Đánh giá khả năng thích ứng thông qua 5 nguồn vốn sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.1. Đánh giá khả năng thích ứng thông qua 5 nguồn vốn sinh kế

3.5.1.1. Vốn con người

Quy mô hộgia đình: kết quảđiều tra cho thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu bằng nuôi trồng thủy sản , Số tuổi trung bình của cộng đồng thủy sản khoảng 52 tuổi. Nghề NTTS tập trung ở độ tuổi trung niên, vì nhóm tuổi này có đủ kinh nghiệm

sản xuất và sức khỏe. Nhìn chung trung bình mỗi hộ gia đình có 4,9 thành viên và có khoảng 3,1 thành viên đang trong độ tuổi lao động. Điều này phản ánh sự gánh nặng của lao động phụ thuộc là khá lớn, mỗi lao động chính phải chịu trách nhiệm cho ít nhất một thành viên khác trong gia đình. Do đó, khi thiên tai xảy ra, nguồn thu của lao động chính từ nuôi trồng thủy sản bị giảm sút và không ổn định cũng như áp lực từ việc thiếu việc làm sẽ gây nên nhiều khó khăn đối với sinh kế của các hộgia đình.

Số năm kinh nghiệm : Trong các hoạt động thủy sản trung bình của cộng đồng là

21,5 kinh nghiệm là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó, nuôi HT nuôi thấp triều có số năm kinh nghiệm cao hơn hình thức nuôi cao triều do HTCT có sau. Với những hộ có kinh nghiệm lâu năm, việc NTTS thuận lợi hơn các hộ mới và ítkinh nghiệm.

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người dân không cao, thành viên hộ gia

đình đạt trình độ học vấn trung bình ở cấp II chiếm đến 52,1% trong khi trình độđạt cấp III chỉ chiếm 9,6. Đó cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc tiếp cận và áp

dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. cộng thêm áp lực về sốngười phụ thuộc trong

gia đình sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các hộ khi muốn tạo ra sinh kế bền vững. Trình

độ học vấn thấp ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao thu nhập và cải thiệnchất lượng cuộc sống cũng như những hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của tác động thủy tai .

Điều này cho thấy vốn con người mặc dù dồi dào nhưng sốlượng người lao động phụ thuộc vẫn còn ở mức cao, trình độ học vấn ở mức thấp nên sinh kế sẽ dễ bị tổn

thương do tác hại của các hiện tượng thủy tai, vì khi đó việc làm sẽ bị hạn chế, thu nhập từ những người lao động chính không đủ trang trải cho gia đình.

3.5.1.2. Vốn tài chính

Nguồn vốn: Những khó khăn về tài chính làm cho khảnăng trỗi dậy của kinh tế

nông hộ bị giảm sút khi gặp phải các hiện tượng thủy tai, muốn cải thiện được kinh tế

nông hộ thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất là một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khảnăng tích luỹ của hộ nông dân rất thấp, thì đa sốngười dân ởđây được chính quyền địa phương hỗ trợ về vay vốn

sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, các quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án; ngoài ra còn có Ngân hàng Chính sách Xã hội thông qua việc áp dụng chính sách cho vay tín chấp với lãi suất ưu đãi; sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thông qua việc đứng ra bảo lãnh tín chấp cho nông dân vay vốn và hướng dẫn làm thủ

tục vay vốn.

Hoạt động tạo thu nhập:

Qua khảo sát 96 hộ, trước đây nguồn thu nhập chính của hộ chủ yếu dựa vào

NTTS, ngoài ra còn có chăn nuôi và trồng lúa, nhưng hiện nay do tác động của các hiện tượng thủy tai, nhất là xâm nhập mặn làm đất bị nhiễm mặn, nhiều hộ dân phải bỏ đất trồng lúa chuyển sang dịch vụ hoặc cải tạo thành ao nuôi trồng thủy sản, người dân còn tham gia buôn bán, đi làm thuê ,làm công nhân ...và có nguồn thu nhập khác từ người xa gửi về,đem lại thu nhập cao cho người dân.

Bảng 3.17. Nguồn thu và thu nhập của hộ qua các năm (%)

Chỉ tiêu Cao triều Thấp triều

Năm 2008 Năm 2017 Năm 2008 Năm 2017 Tổng thu nhập

(Triệu/hộ); Tỷ lệ (%): 230,1 415,2 190,1 406,9

NTTS 21,2 34,1 22,02 31,06

KTTS 11,7 7,5 10,8 6,3

Trồng lúa 6,2 0,7 7,1 0,6

Chăn nuôi heo 4,9 2,2 7,04 2,9

Thủ công 6,7 4,8 7,3 6,5 Buôn bán 9,1 10,7 8,06 10,9 Dịch vụ 8,6 9,6 0 9,8 Công nhân 9,6 9,4 13,5 9,9 Làm Thuê 10,3 11,9 12,1 13,2 Công chức 11,5 10,03 11,7 9,7 Tiền hỗ trợ 0 0,002 0 0,008 Thu nhập nhân khẩu(Triệu/người) 53,2 88,3 44,9 83,04 Thu nhập lao động (Triệu/người) 80,1 133,07 72,4 133,9 “Nguồn :Phỏng vấn hộ 2018”

Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng thu nhập người dân hai nhóm hộ rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Sự đa dạng về sinh kế của vùng ven biển đã tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau, từ nguồn thu chính là NTTS và các ngành nghềkhác như

công nhân, buôn bán, dịch vụ, KTTS, thủ công... Việc đa dạng ngành nghề một phần thể hiện được khảnăng ứng phó và tạo thu nhập thay thếcho người dân khi chịu sự tác

động nặng nề của các hiệtượng thủy tai xảy ra.

Thu nhập hộ gia đình: thu nhập hộ thấp nhất của hộ nuôi thấp triều là 9,8 triệu/tháng, cao nhất là 36 triệu/tháng, đối với hộ nuôi cao triều thu nhập thấp nhất là 9,9 triệu/tháng, cao nhất là 37,5 triệu/tháng. Trung bình hộ cao triều 1 năm có thu nhập là 373 triệu/năm, hộ thấp triều có thu nhập là 407 triệu. Ở vùng cao triều, 50 hộ chỉ có 14% hộ trung bình còn lại là hộ khá, và đối với vùng thấp triều hộ trung bình chỉ

chiếm 8,6%. Trong tổng số 96 hộ chỉcó người thân gửi tiền về, thấp nhất là 10 triệu, cao nhất chỉ 60 triệu đồng/năm.

Và đối với hình thức nuôi cao triều, thì thu nhập nuôi trồng thủy sản cao hơn các

hộ ao nuôi thấp triều, vì vậy khi các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thủy tai thì thu nhập các ao nuôi dễ bịảnh hưởng hơn, do các hộ thấp triều có nguồn thu từ các ngành nghềkhác cao hơn hộ cao triều.

Thu nhập từ việc nuôi trồng thủy sản ở hai hình thức nuôi năm 2017 so với năm

2008 tương đối cao, đối với ao nuôi cao triều trước đây chỉ chiếm 21,2% nhưng hiện

nay đã chiếm 34,1% trong tổng thu nhập và ao thấp triều là 31,06%. Có sự thay đổi lớn đó vì trước 2008, nguồn nước trong ao hồ bị ô nhiễm nặng, cùng với sựảnh hưởng của các hoạt động thủy tai làm tôm bị dịch bệnh chết nhiều, sau 2008 áp dụng mô hình nuôi xen ghép, hạn chếđược dịch bệnh, ổn định được môi trường nước, đem lại

năng suất và thu nhập cao hơn cho người dân.

So với năm 2008, hiện nay số hộ có nguồn thu nhập từ việc trồng lúa còn rất ít, nhóm cao triều giảm từ 6,2% xuống chỉ còn 0,7%, nhóm thấp triều từ 7,1% xuống còn 0,6%, do hiện nay diện tích lúa ngày càng bị thu hẹp do xâm nhập mặn, cây lúa không phát triển được, lại tốn công nhiều nhưng đem lại thu nhập thấp nên hiện nay còn rất ít hộ còn trồng lúa.

Trước đây nguồn thu nhập của nhóm hộ nuôi thấp triều từ việc chăn nuôi heo

chiếm tỉ lệ7,04% nhưng hiện nay chỉ còn lại 2,9% trong tổng thu nhập hộ, ngang bằng với nhóm hộ cao triều là 2,2%. Nghề thủ công cũng không đem lại thu nhập cao cho hộ.

Khai thác thủy sản trước đây cũng chiếm tỷ lệtương đối trong tổng thu nhập của hộ, nhưng hiện nay, do việc khai thác thủy sản tràn lan, không có quy hoạch nên sản

lượng thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt, người dân khai thác ngày càng ít đi, mặc dù

có tăng doanh thu hơn trước đây, nhưng tỷ lệ thu nhập KTTS trong tổng thu nhập thì giảm đi đáng kể, 7,5% đối với nhóm cao triều và 6,3% đối với hộ thấp triều.

Ở nhóm hộ nuôi cao triều thì tỷ lệ thu nhập từ nghề công nhân không thay đổi

trước đây chiếm 9,6% và hiện nay giảm 0,2% chỉ còn 9,4%, nhưng ở nhóm thấp triều,trước đây thu nhập từ làm công nhân chiếm tới 13,5% nhưng hiện nay giảm chỉ

còn 9,9%, có sự thay đổi này vì làm công nhân tốn chi phí đi lại do phải đi làm xa,

nhiều hộ đã chuyển sang làm ngành dịch vụ tại địa phương như dịch vụ du lịch biển, dịch vụ bán lẻ...trước năm 2008 không có hộ tham gia dịch vụnhưng sau 2008, số hộ

tham gia làm nghề dịch vụđã tăng lên 9,8% trong tổng số thu nhập.

Số hộbuôn bán và làm thuê tăng nhẹ lần lượt là từ 9,1% lên 10,7% và 10,9% lên

11,9% đối với nhóm hộ nuôi cao triều; nhóm hộ nuôi thấp triều là 8,06% lên 10,9% và 12,1% lên 13,2%.

Sự chuyển biến về nguồn thu trong gia đình diễn ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là năng suất trồng lúa, chăn nuôi và khai thác thủy sản kém dần do điều kiện tựnhiên và tác động của các hiện tượng thủy tai. Vì vậy, người dân phải tìm cách kiếm thêm nghề mới ổn định hơn, chuyển đổi hoặc đi làm thêm nghề phụđể tăng thu

nhập.

Tổng thu nhập hộ tại hai nhóm nuôi trồng có sựdao động tương đối đồng đều. Trước

năm 2008, do nhiều biến động về thời tiết nên sản lượng nuôi trồng không cao, kéo theo thu nhập thấp hơn nhiều so với hiện nay. Nhóm ao nuôi cao triều có tổng thu nhập/hộ là 415,2 triệu/đồng/ hộ/năm, tăng 55,4% so với trước năm 2008. Nhóm ao

nuôi thấp triều hiện nay có tổng thu nhập là 406,9 triệu đồng/hộ/năm , tăng 46,7% so

với trước năm 2008.

Có thể thấy rõ, hoạt động NTTS không có sự thay đổi lớn, nhưng chiếm thu nhập lớn nhất, hiện nay mọi hộ dân đều chuyển sang nuôi xen ghép, hinh thức này không đòi hỏi đầu tư cao, và ít rủi ro hơn, cho nên người dân chọn nuôi hình thức xen ghép như một giải pháp an toàn. Trước năm 2008 thu nhập bình quân một lao động ANCT là 80,1 triệu đồng, đến năm 2017 là 133,07 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu nhập lao

động hộ tăng 5,9 triệu/lao động/năm, đối với ANTT thu nhập lao động hộ là 72,4 triệu/năm, đến 2017 là 133,9 triệu đồng/năm, tăng 6,9 triệu/năm, có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ này vì phần lớn hộ dân ở ANTT có các nghề phụquanh năm và ít chịu sự

rủi ro hơn do nuôi trồng một vụ và thu hoạch trước mùa mưa bão.

3.5.1.3 Vốn xã hội

Nguồn vốn xã hội của nông hộ được thể hiện thông qua việc tham gia các tổ

chức Hội tại địa phương. Theo số liệu điều tra, có 33 hộ tham gia Hội nông dân và 49 hộ tham gia Hội Phụ nữ là hai tổ chức được nhiều được nhiều người tham gia nhất. Số người tham gia các tổ chức như hội cựu chiến binh, chi hội nghề cá... là 24 hộ. Việc tham gia vào các tổ chức Hội tại địa phương mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong lĩnh vực sản xuất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, theo đánh giá của những người

tham gia Hội thì những hoạt động của Hội chưa đápứng được mong muốn của người dân, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Một số tổ chức Hội chưa hoạt động trong thời gian qua đã tạo tác động tiêu cực cho người tham gia. Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy, các tổ chức Hội là kênh truyền thông tin, trao đổi kinh nghiệm rất hữu hiệu, đây được xem là nguồn quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền cũng như

vận động người dân tham gia vào các công tác cảnh báo và phòng chống các tác hại do thủy tai gây ra tại địa phương.

Nhìn chung, nguồn vốn xã hội khá tốt do tính cộng đồng cao, chính quyền các cấp địa phương cũngđã có những hỗ trợ tích cực tuy nhiên sự hỗ trợđó không đủ để

giúp các hộ gia đình vượt qua được khó khăn khi phải đối mặt với những tác động của các hiện tượng thủy tai.

3.5.1.4.Vốn tự nhiên

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: đây được xem là nguồn vốn hết sức quan trọng của các hộ gia đình và quyết định rất nhiều đến sinh kế của các hộ vì khi một hộ diện tích ao hồ lớn thì thu nhập thu được của hộ này sẽ được tích lũy nhiều

hơn.

Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi hộ nuôi cao triều có diện tích mặt nước khoảng 0,76 ha. Hộ gia đình vùng nuôi thấp triều có diện tích nuôi trồng mỗi hộ lớn

hơn, với diện tích trung bình mỗi hộ là 1,02 ha.

3.5.1.5. Vốn vật chất

Đặc điểm nhà ở: theo kết quả điều tra, 85,4% hộ trong tổng số 96 hộ được phỏng vấn là nhà mái bằng kiên cố, chỉ 14,6% còn lại là nhà cấp 4. Vì 2 xã gần ven biển nên địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hiện tượng thủy tai

đặc biệt là ngập lụt, do vậy các nhà dân đều có bố trí một không gian trên cao để có thể di chuyển cả người và đồđạc lên đó khi có lũ. Hơn nữa, sau trận lũ lịch sử năm

2010, bên cạnh việc người dân tự ý thức được, Chính quyền địa phương cũngđã vận

động xây dựng nhà cao hơn đỉnh lũ lịch sử và chủ động gia cố lại nhà cửa trước khi mùa bão lũđến nên hiện tại khảnăng bịảnh hưởng về nhà ở của các hộ gia đình khi có thủy tai là rất ít.

! Phương tiện sản xuất: kết quả điều tra cho thấy 100% hộ có thuyền không

động cơ ,chỉ có 49 hộ trong 96 hộ có thuyền có động cơ do đó các hộ sẽđặc biệt gặp khó khăn vềphương tiện sản xuất trong mùa lũ.

! Phương tiện sinh hoạt: các hộ hiện nay hầu hết đã có tivi, xe máy và các thiết bị thiết yếu khác , tuy nhiên số hộ có các thiết bị sinh hoạt như điều hòa, máy

phát điện, bình nóng lạnh vẫn còn ít.

Nhận xét chung:năng lực thích ứng thông qua 5 nguồn vốn sính kế của các hộ gia đình ở mức trung bình, các hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình dễ bị

thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng trước các hiện tượng thủy tai vì hạn chế về vốn con

người và trình độ. Vốn vật chất ở hộ thấp triều hạn chếhơn những hộ ao nuôi cao triều về hệ thống ao mương, các máy móc phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản. Và thu nhập từ nguồn chính ở ao nuôi thấp triều chỉ thu hoạch 1 vụ, nên khi có sự cố do các hiện tượng thủy tai thì sẽ chịu ảnh hưởng và thiệt hại về tài chính nhiều hơn các ao

nuôi cao triều do không thể nuôi vụ khác bù lỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)