3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. Hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Hoạt động nuôi trồng thủy sản dưới tác động của thủy tai bị tác động tiêu cực về nhiều mặt như thủy hải sản sinh trưởng chậm, năng suất giảm, môi trường nước bị thay đổi do nhiễm mặn và ô nhiễm, dịch bệnh nhiều hơn, và có lứa bị mất trắng.
Bảng 3.18. Phương thức ứng phó với thủy tai trong nuôi trồng thủy sản (%)
Hoạt động ứng phó Tổng số
Cao triều Thấp triều
Đầu tư nhiều chi phí hơn 76 69.7
Bỏ nhiều công lao động hơn 72 63.04
Thay đổi phương thức nuôi trồng 94 100
Thay đổi giống thủy hải sản 94 100
Tăng quy mô nuôi trồng 8 0
Giảm quy mô nuôi trồng 10 0
Một số lao động trong hộ chuyển sang làm nghề khác 6 8.7
Không thay đổi gì cả 0 0
Nguồn : Phỏng vấn hộ, 2018
Để đảm bảo tính ổn định và đạt hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, các nông hộ
Việc thay đổi phương thức nuôi trồng và thay đổi giống được các hộ lựa chọn nhiều nhất, với 100% hộ thấp triều và 94% hộ cao triều thay đổi chuyển sang nuôi xen
ghép và thay đổi phương thức phù hợp hơn là thu tỉa thả bù, nguyên nhân do những
năm trở lại đây nuôi
chuyên tôm một vụ
không còn đem lại hiệu quả cao, nuôi tôm liên tiếp thất bại do dịch bệnh, môi trường nước ô nhiễm nên người dân
đều chuyển sang
phương thức nuôi mới. Hình thức nuôi xen ghép nhiều đối
tượng sẽ tạo cho ao nuôi sự đa dạng về đối
tượng, đảm bảo sự cân bằng sinh học, nó sẽ
làm cho môi trường
nước trở nên tốt hơn.
Một yếu tố nữa khiến các hộ dân chọn hình
thức nuôi xen ghép là hình thức này nuôi nhiều đối tượng trong một ao, mỗi loại sẽ có giới hạn sinh thái khác nhau nên sẽ giảm được tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ pH, độ mặn do BĐKH gây ra, hình thức này cũng sẽ làm giảm thiệt hại nếu gặp yếu tố
dịch bệnh bùng phát, bởi thông thường một loại dịch bệnh không thểtác động lên tất cảđối tượng nuôi. 6% hộ còn lại trong nhóm nuôi cao triều cho rằng nuôi chuyên tôm
đem lại lợi nhuận cao hơn, và họ đều thuộc hộ có tài chính cao nên có khảnăng xây
dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi kiên cố, có khảnăng chống chịu cao khi có sự cố .
Cách đầu tư nhiều chi phí hơn cũng được áp dụng nhiều hồ nuôi CT là 76% và hồ nuôi TT là 69,7%, mặc dù chi phí về mua giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc của hình thức nuôi xe ghép ít hơn hình thức NCT nhưng hiện nay do sựtác động của các hiện tượng thủy tai thất thường nên người dân phải đầu tư nhiều chi phí vềcác tư liệu sản xuất hơn. Trước đây độ mặn ao nuôi đầm phá ổn định nên việc thả tôm giống dễ dàng, nhưng hiện nay độ mặn thất thường, mùa khô độ mặn tăng lên, mùa mưa độ mặn giảm nhiều nên các hộ dân phải đầu tư thêm máy đo đểđo độ mặn trước khi thả giống.
Ngoài ra người dân hiện nay còn đầu tư thêm nhiều cho việc gia cốđê điều, giăng lưới Hộp 7: Theo ông Nguyễn Văn Còn ở thôn Kế Sung xã Phú Diên cho biết : “đối với những ao nuôi cao triều
trước năm 2008, họ chỉ nuôi tôm 2-3 vụ/năm, sau đó người dân chuyển sng nuôi xen ghép 2 vụ/năm, vụ 1 nuôi xen ghép và vụ 2 chủ yếu là thả nuôi cá dìa, mặc dù vụ 2 nuôi thời gian ngắn hơn nhưng đem thu nhập cao hơn vụ 1. Đối với hình thức nuôi thấp triều, người dân cũng
chuyển sang hình thức nuôi xem ghép chỉthả 1 vụ, và thu
tỉa quanh năm như vậy mức độ rủi ro sẽ giảm”.
Hộp 8: Theo ông Trần Hoàng, thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân
ở hộ nuôi thấp triều: “sau mùa mưa lũ , sang cuối tháng
1, đầu tháng 2 âm lịch khi độ mặn trong nước đạt 7% thì bắt đầu thả tôm giống , cua, cá. Sau hơn 2 tháng bắt đầu thu tỉa tôm và cá, chỉ thu những con to, con nhỏ thả trở
lại ao nuôi. Tiến hành thu liên tục trong vong 15 – 2-
ngày, sau đó tiếp myua thêm con giống thả bù vào , số lượng thả bù phụ thuộc vào sản lượng đã thu, khoảng 1 tháng sau lại tiếp tục đến cuối tháng 8”
quanh ao, đầu tư thêm máy quạt nước, bỏthêm đường đen khi nước ngọt hóa, bón các loại vôi để diệt khuẩn, tăng khoảng 30% chi phí so với trước đây.
Trước sự tác động thất thường của các hiện tượng thủy tai, người dân cũng phải bỏ thêm nhiều công lao động hơn, nhóm hộ CT là 72% và TT là 63.04%
Sự tăng giảm quy mô ao nuôi chỉđược thực hiện bởi nhóm hộ cao triều, bởi có nhiều hộ khi chịu sựtác động của các hiện tượng thủy tai không có khảnăng phục hồi thì sẽ chuyển sang nghề khác và giảm diện tích vì không có vốn để tu bổ với 10% và 8% số hộtăng quy mô diện tích ao nuôi.