3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1. Cụm công nghiệp Bình Nguyên, huyện Bình Sơn
Theo quy hoạch định hướng phát triển các Cụm Công nghiệp giai đoạn 2002 – 2010 tại Quyết định số 26/2003/QĐ-UB ngày 21/02/2003 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn huyện Bình Sơn có 04 Cụm CN-TTCN (Cụm Công nghiệp Bình Nguyên quy hoạch 20 ha; Cụm Công nghiệp Đông thị trấn Châu Ổ quy hoạch 10 ha; Cụm Công nghiệp Bình Hiệp quy hoạch 20 ha và Cụm Công nghiệp Bình Khương quy hoạch 15 ha) nhưng không tiến hành xây dựng đồng loạt, mà xây dựng có sự phân kỳ đầu tư hợp lý.
Cụm Công nghiệp Bình Nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 36/2004/QĐ-UB ngày 20/02/2004; điều chỉnh, bổ sung nội dung tính chất trong Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Bình Nguyên tại Quyết định số
UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết mở rộng Cụm Công nghiệp Bình Nguyên tại Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 20/9/2011. Tổng diện tích đất quy hoạch cụm công nghiệp Bình Nguyên là 30,676 ha (trong đó: giai đoạn 1 là 19,701 ha và giai đoạn 2 mở rộng thêm là 10,975 ha), được giới hạn như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Cụm công nghiệp Bình Nguyên
+ Phía Đông: Giáp khu dân cư và lộ giới Quốc lộ 1A. + Phía Tây: Giáp đất nông nghiệp của xã Bình Nguyên. + Phía Nam: Giáp đất nông nghiệp của xã Bình Nguyên.
+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện hữu, trường tiểu học và sân vận động.
Cụm công nghiệp Bình Nguyên, cách trung tâm huyện Bình Sơn 0,3 km về phía Bắc; nằm sát quốc lộ 1A, cách thành phố Quảng Ngãi 20 km, cách thành phố Đà Nẵng 120 km. Các tuyến giao thông đồng thời là các trục quan hệ liên vùng chạy qua như: đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, tỉnh lộ 621, 622 và nhiều tuyến giao thông huyện lộ thông suốt khác, điều kiện giao thông thuận lợi thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, từ đó mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa; các cảng biển Dung Quất, Sa Cần, Sa Kỳ và vũng nước sâu Dung Quất gắn với bờ là vùng đất thuận lợi cho xây dựng với diện tích mặt bằng rộng, nằm gần sân bay Chu Lai, trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung.
Cụm công nghiệp Bình Nguyên có vị trí hết sức thuận lợi về giao lưu quốc tế cũng như với các vùng khác trong cả nước. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tạo tiền đề cơ bản để huyện Bình Sơn phát triển theo hướng công nghiệp cũng được nêu ra tại Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bình Sơn Lần thứ XXV nhiệm kỳ 2010-2015.
Theo Quy hoạch được duyệt cụm công nghiệp Bình Nguyên tập trung thu hút các ngành công nghiệp sạch và ít gây ô nhiễm bao gồm: sản xuất hàng dệt và may mặc; sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sửa chữa cơ khí, lắp ráp điện tử; sản xuất thực phẩm, bánh, kẹo; sản xuất các sản phẩm từ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất; chế biến nông-lâm-thuỷ sản; sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp phụ trợ.
Cụm công nghiệp Bình Nguyên với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.
Hoạt động của cụm công nghiệp Bình Nguyên được quy định tại Quyết định số 33/2004/QĐ-UB ngày 13/12/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy chế quản lý Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Việc đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhằm đạt những mục tiêu sau:
- Tạo cơ sở hạ tầng chung cho các xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng đầu tư xây dựng để sản xuất kinh doanh và phát triển.
- Tăng cường quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của toàn huyện Bình Sơn đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tạo điều kiện quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện, đồng thời tập trung được các xí nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất lại thành Cụm đảm bảo cho việc xử lý môi trường và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị.
- Tăng giá trị sản xuất công nghiệp nhằm tăng thu nhập ngân sách Nhà nước, đồng thời giải quyết được việc làm cho một bộ phận người lao động tại địa phương.
Tính đến nay tại CCN Bình Nguyên đã có 12 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 406,62 tỷ đồng, tổng diện tích chiếm đất là 15,31 ha, hoạt động trên các lĩnh vực: Chế biến gỗ, chế biến giấy, lắp ráp thiết bị điện,..