3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từđó, đánh
giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Đó là các tài liệu thu thập được từ các
cơ quan cấp xã như Nghị quyết và Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân, Phú Diên, báo cáo tổng kết tình hình phát triển Dịch vụ, ngành nghề, TTCN, Ngư-nông-lâm nghiệp năm 2017 Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, UBND xã Phú Diên, Báo cáo kinh tế xã hội xã Phú Xuân năm 2017...
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra khảo sát thực địa: các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn
được khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại khu vực nghiên cứu điển hình đó.
- Phỏng vấn người am hiểu: Chủ tịch /Phó chủ tịch UBND xã Phú Diên và xã Phú
Xuân, trưởng thôn 2 xã, cán bộ khuyến ngư ... để thu thập thông tin
-Phỏng vấn hộ: Sau khi xác định được chính xác khu vực nghiên cứu, phương
pháp phỏng vấn hộ gia đình bằng phiếu câu hỏi điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin cơ bản về hộ gia đình, thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế của hộ gia đình, các hiện tượng thủy tai, những hỗ trợ của chính quyền địa phương và các
giải pháp ứng phó với thủy tai cũng như việc áp dụng các kiến thức bản địa của người dân khi gặp phải những khó khăn liên quan đến thủy tai.
Sau khi phỏng vấn hộ gia đình, tiếp tục thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu để
nhằm tìm hiểu một cách rõ hơn về các hoạt động sinh kế, kinh nghiệm và nhận thức của
người dân địa phương trong việc ứng phó với những tác động của thủy tai.
Các hộđược lựa chọn điều tra là những hộmang tính đại diện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thủy tai, gồm các hộ có điều kiện
tương đương, không có nhiều sự chênh lệch theo hướng dẫn của cán bộ địa phương.
Tổng số hộgia đình được điều tra là 96 hộ.
Với cách tiếp cận như trên, kiến thức bản địa và sự biến đổi sinh kếdưới tác động của thủy tai đối với nuôi trồng thủy sản sẽđược thu thập và điều tra khảo sát hộgia đình thông qua bảng hỏi, bảng hỏi này cần phải được thiết kếsao cho bao quát được nội dung trên.
- Phương pháp thảo luận nhóm
-Thành phần nhóm: 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 người dân ở mỗi xã có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, hiểu rõ về hiện tượng thủy tai, tình hình thích ứng sinh kếở địa phương .
-Nội dung thảo luận: Hiểu biết chung về nuôi trồng thủy sản và đời sống, các hiện tượng thủy tai ,tần suất xuất hiện thủy tai, mức độ trầm trọng của các hiện tượng thủy tai đến nuôi trồng thủy sản. Những giải pháp mà người dân ứng phó trước hiện
tượng thủy tai.