3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.2. Đặc điểm về diện tích, dân số và hoạt động sản xuất
Dựa vào nguồn tài nguyên và sự thuận lợi vềđiều kiện tựnhiên, điều kiện kinh tế
Bảng 3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Tiêu chí Xã Phú Xuân Xã Phú Diên Tổng diện tích (ha) 3.022,64 1.440,6
Dân số (khẩu) 9.310 11.780
Số hộ (hộ) 2.080 2.484
Số hộ NTTS (hộ) 730 110
1. Diện tích đất nông nghiệp (ha) 1.389,34 764,76
Đất sản xuất nông nghiệp 718,47 210,36
Đất nuôi trồng thủy sản 565,95 140,9
Đất lâm nghiệp 93,37 149,87
Đất nông nghiệp khác 11,26 15,2
2. Diện tích đất phi nông nghiệp (ha) 1.561,1 135,1
3. Diện tích đất chưa sử dụng (ha) 71,49 63,95
Nguồn: Số liệu thống kê xã Phú Xuân và xã Phú Diên, 2017
Nhìn vào bảng ta có thể thấy diện tích tự nhiên của xã Phú Xuận gấp hai lần xã Phú Diên, mặc dù cả 2 xã đều nằm ởđịa hình thấp trũng, nhưng xã Phú Xuân có diện tích nuôi trồng thủy sản cao hơn, hoạt động sinh kế chính đa sốngười dân trong vùng chủ yếu là nuôi trồng và khai thác thủy sản. Xã Phú Diên có địa hình thấp trũng, nằm giữa phá Tam Giang và Biển Đông nên thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, nên toàn xã chỉ có 110 hộ nuôi trồng thủy sản, còn lại đa số là sản xuất nông nghiệp và làm phi nông nghiệp.
Xã Phú Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.022,64 ha, là một xã có diện tích tự nhiên lớn nhất huyện Phú vang. Trong đó đất nông nghiệp là 1.389,34 ha chiếm 45,96 % tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 1.561,81 ha chiếm 51,64% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 71,69 ha chiếm 2,37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Qua đó ta thấy, nền kinh tế địa phương là nền kinh tế ngư
nông nghiệp, chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và trồng trọt. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 565,95 ha 18,7%. Ngoài một phần thu nhập của địa phương còn dựa vào khai thác tự nhiên, tổng diện tích mặt nước chuyên dùng khai thác tự nhiên là 814ha chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân trên đầu người là 0,8 ha, đây là một diện tích tươngđối thấp cho một vùng nông thôn có nền kinh tế chủ yếu sản xuất ngư nghiệp nhưđịa phương.[14]
Xã Phú Diên có tổng diện tích đất đai là 1440,6 ha, chủ yếu là đất cát và cát pha sét, đất có hàm lượng mùn thấp, một lượng lớn đất ven biển và đầm phá bị nhiễm mặn. Diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bị hạn hẹp nhưng diện tích chưa sử
dụng khá lớn do diện tích sản xuất nông nghiệp ít nên việc trồng trọt bị hạn chế trung bình mỗi hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có khoảng 0,15ha (3 sào) đất đai.Đất lâm nghiệp chiếm 10,4% chủ yếu là rừng phòng hộ loại cây chủ yếu là phi lao. Được phân bố giữa biển và khu dân cư có tác dụng chắn gió chắn cát bay, cát chạy bảo vệ khu dân
cư và giữ nguồn nước ngầm cho khu vực đồng thời hạn chế sự xâm thực của biển vào
đất liền, chống sạt lỡ đất. Đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu sử dụng vào việc canh tác lúa 1 vụ (một số diện tích sản xuất 2 vụ lúa diện tích không đáng kể) và trồng hoa màu với các loại cây chủ yếu là ớt, dưa hấu, khoai, sắn....định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã trong thời gian tới là khuyến khích người dân 3 thôn Kế Sung, Mỹ
Khánh, và Thanh Dương chuyển diện tích đất trồng 1 vụ lúa hoặc 1 vụ mùa năng xuất thấp sang chuyên canh màu theo cơ cấu xen canh dưa, sắn và ớt. [13]