Chiến lược thích ứng và phương thức thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.3. Chiến lược thích ứng và phương thức thích ứng với biến đổi khí hậu

-Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cần thực hiện ở tất cả các quy mô lĩnh

vực, các hệ thống tự nhiên và xã hội đều có khả năng, ở một mức độ nhất định, thích

ứng một cách tự nhiên với BĐKH[6].

+Chiến lược thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả các sự điều chỉnh về các hoạt

động đối với cơ cấu kinh tế, cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng, hệ thống tự nhiên, xã hội hiện tại và trong tương lai nhằm giảm nhẹ khảnăng tổn hại và ngăn ngừa rủi ro đối với sự phát triển do BĐKH.

Như vậy, thích ứng tốt với BĐKH sẽ góp phần bảo đảm phát triển bền vững. Trái lại, thích ứng không tốt, chẳng hạn đề ra các chính sách, quyết định khuyến khích phát triển ở những khu vực rủi ro cao do thiếu thông tin thiếu hiểu biết về BĐKH hoặc dựa trên những đánh giá phiến diện hay tầm nhìn hạn chế có thể dẫn

Các hoạt động thích ứng phải được triển khao ngay từ bây giờ và như thế sẽ có nhiều triển vọng đạt hiệu quả cao trong việc giảm tổn thất cả trước mắt và lâu dài, khi tiềm lực hiện nay của nước ta có thểđáp ứng được.

-Các phương thức thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông Nguyễn Trọng Hiệu, ban chỉđạo quốc gia về quỹmôi trường toàn cầu, có tất cảcác phương thức thích ứng sau:

+ Chấp nhận tổn thất : là phương pháp thích nghi với biểu hiện cơ bản là không làm gì ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu đựng tác động mà không có khảnăng chống chọi bất kỳ cách nào hay là những nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích nghi là cao so với sự rủi ro hay là những thiệt hại.

+ Chia sẻ tổn thất: loại phản ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Với một sự phân bố khác, các xã hội lớn chi sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ của các quỹ cộng đồng, chia sẻ tổn thất cũng có thểđược thực hiện thông qua bảo hiểm xã hội.

+ Làm giảm sự nguy hiểm: một hiện tượng tựnhiên như lũ lụt, bão hay hạn hán, những phương pháp thích hợp là gồm các công tác kiểm soát lũ lụt. Đối với BĐKH, điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độBĐKH bằng cách giảm khí phát thải nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ của khí nhà kính trong khí quyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)