với tổng chiều dài 275 km; 15 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 582 km; 161 tuyến đường huyện với tổng chiều 1.228,34 km và 1.976,47 km đường xã; ngoài ra còn hệ thống giao thông trong nội bộ khu dân cư và nội đồng. Toàn bộ hệ thống giao thông đã phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh dài 98 km với ga chính là ga Quảng Ngãi và 14 ga phụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần vào việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giao thông đường thủy với cảng biển nước sâu Dung Quất tạo tiền đề quan trọng để Khu Kinh tế Dung Quất phát triển, ngoài ra các cảng: Sa Kỳ, Lý Sơn, …đã góp phần cho việc vận chuyển hàng hóa và là các cảng cá để người dân cập bến, ra khơi

- Thủy lợi

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 469 công trình thủy lợi, trong đó có 108 hồ chứa, 266 đập dâng, 95 trạm bơm và kênh dẫn nước với năng lực tưới khoảng 73.687 ha. Mặc dù hệ thống thủy lợi đã phát huy khá tốt năng lực phục vụ sản xuất song chỉ mới đáp ứng được 65% nhu cầu. Hàng năm tình hình hạn hán vẫn là vấn đề nan giải đối với sản xuất của vụ hè thu, vụ mùa và gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân vùng trung du và ven biển.

Về cấp nước, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở đô thị trên địa bàn Quảng Ngãi là 46.120 m3/ngày đêm, ở các vùng nông thôn đến nay đã xây dựng được 41 công trình cấp nước tập trung thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Bưu chính

Đến nay toàn tỉnh có 1 bưu cục cấp I đặt tại thành phố Quảng Ngãi, 13 bưu cục cấp II (bưu cục huyện), 9 bưu cục cấp III (bưu cục khu vực), 94 đại lý bưu điện, 158 điểm văn hoá xã trong đó có 30 điểm cung cấp dịch vụ internet. Ngoài các dịch vụ cơ bản như bưu phẩm, bưu kiện nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, dịch vụ quà tặng, truy cập internet đã hình thành và mở rộng.

- Giáo dục - đào tạo

Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 208 trường mầm non, mẫu giáo; 229 trường tiểu học; 167 trường trung học cơ sở; 38 trường trung học phổ thông; 12 Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; 20 cơ sở dạy nghề,... Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp, các làng nghề đã tham gia hoạt động dạy nghề cho người lao động.

Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong tỉnh. Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư, các huyện miền núi đã có trường dân tộc nội trú hoặc có nhà ở bán trú cho con em các dân tộc thiểu số.

- Y tế

Sự nghiệp y tế của tỉnh trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, công tác y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được đẩy mạnh, hệ thống bệnh viện được xây mới, nâng cấp, các dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng, y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, các dịch bệnh nguy hiểm và bệnh xã hội giảm đáng kể.

Đến nay tỉnh đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và các cơ sở khám chữa bệnh: 02 bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện đa khoa mới ở tuyến tỉnh, nâng cấp 12 bệnh viện tuyến huyện và trên 60 trạm y tế ở tuyến xã ...

- Văn hóa

Các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền, báo chí, phát thanh truyền hình có nhiều tiến bộ rõ nét thông qua việc đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, chất lượng. Các kênh thông tin đã đáp ứng yêu cầu tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh được quan tâm như: Khu chứng tích Sơn Mỹ, di tích lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa, Khu lưu niệm cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đền thờ Trương Định…

- Thể dục - thể thao

Phong trào thể dục - thể thao ở các huyện, thành phố trong những năm qua diễn ra khá sôi nổi, các giải thể thao được tổ chức với số lượng và quy mô ngày càng nhiều. Thể thao thành tích cao đạt được nhiều kết quả khích lệ: có khoảng 25% dân số thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, số gia đình thể thao đạt khoảng 14%.

- Du lịch

Hiện nay, Quảng Ngãi đã hình thành 3 khu du lịch, 50 điểm du lịch và 2 tuyến du lịch trọng điểm. Tổng lượng khách du lịch thời kỳ 2006 - 2010 là 1.686 nghìn lượt người, tăng bình quân 22,5%/năm và đạt 494,6 nghìn lượt người năm 2010. Riêng khách du lịch quốc tế gia tăng trung bình 14,57%/năm thời kỳ 2006 - 2010. Năm 2013 tổng khách quốc tế 26.736 lượt người, khách nội địa đến tỉnh khoảng 467.929 lượt người, tăng 23,05%/năm.

- Chợ

Hệ thống chợ của tỉnh đã được hình thành từ lâu đời để phục vụ việc mua bán hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010, một số chợ trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng tạo ra mạng lưới phân phối rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)