Yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi thủy sản ghép trên đầm phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.3. Yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi thủy sản ghép trên đầm phá

Ao nuôi thủy sản

Cải tạo ao:

Đối với ao mới xây dựng: Cho nước vào đầy ao ngâm 2-3 ngày, sau đó xả hết nước để tháo rửa 2-3 lần.

- Khi xả hết nước cuối thì rải vôi khắp đáy ao và bờ ao để khử chua. - Đất bình thường: pH= 6-7 dùng 300-600kg/ha.

- Đất ít chua: pH = 4,5-6 dùng 600- 1.000kg/ha.

- Kiểm tra thấy pH đất bằng pH nước tiến hành phơi ao 7-10 ngày. - Lấy nước đầy ao qua lưới lọc.

Đối với ao cũ:

- Sau khi thu hoạch, xã hết nước ao cũ,

- Ao có thể tháo cạn nước: Nạo vét ao bằng máy hay thủ công, bón vôi, cày lật phơi đáy 10-15 ngày.

- Vôi cải tạo nên dùng: Vôi nông nghiệp số lượng: 500-1000kg /ha tùy theo pH

đất đáy ao.

Lấy nước vào ao qua lưới lọc mức nước: 1,2-1,4 m để xử lý, bón phân và gây màu nước.

Diệt tạp:

- Nước được lấy vào ao qua lưới lọc, để 2-3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở ra hết rồi tiến hành diệt tạp.

- Có thể dùng: Saponin liều lượng: 10-15 g/ m3, hòa tan vào nước tạt xuống ao và bờ ao.

Bón phân gây màu nước:

- Bón phân gây màu nước đểđộng vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy ao - Ngăn cản sự phát triển của các loại rong có hại, kích thích tảo phát triển tạo môi trường ổn định cho ghép.

- Dùng phân vô cơ với liều dùng như sau: có 2 loại URE: 2kg/1000m3, NPK:2kg/1000m3.

Sau khi bón phân, sinh vật phù du sẽ phát triển, nước có màu xanh, đo độ trong

đạt 40-50 cm thì tiến hành thả tôm.

Hệ thống cấp thoát nước

* Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước được chia thành hai phần riêng là hệ

thống cấp nước ngọt và hệ thống cấp nước mặn. Thường công trình phục vụ việc cấp ngọt được trang bị ít hơn so với nước mặn. Mỗi hecta nuôi có 2-3 máy bơm nước mặn công suất từ 12-22 HP (mã lực), còn nước ngọt chỉ sử dụng 1-2 máy bằng mô tơ

bơm điện công suất 1 HP. Hoặc là cống cấp làm bằng bê tông.

* Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước được sử dụng bằng ống cement hoặc

Hệ thống quạt nước

Hệ thống quạt nước cho các hồ nuôi thuỷ sản ghép được sử dụng phổ biến từ

-3 máy/ 1 hồ 0,5 ha với công suất từ 5-7HP, mỗi guồng có thẻ có từ 10-15 cánh quạt.

Giống và mật độ thả

Chọn tôm giống:

- Tôm đều cỡ, râu và bộ phụđầy đủ không có chất bẩn bám.

- Tôm có màu xám hoặc nâu đen lưng xám bạc, bụng xanh bạc, nếu tôm có màu trắng đục, đỏ hồng là tôm có hiện tượng bệnh.

- Ruột tôm đầy thức ăn, tạo thành một đường màu nâu nằm dọc theo sống lưng.

- Tôm hoạt động, bơi lội linh hoạt ngược lại với dòng nước khi bị khuấy động, phản

ứng nhanh với kích thước bên ngoài.

Chọn Cá giống:

Cá Kình, cá Dìa được thu gom từ tự nhiên đảm bảo cá giống có kích cở đồng

đều.Cá giống phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cá khoẻ, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và mất nhớt trong quá trình vận chuyển. Tỷ lệ sống đạt trên 95%.

Chọn cua giống.

Nguồn cua giống cung cấp chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên và các cơ sở

giống sản xuất giống nhân tạo. Nguồn cua giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông. Tốt nhất nên mua giống ở vùng lân cận. Đối cua giống mua ở các cơ sở thì nên chọn cơ sở có uy tín.

Mật độ thả:

Tùy theo điều kiên ao nuôi, khả năngđầu tư và trình độ quản lý môi trường, kinh nghiêm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp.

Có thể thả:

• Tôm: 3-5 con/m2. • Cá kình: 2-5 con/m2. • Cua: 0,5 con/m2.

Phương pháp thả giống :

- Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Không nên thả tôm lúc trời mưa hoặc gió mùa Đông Bắc.

- Trước khi thả ngâm các túi đựng tôm trong ao 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi giống để nước trong ao hòa cùng nước trong túi để tôm giống thích nghi trước khi thả tôm giống ra ao nuôi.

- Thả tôm sú trước, sau 20 đến 25 ngày để tôm Sú giống có điều kiện thích nghi và phát triển, mới tiến hành thả cá Kình giống và cua giống.

Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Thức ăn và cách cho ăn:

– Tôm sú: Sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho tôm, hoặc thức ăn chế biến.

– Cua: Sử dụng thức ăn cá tạp, giai đoạn nhỏ có thể sử dụng thức ăn công nghiệp của tôm để cho cua ăn.

– Nuôi ghép, tuy theo giai đoạn phát triển của tôm cua và cá đối trong ao có thể

kết hợp 2 hoặc 3 loại thức ăn trên để cho ăn.

– Giai đoạn đầu: Lượng thức ăn công nghiệp hàng ngày 5 - 10% trọng lượng tổng

đàn nuôi.

– Sau tháng nuôi thứ 3 trở lên lượng thức ăn trong ngày 3 - 5% trọng lượng đàn

trong ao.

Cách cho ăn:

Thức ăn được rải đều trong ao, ngày có thể cho ăn 2 lần sáng 7-8 giờ và chiều 5-6 giờ, có thể cho ăn bổ sung vào ban đêm đối với tôm.

Thức ăn của tôm được cho ăn vào buổi chiều tối nhiều hơn cho ăn vào buổi sáng, ngược lại thức ăn dành cho cá cho ăn vào buổi sáng nhiều hơn buổi chiều.

Công tác chăm sóc, quản lý

Định kỳ 7 - 10 ngày thay nước hoặc cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay20 - 30%. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm,

DO và độ mặn để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Thu hoạch:

Đối với hình thức nuôi ghép nên áp dụng hình thức thu tỉa bớt sản phẩm rồi mới tiến hành thu toàn bộ.

Sau thời điểm nuôi 3 - 4 tháng tiến hành thu tỉa đối với tôm cua đạt kích cỡ

thươngphẩm. Có thể tiến hành thả thêm cua giống để nuôi tiếp đợt mới.

Nên thu vào lúc trời mát tránh gây ảnh hưởng đến lượng đến tôm, cá nuôi và lựachọn thời điểm thu hoạch để giá bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)