Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến phát triển một số cụm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến phát triển một số cụm

cụm công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi

3.1.3.1. Thuận lợi

Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với cảng biển nước sâu Dung Quất làm tiền đề để hình thành nên khu kinh tế Dung Quất với tổ hợp lọc hóa dầu đầu tiên của cả nước, tạo cho kinh tế của Quảng Ngãi phát triển nhảy vọt trong những năm qua và những năm tiếp theo.

của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên, trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á, tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của các vùng trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi nằm gần cảng nước sâu Dung Quất, Cảng biển Sa Kỳ, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc phát triển các khu, cụm điểm công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới.

Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy không đa dạng phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng tương đối lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đồi núi chiếm 75% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, ngoài diện tích đất rừng phòng hộ khoảng 110.000 ha cần được bảo vệ, đất rừng sản xuất có diện tích trên 150.000 ha đã và đang làm tốt các chức năng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong tỉnh, đặc biệt là các Dự án trong cụm công nghiệp.

Dân số tỉnh Quảng Ngãi xấp xỉ 1,5 triệu người, trong đó hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, việc tuyển dụng lao động có sự phối hợp chặt chẽ của các Trường đào tạo và các đơn vị đào tạo nghề. Vì vậy, nguồn lao động không chỉ dồi dào mà còn đáp ứng được chất lượng tay nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp.

Nhờ có các yếu tố vượt trội như giao thông đường bộ, hàng không, đường biển; cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư ngày càng hoàn thiện; môi trường đầu tư đã được các cấp và các ngành quan tâm cải thiện; chính sách ưu tiên về huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư vào các cụm công nghiệp…

Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí tương đối cao là điều kiện cơ bản để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm sớm đưa tỉnh Quảng Ngãi trở thành tỉnh công nghiệp trong thời gian tới.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của cả nước, kéo theo sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu và cường độ sử dụng đất. Đất đai ngày càng được sử dụng có hiệu quả, huy động ở mức độ cao cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các loại đất phi nông nghiệp (đất phát triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi...) liên tục tăng nhanh.

3.1.3.2. Khó khăn

Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, nằm ở xa các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nên việc lưu thông hàng hóa, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ bị hạn chế.

Nằm trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, cát bay, nhiễm mặn. Bên cạnh đó diện tích đất đai ít, tài nguyên khoáng sản nghèo, mưa lớn tập trung cục bộ theo mùa gây nên ngập lụt vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng do đó gây ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tuy có tăng nhưng không đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, một số các chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp so với kế hoạch như sản xuất công nghiệp, sản lượng lọc hóa dầu, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải giải thể, tỷ lệ vốn thực hiện đầu tư của các dự án FDI so với tổng vốn đăng ký còn quá thấp (khoảng 11%).

Tỉnh Quảng Ngãi có tới 79,77% diện tích tự nhiên là đất nông nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn tỉnh vẫn phải tiếp tục chuyển một phần đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu đô thị, khu dân cư nông thôn.. Song việc chuyển đổi này ở một số khu vực diễn ra quá nhanh, chưa được cân nhắc kỹ cả về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường trong tổng thể chung toàn tỉnh.

Một phần không nhỏ diện tích đất sản xuất nông nghiệp (hầu hết là đất có chất lượng tốt, đất lúa có năng suất cao) bị mất đi nhường chỗ cho các khu, cụm điểm công nghiệp, dịch vụ, đô thị,... nhưng tỷ lệ đầu tư và lấp đầy cụm công nghiệp còn rất thấp, dẫn đến tình trạng lãng phí, “dự án treo”, quỹ đất canh tác bị suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, lao động và việc làm của người dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)