Hiệu quả sử dụng đất hai cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 93)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Hiệu quả sử dụng đất hai cụm công nghiệp

3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế

a. Tình hình thu hút đầu tư trong cụm công nghiệp

Những năm qua, sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam mà biểu hiện là sự thắt chặt dòng vốn đầu tư, giá nguyên liệu đầu vào tăng,… Trước tình hình đó, các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đã tìm hiểu và đắn đo lựa chọn khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam nói

Vì vậy, để tạo niềm tin và sức hút đối với các nhà đầu tư trong tình hình hiện nay, việc cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư là giải pháp tối ưu nhất nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ quan điểm này, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng lại chính sách hỗ trợ đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi nói chung và các CCN nói riêng. Đây là hành lang pháp lý quan trọng trong việc thu hút các dự án đầu tư vào các CCN của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chính vì vậy, việc ban hành một chính sách mới mà ở đó nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi: hỗ trợ chi phí đào tạo lao động; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chi phí san nền… là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Song, lợi thế cơ bản để thu hút các dự án đầu tư vào các CCN Quảng Ngãi vẫn là giá nhân công rẻ tương đối so với các tỉnh trong khu vực, nguồn lực tự nhiên tương đối dồi dào.

Cùng với giá trị sản lượng, công nghiệp vẫn giữ mức tăng khá, tình hình thu hút đầu tư tại tỉnh có chuyển biến tích cực với việc xuất hiện một số đối tác mới và dự án mới. Đáng chú ý là có nhiều dự án hết sức quan trọng đối với sự phát triển của CCN Bình Nguyên, CCN La Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung

Tính đến tháng 12/2013 CCN Bình Nguyên và La Hà đã thu hút được 26 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 726,12 tỷ đồng.

* CCN Bình Nguyên: Đã được UBND tỉnh cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cho 12

dự án xin đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 406,62 tỷ đồng; tổng diện tích đất chiếm là 15,31 ha. Hiện đã có 06 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặc dù cơ sở hạ tầng các CCN còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ nhưng hiệu quả thu hút đầu tư vào các CCN trong thời gian qua rất đáng khích lệ. Giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư và nộp ngân sách trong 6 năm từ năm 2008-2013 của CCN Bình Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, kết quả đó đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.9. Giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư và nộp ngân sách từ 2008 – 2013 của CCN Bình Nguyên, huyện Bình Sơn

Giá trị Năm Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng) Tổng vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng) Thu hút vốn đầu tư mới (tỷ

đồng) Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng) 2008 10,00 7,90 250,0 0,50 2009 22,20 17,60 19,50 1,05 2010 43,80 22,70 106,30 3,48 2011 77,85 12,50 16,42 3,99 2012 104,75 2,00 - 7,27 2013 284,34 - 10,0 9,65

Nguồn: Ban Quản lý các CCN huyện Bình Sơn năm 2013

* CCN La Hà: Đã được UBND tỉnh cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cho 14 dự án

xin đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 319,5 tỷ đồng; tổng diện tích đất chiếm là 12,08 ha. Trong đó có 13 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang tiến hành xây dựng.

Trong thời gian tới, để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, Ban Quản lý các CCN sẽ tập trung thu hút các dự án có chất lượng nhất là công nghệ kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, công nghiệp hỗ trợ; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao; đồng thời, hạn chế các dự án đầu tư làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ như: tạo quỹ đất và tiếp tục đôn đốc việc nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình hoàn thiện thủ tục và chuẩn bị dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhất là một số dự án lớn đã đầu tư và đang thực hiện mở rộng; sát cánh cùng nhà đầu tư giải quyết các khó khăn sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, để doanh nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí; đẩy mạnh thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức, cải cách thủ tục hành chính theo hướng thực chất và hiệu quả hơn.

Nhìn chung, ở hầu hết các CCN việc đầu tư hạ tầng như điện, nước, giao thông… đều khá khó khăn, theo sở Công Thương điều này đã dẫn đến việc thu hút đầu tư tại các CCN gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dầu tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nhưng với đặc thù của tỉnh việc thu hút đầu tư rất khó khăn, đặc biệt là những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động bất lợi, dẫn đến các dự án đăng ký và triển khai trên địa bàn tỉnh rất ít, năng lực sản xuất mới của ngành tăng chậm, điều này cũng đã ảnh hưởng tới tiến độ của các CCN.

b. Hiệu quả giá trị sản xuất kinh doanh và giá trị nộp ngân sách các dự án

Sau khi thành lập vào năm 2004, được sự hỗ trợ nguồn lực vốn đầu tư từ ngân sách Tỉnh, cũng như sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo huyện Bình Sơn, tình hình đầu tư và thu hút đầu tư đã có những khởi sắc và chuyển biến rõ rệt; thật sự là một khu vực có tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, dịch vụ để trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh. Điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2009-2013 như sau:

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tại Cụm công nghiệp Bình Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm So sánh (%)

2009 2011 2013 2011/2009 2013/2011 1 Giá trị sản xuất công nghiệp 22,2 77,9 284,3 350,7 365,2 2 Tổng vốn đầu tư thực hiện 17,6 12,5 8,5 71,0 68,0 3 Thu hút vốn đầu tư mới 19,5 16,4 10,0 84,2 60,9 4 Tổng thu ngân sách trên địa bàn 1,1 4,0 9,7 380,0 241,9

Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo của BQL cụm công nghiệp Bình Nguyên huyện Bình Sơn qua các năm 2009, 2011, 2013

Theo bảng tổng hợp 3.10 có thể nhận thấy phần lớn các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2009-2013 đều tăng qua các năm. Tuy ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á giai đoạn 2007-2009 và tình hình khó khăn kinh tế chung toàn cầu từ năm 2011 đến nay, đã ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, làm cho một số chỉ tiêu kinh tế như thu hút vốn đầu tư mới từ năm 2011 đến 2013 giảm sút, tiến độ giải ngân vốn của các dự án chậm. Nhưng một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác vẫn tăng đều hàng năm như: giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đều tăng qua các năm, trong năm 2011

đạt 77,9 tỷ đồng tăng 350,7% so với năm 2009; năm 2013 đạt 284,3 tỷ đồng, tăng 241,9% so với năm 2011; tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 9,7 tỷ đồng tăng 241,9% so với năm 2011.

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tại Cụm công nghiệp La Hà

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm So sánh (%)

2009 2012 2013 2012/2009 2013/2012 1 Giá trị sản xuất công nghiệp 24 65 190 270.83 292.31 2 Tổng vốn đầu tư thực hiện 58,1 41,5 147 71.43 354.22 3 Thu hút vốn đầu tư mới 34 52 60 152.94 115.38 4 Tổng thu ngân sách trên địa bàn 1,6 8.9 13,5 556.25 151.69

Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo của BQL cụm công nghiệp La Hà huyện Tư Nghĩa qua các năm 2009, 2012, 2013

Tại Cụm công nghiệp La Hà hiện nay có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư của 18 doanh nghiệp là 319,5 tỷ đồng, số lao động đăng ký 2.824 lao động.

Qua bảng tổng hợp 3.11 có thể nhận thấy các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2009-2013 đều tăng qua các năm, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đều tăng qua các năm, trong năm 2012 đạt 65 tỷ đồng tăng 270,83% so với năm 2009; năm 2013 đạt 190 tỷ đồng, tăng 292,31% so với năm 2012; tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 13,5 tỷ đồng tăng 151,69% so với năm 2012.

3.4.3.2. Hiệu quả xã hội

Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp Bình Nguyên và La Hà đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư với tỷ lệ lấp đầy và diện tích đất cho thuê ngày càng tăng, đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn thu hút đầu tư của khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Hoạt động từ các cụm công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm ổn định với thu nhập khá cho một lực lượng lớn lao động trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ và chuyển dần một lượng lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với tác phong công nghiệp, đời sống nhân dân trong khu vực từng bước được cải thiện và bộ mặt của địa phương

Với tổng diện tích mặt bằng hiện đang cho các Doanh nghiệp thuê tại hai CCN Bình Nguyên và La Hà là 27,39 ha gồm 19 dự án đầu tư đã sử dụng 2.016 lao động, trong đó lao động tại địa phương là 1.366 người chiếm 67,75%.

- CCN Bình Nguyên: Hoạt động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp,

đã và đang góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện, và tạo việc làm cho 416 lao động, trong đó lao động tại địa phương là 266 người (chiếm 63,9%). Trong đó dự án chiếm nhiều lao động nhất là Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement và ngói xi măng của Công ty cổ phần Quảng Phúc (sản xuất khoảng 3,5 triệu mét vuông sản phẩm) giải quyết việc làm cho 220 lao động, thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/ tháng và nộp ngân sách 2,76 tỷ đồng, Nhà máy gạch Tuynel (sản xuất ước đạt 25 triệu viên) giải quyết việc làm cho 159 lao động, thu nhập bình quân 2,8 triệu đồng/người/tháng.

- CCN La Hà: Là một điểm sáng trong những CCN – Tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh. CCN này hoạt động hiệu quả, mang tính tập trung cao. Hiện nay CCN La Hà đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.600 lao động, trong đó lao động tại địa phương là 1.100 người (chiếm 68,75%) với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng, tăng 9% so với năm 2012.

Các dự án có số lượng lao động lớn nhất tập trung chủ yếu là các ngành chế biến gỗ, may mặc,... Các ngành này có nhu cầu lao động khá lớn. Ngược lại các ngành có số lượng lao động ít hơn là các ngành công nghiệp nặng, chế tạo các sản phẩm kết cấu, chế biến nhựa và khuôn mẫu,...là do đặc điểm loại hình sản xuất công nghiệp được bố trí đầu tư tại CCN này thường chiếm dụng mặt bằng lớn để lắp đặt các máy móc thiết bị.

Phần lớn lao động làm việc trong các CCN là lao động trẻ, có khả năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến nhanh. Hơn nữa, qua quá trình làm việc với các dự án có vốn đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, đội ngũ lao động đã được cải thiện rất nhiều về kỷ luật, tác phong công nghiệp, cũng như kỹ năng làm việc và trình độ quản lý.

Bên cạnh những thuận lợi về công việc thì đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động tại hai CCN cũng còn nhiều hạn chế, do thời gian làm việc kéo dài, cường độ lao động cao nên ngoài giờ làm việc, công nhân lao động thường phải dành thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe, họ ít có điều kiện để vui chơi, giải trí và tiếp cận để hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần.

Ngoài những thiếu thốn trong việc hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần, người lao động còn gặp khó khăn trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết các quy định pháp luật. Bởi vì động cơ trở thành công nhân hiện nay chủ yếu

là do không có việc làm nào khác và muốn thoát ly khỏi nông thôn với lao động nông nghiệp khó khăn, không ổn định, vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng đội ngũ công nhân cả về trình độ chuyên môn và nhận thức về vai trò của công nhân trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống, đạo đức nghề nghiệp cho công nhân chưa được chú trọng. Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đào tạo chưa xuất phát từ thực tiễn.

3.4.3.3. Hiệu quả môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường do một số nhà máy tại cụm công nghiệp gây ra đã dẫn tới xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương với BQL các Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong CCN.

Bảng 3.12. Tổng quan các nguồn ô nhiễm không khí của một số ngành đầu tư vào CCN Bình Nguyên

TT Ngành sản xuất Các chất ô nhiễm đặc trưng

1 Sản xuất vật liệu xây dựng Bụi nguyên liệu (cát đá, xi măng), hợp chất flour, khói thải đốt nhiên liệu, tiếng ồn

2 Sản xuất đồ điện, cơ khí Mùi hôi ép nhựa, mùi dầu mỡ khoáng, nhiệt độ cao, tiếng ồn

3 Sản xuất đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ

Bụi gỗ, hơi dung môi, bụi sơn, tiếng ồn, khí thải đốt củi và mùn cưa

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Quy hoạch chi tiết mở rộng Cụm công nghiệp Bình Nguyên, huyện Bình Sơn năm 2012

Các hộ dân tụ tập đông người gây mất trật tự, khiếu kiện tập thể, v.v... như từng xảy trong năm 2011 và kéo dài đến năm 2012. Nguyên nhân là do: nước thải, khí thải, v.v… tại các nhà máy trong Cụm công nghiệp chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân xung quanh vùng dự án.

3.4.3.4. Tác động tới môi trường và sức khoẻ

Việc tập trung các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn... đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác

Tuy nhiên, nếu tập trung các nhà máy vào một khu vực mà lại không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, khí thải thì cũng giống như tập trung các nguồn gây ô nhiễm, làm cho dân cư xung quanh vùng sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn.

Bảng 3.13. Các thông số ô nhiễm môi trường do tác động của CCN Bình Nguyên

Thông số Đơn vị

Kết quả đo đạc các thông số ô nhiễm môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)