TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

chú ý tập trung khai thác các tiềm năng kinh tế địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển. Việc này liên quan đến hàng loạt các nhân tố như tác động vào hoạt động của các doanh nghiệp thông qua chính sách tài chính thuế, duy trì khuyến khích các doanh nghiệp mới, chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng, marketing đô thị, khuyến khích đổi mới công nghệ, xây dựng chính sách việc làm cho địa phương. Nước Đức hiện nay đang ở trong thời kỳ “phi công nghiệp hóa” nên đã giải thể các nhà máy xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 để chuyển sang các dây chuyền sản xuất hiện đại có công nghệ cao và sạch, tạo năng suất lao động cao và giảm ô nhiễm môi trường. Các dự án phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp được chuẩn bị một cách nghiêm túc, dân chủ và hướng vào phục vụ lợi ích của cộng đồng.

Tại Việt Nam, tỉnh Hà Nam đã quy hoạch được 25 CCN với tổng diện tích 513,51 ha và có 16 CCN đi vào hoạt động. Tổng số dự án thu hút đầu tư còn hiệu lực là 153 dự án với tổng diện tích đất thuê là 146 ha, trong đó 104 dự án đã đi vào hoạt động, 26 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng, 23 dự án đang hoạt động cầm chừng và tạm dừng hoạt động. Các doanh nghiệp hoạt động trong các CCN đã đóng góp tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương (đến nay đã thu hút trên 5.500 người làm việc trong các doanh nghiệp). Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển CCN, có những thuận lợi, khó khăn vướng mắc đan xen nhau, có cả nhân tố khách quan và chủ quan tác động gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Môi trường CCN đang hoạt động đều chưa có trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp đã được giao đất từ trước năm 2010, đến nay chưa sử dụng hết đất, còn bỏ trống gây lãng phí về đất đai… [24].

Tính đến năm 2014, trên cả nước có 288 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên là 80.809 ha. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trong thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những hạn chế trong phát triển của các khu công nghiệp bao gồm, một là quy mô phát triển khu công nghiệp chưa phù hợp với định hướng phát triển chung và điều kiện để phát triển các khu công nghiệp chưa được chuẩn bị chu đáo, làm giảm hiệu quả phát triển khu công nghiệp. Hai là, các khu công nghiệp vẫn chưa được kết nối với các cụm liên kết trong sản xuất công nghiệp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn. Ba là, hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế vận hành hợp lý làm giảm khả năng cũng như hiệu quả phát triển khu công nghiệp. Bốn là, công tác tái định cư và khả năng sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Năm là, vấn đề lao động trong khu công nghiệp. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp đang gặp mâu thuẫn, đó là thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề trong khi số lao động cần tạo công ăn

việc làm còn rất dư thừa. Sáu là, công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp chưa được cải thiện và nhiều khu công nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Bảy là, khung pháp lý còn có những bất cập, quản lý nhà nước tuy đã có chuyển biến nhưng còn lúng túng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển các khu công nghiệp và đời sống dân sinh [26].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễn và cs, 2008 về phân tích các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp đến sinh kế của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân cũng như của địa phương đồng thời đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội nông thôn. Sau khi thu hồi đất cho công nghiệp hóa, chỉ có 16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong các nhà máy.77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực, 69.6 % số hộ điều tra lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư [28].

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)