3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1.3. Yêu cầu và nội dung quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
1.1.3.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
* Quản lý nhà nước đối với các CCN là một tất yếu khách quan vì những lý do: - Quản lý nhà nước đối với CCN là một chức năng đặc thù của quản lý nhà nước nói chung. Việc phát triển các CCN có mối quan hệ trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương cũng như của cả nước nói chung. Đồng thời nó cũng chịu sự tác động, sự chi phối của nhiều yếu tố khác như luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó nhà nước cần tiến hành quản lý quá trình hình thành và phát triển của các CCN.
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng diện tích CCN (ha)
Tổng giá trị sản lượng của CCN
- Mục tiêu của Doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình để điều tiết và khống chế những hành vi không có lợi của Doanh nghiệp đối với cộng đồng, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị truờng, điều chỉnh hoạt động của các Doanh nghiệp trong CCN theo những mục tiêu đã định. Bởi vậy, mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước đối với CCN là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính quản lý nhà nước đối với CCN vừa tạo điều kiện tối đa cho Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của họ, vừa hướng mục tiêu của Doanh nghiệp vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội. Do đó, quản lý nhà nước đối với các CCN phải nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư vào CCN, thực hiện cơ cấu trong CCN phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Mặt khác, quản lý nhà nước đối với các CCN còn nhằm phát huy ưu điểm và thế mạnh của mỗi CCN, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các Doanh nghiệp trong CCN, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong nước. Đồng thời, quản lý nhà nước đối với các CCN phải nhằm khai thác được các lợi thế của phát triển công nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực, về tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực khác của nền kinh tế. Việc quản lý nhà nước đối với các CCN còn nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các Doanh nghiệp trong CCN, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp bên ngoài chuyển vốn vào hoạt động kinh doanh cũng như triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN.
- Thông qua việc ban hành các thể lệ, chính sách và giám sát thực thi các quy định của pháp luật thì đồng thời nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng, phát triển CCN, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp là điều kiện cần thiết, góp phần giúp cho các Doanh nghiệp CCN sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó nhà nước còn tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển mở rộng hợp tác với nhau thông qua việc hình thành chuỗi cung ứng trong CCN.Chính công tác quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các CCN được phát triển theo quy hoạch đã định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng Doanh nghiệp nhằm đạt tới mục đích chung của nền kinh tế.
1.1.3.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
Trước tiên cần khẳng định rằng quản lý nhà nước đối với các CCN không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các CCN mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các CCN. Quản lý nhà nước đối với CCN bao gồm việc tạo lập môi trường pháp lý ổn định và bình đẳng cho các
Doanh nghiệp, xác lập chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và biện pháp xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển, phối hợp đồng bộ trong việc cung cấp các nguồn nhân tài, vật lực đảm bảo thông suốt đầu vào và đầu ra cho Doanh nghiệp. Việc quản lý nhà nước cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Chính sách, biện pháp đưa ra phải phù hợp với luật pháp và các yêu cầu của xã hội. Một mặt phải bảo đảm kỷ cương, tuân thủ những giá trị đạo đức của dân tộc; mặt khác phải không gây ra những khó khăn trở ngại đến tính chủ động sáng tạo của các Doanh nghiệp trong CCN.
- Nhà nước phải tạo ra môi trường ổn định và bình đẳng cho các Doanh nghiệp hoạt động trong CCN và phải kết hợp hài hòa các mục tiêu của Doanh nghiệp với các mục tiêu chung của đất nước.
- Quản lý nhà nước đối với các CCN tức là tạo điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các Doanh nghiệp trong nước trong thị trường nội địa cũng như khi xuất khẩu. Điều đó có nghĩa nhà nước phải có những chính sách thích hợp để thúc đẩy các Doanh nghiệp tập trung tìm kiếm thế mạnh và phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình.
- Nhà nước phải cung cấp đầy đủ các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cũng như các thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác để giúp cho việc xây dựng, phát triển các CCN đạt hiệu quả cao.
1.1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
* Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược mậu dịch quốc tế, địa phương xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp. Bởi vậy khi xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.
Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn và bảo vệ môi trường, môi sinh. Đồng thời phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần xem xét đến tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững. Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hòa giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước.
* Hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế
Việc xây dựng và áp dụng các biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế áp dụng tại cụm, điểm công nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với ngoài cụm, điểm công nghiệp; bình đẳng, các bên cùng có lợi, được thể chế hoá về mặt pháp lý. Đồng thời các biện pháp này cũng được điều chỉnh linh hoạt để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế – xã hội. Các ưu đãi về kinh tế hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhưng cũng cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với cụm, điểm công nghiệp bao gồm: - Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài cụm, điểm công nghiệp và ổn định.
- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh, ngoại đối...
- Giá cả hợp lý, ổn định.
* Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau này. Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm công trình trong hàng rào và ngoài hàng rào cụm, điểm công nghiệp.
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là công trình phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, nhà nước thường phải sử dụng ngân sách để đầu tư hoặc phải có cơ chế để huy động vốn các thành phần kinh tế khác tham gia như phương thức BOT, BO, BT...
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cụm, điểm công nghiệp, thông thường huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp và tư nhân. Đây thực chất là doanh nghiệp đất đai và bất động sản dễ thu lợi nhuận cao nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư nên rủi ro cũng lớn. Việc cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm, điểm công nghiệp là biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ gánh nặng cho ngân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư phát triển hạ tầng.
Phát triển cụm, điểm công nghiệp có tác dụng lan tỏa về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ như áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tượng tập trung lao động, làm hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp... Cũng như các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, công trình hạ tầng kỹ thuật phải được nhà nước thực hiện trước một bước và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của cụm, điểm công nghiệp và của vùng, lãnh thổ.
* Chính sách quản lý thích hợp, thuận lợi cho nhà đầu tư
Cho nhà đầu tư luôn mong muốn hoạt động trong môi trường có thủ tục đơn giản, được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Nếu hoạt động trong môi trường có cơ chế quản lý rườm rà, chậm chạp, quan liêu, giấy tờ, phiền nhiễu, tốn kém thời gian sẽ có làm cho các nhà đầu tư nản lòng vì họ có thể mất đi cơ hội trong kinh doanh, tốn kém thời gian, tiền bạc. Đối với cụm, điểm công nghiệp việc xây dựng một cơ chế quản lý đặc biệt, khác với cơ chế quản lý thông thường là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng môi trường đầu tư.
Quản lý nhà nước đối với phát triển cụm, điểm công nghiệp được xây dựng tùy thuộc vào thể chế, điều kiện của mỗi địa phuơng trong từng thời kỳ. Bộ máy quản lý cụm, điểm công nghiệp gọn nhẹ, tinh giản, có đầy đủ chức năng, quyền hạn để đưa ra những quyết định kịp thời trước những yêu cầu của các nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cũng có thể giám sát, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động kinh tế trong cụm, điểm công nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng can thiệp trực tiếp của nhiều cơ quan nhà nước. Bộ máy quản lý đòi hỏi phải có đội ngũ công chức có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ và xu thế phát triển chung.
* Chính sách về xúc tiến và vận động đầu tư
Nhà đầu tư không mong muốn đầu tư vào một địa bàn không ổn định chính trị, có chính sách, luật pháp thay đổi tùy tiện bất lợi, không cởi mở, không chân thành, thiếu thiện ý và bất bình đẳng. Công tác xúc tiến và vận động đầu tư là quá trình có ý nghĩa hết sức quan trọng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật, ưu đãi và các điều kiện đầu tư vào cụm, điểm công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầu tư. Nhà nước phải chủ động và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động này. Trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, nhà nước cũng cần có sách lược như lựa chọn đối tác, khu vực nhằm có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.