Khái quát điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 48 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có tọa độ địa lý từ 14032’05” đến 15025’48” vĩ độ Bắc và từ 108013’40” đến 109004’55” kinh độ Đông [19].

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.

- Phía Nam giáp các tỉnh Bình Định và Gia Lai. - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 515.195,48 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của cả nước.

Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo, với 184 xã, phường, thị trấn.

Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hệ thống giao thông thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh và tuyến Quốc lộ 24 nối tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum, Tây nguyên, Lào và Đông Bắc Thái Lan, cùng các tuyến giao thông quan trọng khác đã giúp lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía Đông đến địa hình miền núi cao ở phía Tây. Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Từ vùng núi đến đồng bằng, địa hình của tỉnh có sự chuyển tiếp không liên tục, vùng núi ở phía Tây có độ cao từ 1.500 - 1.800 m, vùng đồng bằng có độ cao từ 5 - 30m, hình thành các bậc địa hình cao thấp nằm kề cận nhau.

3.1.1.3. Khí hậu

Quảng Ngãi nằm trong vùng Duyên hải Miền trung nên chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm 25,80C, nhiệt độ cao nhất là 41,00 C, nhiệt độ thấp nhất 12,40C. Các tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

- Độ ẩm: Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ ẩm rất thấp nhưng tăng nhanh về mùa mưa, những tháng có độ ẩm lớn bắt đầu từ tháng 9 và duy trì đến tháng 2 năm sau, độ ẩm tương đối bình quân năm là 84,0%.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 2.215 giờ, các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình từ 177 - 230 giờ/tháng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ 100 - 125 giờ/tháng.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông Bắc và Đông Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s. Bão thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 2.290 mm. Vùng mưa lớn nhất trong tỉnh thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây và Tây Trà với tổng lượng mưa trên 3.200 mm/năm. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 - 12, chiếm 65 - 70% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm nên thường gây ra lũ, lụt trong mùa mưa, hạn hán trong mùa nắng.

3.1.1.4. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh và có những đặc điểm chung như sau:

- Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của tỉnh, sông ngắn có độ dốc tương đối lớn (> 2%).

- Phần hạ lưu các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều và bị nước mặn xâm nhập. - Hiện tượng bồi lắng khá mạnh vùng cửa sông và xói lở dọc theo sông.

- Hiện tượng phân dòng khá mãnh liệt đối với tất cả các sông ở phía hạ lưu. - Về mùa khô lượng nước trên các sông hầu hết cạn kiệt.

- Quảng Ngãi có 4 con sông tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh là sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu.

Nhìn chung nguồn nước các sông trong tỉnh thuộc loại trung bình, lượng nước phân bố không đều giữa các tháng trong năm và giữa năm này với năm khác. Số lượng và biên độ các cơn lũ được quyết định bởi các tâm mưa thượng nguồn trên địa bàn các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Tây Trà và Trà Bồng. Sông ngòi của Quảng Ngãi tuy không mang ý nghĩa quan trọng về giao thông đường thủy, nhưng các hệ thống sông này là nguồn cung cấp lượng nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo báo cáo kết quả thực hiện Dự án điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi (theo hệ thống phân loại FAO-UNESCO), đất của tỉnh được chia thành 9 nhóm đất chính:

- Nhóm đất cát ven biển: Diện tích 6.290,00 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở các huyện Bình Sơn, sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, không có kết cấu, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng kém, các tính chất nông hoá đều kém, hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức nghèo và rất nghèo, thường xuyên bị khô hạn.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.573,1 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên, phân bố xen với đất phù sa ở các vùng của sông đổ ra biển được hình thành do phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước lợ hoặc bị nhiễm mặn.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 96.157,50 ha, chiếm 18,66% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành và thành phố Quảng Ngãi và ven sông, suối ở các huyện miền núi, được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa của các sông suối.

- Nhóm đất glây: Diện tích 2.052,40 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên, phân bổ ở địa hình trũng thuộc các huyện đồng bằng Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Tư Nghĩa và Đức Phổ.

- Nhóm đất xám: Diện tích 376.547,20 ha, chiếm 73,07% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau, diện tích tập trung lớn nhất ở các huyện miền núi, loại đất này được hình thành phát triển trên các đá mẹ khác nhau.

- Nhóm đất đỏ: Đất đỏ Ferralit có diện tích 8.142,40 ha, chiếm 1,58% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh; được hình thành do quá trình phong hoá mạnh từ đá kiềm hoặc trung tính, có thành phần cơ giới đất thịt pha cát, thịt pha sét.

- Nhóm đất đen: Đất đen có diện tích 2.328,40 ha, chiếm 0,45% tổng diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở phía đông huyện Bình Sơn, đông bắc huyện Sơn Tịnh và huyện đảo Lý Sơn, phát triển trên đá bazan, đá bazan lỗ hổng và đá bọt bazan, có thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng.

- Nhóm đất nẻ: Đất nứt nẻ có diện tích 634,0 ha, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên, phân bổ duy nhất ở huyện Bình Sơn, được hình thành từ đá kiềm phong hoá triệt để, có thành phần là cơ giới thịt nặng và sét; bị hạn chế trong sử dụng do thiếu nước vào mùa khô.

- Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Diện tích 9.696,00 ha, chiếm 1,88% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh, được hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau, đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, phù hợp với các loại cây lâm nghiệp.

* Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh chủ yếu được lấy từ 2 nguồn nước sau:

- Nguồn nước mặt: Được lấy chủ yếu từ nước mặt của hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham và các ao hồ sông suối trên địa bàn tỉnh như: Sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, …Nhìn chung, nguồn nước mặt tương đối phong phú đáp ứng được khả năng tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác và phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên do địa hình trên địa bàn tỉnh đồi núi cao lại nằm sát biển nên hầu hết các sông đều dốc ở thượng nguồn, ở hạ lưu thì uốn khúc quanh co, độ dốc đáy sông nhỏ, càng về hạ lưu lòng sông càng mở rộng, cửa biển bị bồi lấp, ảnh hưởng đến việc tiêu, thoát lũ, gây ngập úng. Về mùa khô thì hầu hết các sông đều cạn, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.

- Nguồn nước ngầm: Các kết quả điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm ở Quảng Ngãi tương đối nghèo nhưng có chất lượng tốt, chỉ phù hợp với việc khai thác quy mô nhỏ, không thích hợp cho việc xây dựng các công trình có công suất lớn.

* Tài nguyên rừng

Quảng Ngãi có diện tích rừng tự nhiên 103.444,49 ha (trong đó rừng tự nhiên phòng hộ là 84.167,53 ha và rừng tự nhiên sản xuất là 19.276,96 ha). Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều chủng loại gỗ có giá trị kinh tế cao như trắc, huỳnh, hương, sến, kiền kiền, gụ, mật, lim, sao cát, muồng đen, dầu, dổi gõ, chỏ, chênh vênh … Giá trị sản lượng khai thác năm 2012: 185.760 m3

.

Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có 163.320,21 ha rừng trồng (trong đó rừng phòng hộ là 34.720,51 ha và rừng sản xuất là 128.599,70 ha), phân bố rải rác ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

Trong những năm qua, nhờ chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình và cá nhân đồng thời triển khai các chương trình trồng rừng thuộc chương trình 5 triệu hecta rừng, Chương trình 134, 135 và Nghị quyết 30a về chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ kết hợp với sự phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ đã làm cho diện tích rừng của Quảng Ngãi tăng nhanh. Giai đoạn 2001 - 2010, diện tích rừng của Quảng Ngãi tăng 123.244,80 ha, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, bảo vệ môi trường sinh thái, ...

* Tài nguyên biển

Quảng Ngãi có bờ biển dài trên 130 km với 6 cửa lạch lớn nhỏ như Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, cửa Lở, Mỹ Á, Sa Huỳnh, tàu thuyền có thể ra vào thuận lợi. Diện tích mặt nước có thể khai thác đánh bắt thủy, hải sản khoảng 11.000 km2. Trữ lượng cá ước tính khoảng 75.000 tấn (gồm các loại cá thu, nục, trích, cơm, ngừ, chuồn …), sản lượng hàng năm cho phép khai thác từ 25.000 - 30.000 tấn/năm. Trữ lượng mực từ 1.000 - 1.500 tấn, hàng năm khai thác từ 400 - 1.000 tấn,...

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Quảng Ngãi không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường và một số mỏ nước khoáng, mỏ khoáng sản kim loại.

- Đá xây dựng: Đá xây dựng bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường, tập trung chủ yếu ở Đức Phổ, trữ lượng đá trên địa bàn tỉnh tới 7 tỷ m3

.

- Các mỏ khoáng sản khác: Trên địa bàn tỉnh có những khoáng sản kim loại như vàng, quặng sắt, quặng nhôm, silic tự do, cao lanh, graphit, mica, quặng sa khoáng titan và than bùn nhưng trữ lượng không lớn.

- Nước khoáng: Quảng Ngãi có nguồn nước khoáng với trữ lượng lớn và được đánh giá có chất lượng cao được khai thác làm nước giải khát hoặc chữa bệnh, nhiệt độ từ 400C - 600C, nằm rải rác từ đồng bằng đến miền núi như mỏ nước khoáng Thạch Bích (Trà Bồng), Hà Thanh, Vin Cao, Vi-Mang-Song, Đăc Joan (Sơn Hà).

* Tài nguyên nhân văn

Quảng Ngãi là địa bàn cư trú lâu đời của một số dân tộc cùng chung sống là: Dân tộc kinh 88,6%, dân tộc Hre 8%, dân tộc Kor 1%, dân tộc KaDong và một số dân tộc ít người khác. Các dân tộc Hre, Kor và KaDong sinh sống chủ yếu ở các vùng Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà, Ba Tơ, Minh Long, tuy số lượng ít nhưng vốn văn hóa của các dân tộc ít người ở Quảng Ngãi rất hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)