Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi thủy sản ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi thủy sản ghép

Đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi thủy sản ghép Tôm Sú (Penaeus monodon)

- Đặc điểm phân bố: Tôm Sú phân bố ở Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, đặc biệt phân bố tập trung ở Đông Nam Á như Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, tôm Sú phân bố tập trung ở duyên hải miền Trung, miền Bắc và rất ít ở miền Nam.

- Đặc điểm môi trường sống: Tôm Sú thuộc loại rộng nhiệt, có thể sống ở nhiệt

độ 12 - 370C, thích hợp nhất từ 25 - 300C, độ mặn 15 - 38 ‰, khoảng sống tốt nhất 20 - 25 ‰. Hàm lượng oxy hòa tan 3 - 15mg/l, tốt nhất 5 - 10 mg/l, pH 5 - 9 và thích hợp nhất từ 7,5 - 8,5.

- Dinh dưỡng và sinh trưởng: Tôm Sú là loài ăn tạp, cường độ bắt mồi lớn, đặc biệt thích ăn giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, các mãnh vụn hữu cơ. Trong ao nuôi chúng bắt mồi mạnh vào sáng sớm và chiều tối[4]

Cua Xanh (Scylla paramamosain)

- Tên gọi: Cua Xanh có tên tiếng Anh là Mud Crab, Green Crab, hay Mangrove Crab. Tên tiếng Việt là cua Biển, cua Sú, cua Xanh, cua Bùn, loài phân bố

chủ yếu ở vùng biển nước ta là loài Scylla parapamosain mà trước đây thường hay gọi nhầm là Scylla serrata.

- Hình thái cấu tạo: Cua Xanh là một trong những loài cua biển có kích thước lớn. Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày có tẩm vôi và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được chia thành hai phần: phần đầu ngực và phần bụng.

- Sinh trưởng: Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm qua mỗi lần lột xác khối lượng cua tăng trung bình 20 - 50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ

19 - 28 cm với khối lượng từ 1 - 3 kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 - 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng, cua đực thường nặng hơn cua cái.

- Sinh sản: Cua biển thành thục sau 1 - 1,5 năm tuổi. Kích cỡ cua thành thục lần

đầu có khác nhau nhiều. Khi đến tuổi thành thục, cua phải di cư thành đàn ra vùng ven biển có độ mặn thích hợp để giao phối và sinh sản (mùa hôi cua). Mùa di cư khác nhau tùy theo điều kiện môi trường từng nơi. Vùng biển phía Nam nước ta cua thường di cư

vào tháng 7, tháng 8 và mùa sinh sản chính thức từ tháng 10 đến tháng 12 năm sau. Miền Bắc cua thường di cư sớm vào tháng 2, tháng 3 và ôm trứng nhiều vào tháng 4 đến tháng 7. Trong quá trình phát dục của cua biển, ngoài sự biến đổi về tập tính sống (di cư sinh sản), cua còn có sự biến đổi lớn về màu sắc, độ lớn của bụng, phát triển tuyến sinh dục và những cơ quan liên quan[3]

Cá Dìa

Tên gọi: Khoa học: Siganus guttatus Bloch, 1978 có tên gọi Tiếng Anh: Orange - spotted spinefoot, golden rabbitfish. .

- Hình thái và kích cỡ: Thân hình thoi cao, dẹt, chiều dài thân bằng 1,8 - 2,4 lần chiều cao, miệng bé, lưng có màu xanh thẫm, phía dưới màu bạc, có một chấm màu vàng sáng, nằm gần kề gốc của một số vây tia vây lưng cuối cùng. Đầu có các vạch mờ

và trên thân có nhiều chấm màu vàng, nâu sắp xếp đều đặn. Chiều dài lớn nhất 50 cm, thường gặp 15 - 25 cm, cân nặng tối đa 1760 gam.

- Đặc điểm môi trường sống: cá Dìa là loài rộng muối, sống từ vùng nước lợ đến biển, nhiệt độ: 24 - 280C, độ sâu: 1,6 m, sống ở những nơi có nhiều thức ăn là rong Biển hay rêu mọc trên đá, chất đáy: cát, cát bùn hay rạn đá ven bờ.

- Sinh trưởng: Cá Dìa là loài cá ăn thực vật. Thức ăn ưa thích là rong biển, rêu đá, cỏ biển. Giai đoạn ấu trùng, cá Dìa ăn động vật phù du, sang giai đoạn còn non và con trưởng thành dinh dưỡng hoàn toàn bằng rong cỏ thủy sinh và mùn bã hữu cơ. Nguồn thức ăn trong đầm có vai trò quan trọng. Thành phần thức ăn của cá Dìa chấm (S. gustatus) trưởng thành tại đầm Ô Loan xác định được 30 loài thuộc năm ngành thực

động vật gồm: Cyanophyta (3 loài), Chlorophyta (4 loài), Heterokonto phyta (16 loài), Magnoliophyta (3 loài), Asrthopoda (3 loài). Cá có kích thước bé phổ thức ăn hẹp hơn

cá có kích thước lớn.

Cá một năm tuổi có kích thước 152 cm, 2 năm đạt 229 cm, 3 năm trung bình 272 cm. Trong mỗi nhóm tuổi, con cái có tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm hơn

cá đực. Cá cái chỉ lớn nhanh vào thời kỳđầu, sau đótăng truởng về chiều dài giảm, cá bắt đầu tăng khối lượng để tích lũy chất dinh dưỡng cho mùa sinh sản.

- Sinh sản: Kích thước thành thục từ 20-24 cm, thời gian trứng nởở nhiệt độ 26 - 300C, độ mặn 22 - 24 ‰. Ấu trùng phát triển tốt nhất ở 22 - 260C. Với đặc tính sinh học trên, cá Dìa đã được người dân chọn làm đối tượng nuôi đơn và nuôi ghép trong ao nuôi vùng đầm phá. Những ao có nuôi cá Dìa, thường giảm đáng kể lượng rong

Cá Kình

Tên gọi: Khoa học: Siganus oramin, thuộc bộ cá Vược

Ở Việt Nam, cá Kình xuất hiện ở tất cả các vùng biển, cửa sông, đầm phá, tập trung nhiều nhất ở Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộnhưđầm Thị Nại; tỉnh Bình Định,

đầm Ô Loan; tỉnh Phú Yên, Nha Phu; tỉnh Khánh Hòa và đặc biệt vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; Lăng Cô; tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đặc điểm môi trường sống: Cá Kình là loài rộng muối, sống từ vùng nước lợ đến biển, nhiệt độ từ 24 - 280C, độ sâu 1,6m, sống ở những nơi có nhiều thức ăn là rong biển hay rêu mọc trên đá, chất đáy: cát, cát bùn hay rạn đá ven bờ.

- Dinh dưỡng và sinh trưởng: là loài cá ăn thực vật. Thức ăn ưa thích là rong biển, rêu đá, cỏ biển và mùn bã hữu cơ. Trong mỗi nhóm tuổi, cá cái có tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm hơn cá đực. Cá cái chỉ lớn nhanh vào thời kỳ đầu, sau đó để tích lũy chất dinh dưỡng cho mùa sinh sản.

- Sinh sản: Kích thước thành thục của cá từ 15 - 18 cm, trứng nở ở nhiệt độ từ26 - 300C, độ mặn 22-24 ‰, ấu trùng phát triển tốt nhất ở 22 - 260C. Cá Kình đã được người dân chọn làm đối tượng nuôi ghép trong ao nuôi vùng đầm phá. Những ao có nuôi cá Kình thường giảm lượng rong đáy và cải thiện chất lượng môi trường nước[4]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)