Tác động biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sả n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.4. Tác động biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sả n

1.4.4.1. Tác động biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản Việt Nam

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2. Đây là các điều kiện tiềm năng để phát triển khai thác thủy, hải sản. Có thể

nói, trong số những lợi ích mà biển mang lại, thì nguồn lợi thuỷ, hải sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Trong thời gian qua, BĐKH đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế ở các vùng ven biển Việt Nam, trong đó có ngành nuôi trồng thuỷ sản:

Thứ nhất, sự tăng nhiệt độ đã ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thuỷ sản. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Ở các tỉnh miền Trung, hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật. Mặt khác, thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi bị

xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.

Thứ hai, ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng xâm ngập mặn đối với nuôi trồng thuỷ sản. Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng đã làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt, từđó làm giảm năng lực nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên đất liền các vùng đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). Biến đổi khí hậu cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới trữ lượng các bãi cá và nghề đánh cá trên các vùng biển nước ta.

Thứ ba, lượng mưa lớn và bất thường ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thuỷ sản. Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn, dẫn

đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh cho các loài nuôi. Với cơ chế tác động như vậy, BĐKH đã gây ra thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho

ngành ngư nghiệp và do đó nó cũng đã và đang gây ra những thay đổi bất lợi cho lao

1.4.4.2. Tác động biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên – Huế là một trong những tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền trung bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BÐKH) và nước biển dâng (NBD). Nhiều

năm qua, địa phương này đã chịu tác động của BÐKH với nhiều loại hình thiên tai: bão, lũ với cường độ mạnh; hạn hán kéo theo xâm nhập mặn vào sâu hơn trong mùa khô.

Tác động của BĐKH đến tình hình dịch bệnh ở đối tượng NTTS : Khi có sự trao

đổi nước giữa các thủy vực tự nhiên và vùng nuôi thủy sản do con người hoặc nước lũ

tràn về là nguyên nhân lây lan các chứng bệnh phổ biến cho cá nuôi như các bệnh do ký sinh trùng (bệnh trùng bánh xe, trùng quả dưa, nấm thủy mi, rận cá, bệnh đóng rong,

bệnh đốm trắng ở tôm…), các bệnh do vi khuẩn, vi rút như bệnh ghẻ hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh viêm ruột...

Bng 1.1. Diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh ở TTH giai đoạn 2005- 2012

Các giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích tôm thả nuôi (ha) 3.783 3.749 2.853 3.606 3.836 3.613 3.827 4.079 Diện tích tôm nuôi bị bệnh (ha) 635 211 1.053 170 154 961 199 182

Tỷ lệ (%) 16,8 5,6 36,9 4,7 4,0 26,6 5,2 4,5

Tổng sản lượng thu hoạch (tấn) 3.859 4.467 3.897 3.627 3.794 4.039 4.369 5.8

Nguồn :Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh TTH, (2007), Khảo sát/kiểm kê hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm phá TTH, Báo cáo tổng kết, Dự án IMOLA Huế.

Diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai và ô nhiễm môi trường đang làm cho

ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) chịu rủi ro cao. Trong mùa mưa bão, hầu như mọi hoạt động đánh bắt thủy sản đều ngưng trệ, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Ngoài ra, khi nước lũ tràn vào các ao nuôi có thểlàm thay đổi độ mặn của nước, ảnh

hưởng đến sựsinh trưởng và phát triển của các loài thủy hải sản.

Lượng mưa biến động tăng vào mùa mưa có thể dẫn đến quá trình ngọt hóa hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, làm cho các hệsinh thái đầm phá đặc trưng bị phá vỡ, nguồn lợi thủy sản nước lợ bị suy giảm nghiêm trọng. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ngưỡng chịu đựng làm cho các loài nuôi bị sốc dẫn đến chết hoặc chậm lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở các lồng nuôi, ao nuôi ở Hương Thủy, Quảng Điền, Hương Trà…

trong những đợt lũ liên tiếp những năm 2007-2010.

Việc phát triển mạnh mẽ trong NTTS còn làm suy giảm vốn tự nhiên. Hiện nay, qui mô NTTS ở một số vùng trên phá Tam Giang và trên một số nhánh sông lớn vượt khảnăng chịu tải.[15]

1.5. Biểu hiện Biến đổi khí hậu ở vùng nghiên cứu

1.5.1. Biến đổi v nhiệt độ

Ởvùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I không biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931 - 1940 đến nay, nhiệt độ trung bình tháng I lần

lượt tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1 - 0,30C; riêng thập kỷ 1941 - 1950 tăng mạnh nhất so với thời kỳ 1931 - 1940 là 1,00C (20,80C so với 19,80C). Từ thập kỷ 1961 - 1970, nhiệt độ trung bình tháng VII giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ giảm từ 0,1 - 0,40C cho

đến thập kỷ 2001 - 2010 đã giảm 0,90C so với thập kỷ 1961 – 1970.

So với các thập kỷtrước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế

giảm từ 0,1 - 0,20C. Đây là xu thếngược lại với xu thế chung của cảnước và toàn cầu .

Bng 1.2. Nhiệt độTB tháng I, tháng VII và TB năm ởvùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ gần đây (0C)

Thập Kỷ Nhiệt độ TB tháng I Nhiệt độ TB tháng Nhiệt độ TB

1931-1940 19,8 29,0 25,1 1941-1950 20,8 29,3 25,3 1951-1960 20,1 29,3 25,2 1961-1970 19,9 29,8 25,3 1971-1980 20,0 29,4 25,3 1981-1990 19,8 29,3 25,1 1991-2000 20,2 29,1 25,0 2001-2010 19,9 28,9 25,0

Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Quyết định số 313/QĐ-UBND về

việc phê duyệtKế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Thừa Thiên Huế

1.5.2. Biến đổi vlượng mưa

Mùa mưa ởvùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế từtháng IX đến tháng XII. Những năm có Lanina thì mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ra lũ lớn, lũ lịch sử, như

1978, 1988, 1990, 1993, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003, 2004, 2009, 2010. Cụ thể, ngày

4 và 5/11/1999 lượng mưa tại Huếlên đến 2.800mm/ngày đêm gây lũ lịch sửnăm 1999

và từ ngày 01-04/10/2010 mưa lớn với lượng mưa từ 500-700 mm có nơi đến 1.000mm- 1.300 mm (trong 04 ngày) gây lũ lớn TP Huế [1].

Bng 1.3. Lượng mưa TB tháng I, tháng VII và TB năm ởvùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong các thập kỷ gần đây (mm)

Thập kỷ Lượng mưa TB Lượng mưa TB Lượng mưa TB năm

1971-1980 89,5 155,3 2.666

1981-1990 95,7 106,5 2.575

1991-2000 131,1 50,0 3.093

2001-2013 124,1 81,8 3.273

Kết quả phân tích bảng 2 cho thấy điểm chung là lượng mưa trung bình năm trong

những năm gần đây có xu hướng tăng và thập kỷ 2001 - 2013 có lượng mưa trung bình lớn nhất.

Lượng mưa trung bình tháng I vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế trong thập kỷ 2001 - 2013 so với lượng mưa trong thời kỳ chuẩn khí hậu 1971 - 1990 không

thay đổi đáng kể.

So với lượng mưa thời kỳ chuẩn 1971 - 1990 thì lượng mưa tháng VII ở Huế giảm

23%, lượng mưa tháng 10 tăng 27% và lượng mưa trung bình năm tăng 22%.

Đặc biệt có sự chênh lệnh lượng mưa giữa tháng I và tháng VII, tăng lượng mưa vào tháng 1 trong giai đoạn 1991-2000 và 2001-2013 so với trước đó. Đây là một điểm bất thường trong biến đổi vềlượng mưa ở khu vực nghiên cứu.[18]

1.5.3. Nước bin dâng

Trong kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được xây dựng cho miền Trung Việt Nam, khi nước biển dâng 71 cm vào năm 2100, vùng ven biển Thừa Thiên Huế sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi mất đi một diện tích lớn đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản [1]. Theo dự báo diện tích ngập do nước biển dâng, tình trạng diện tích đất nông nghiệp bị ngập nhiều nhất là các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Hiện tượng nước biển ngày càng dâng cao sẽ gây tác động tiêu cực đối với các

vùng đất thấp tỉnh Thừa Thiên Huế bởi hiện tượng biển lấn, xói lở, nhiễm mặn và ngập lụt gia tăng.[18]

1.5.4. Thiên tai

- Lũ lụt: Trong vòng 50 năm trở lại đây, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn nửa đầu thế kỷ trước. Từnăm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huếgây mưa lớn và lũ lụt . Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau

luôn cao hơn lần trước. Năm 1999, trận lụt lịch sửđã có độ sâu ngập là 5,81 m. Trong

người và nhà cửa cho những người dân ở miền Trung. Mưa lớn liên tiếp kéo dài trong nhiều ngày đã gây lũ lớn, lụt lội, ngập úng tại nhiều nơi, phá hủy hàng ngàn công trình giao thông, nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà trong mực nước dâng cao, người dân không còn nơi cư trú, sinh hoạt, phá hủy hoa màu và cây ăn quả… thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷđồng

- Bão: Nhìn chung, xu hướng những năm gần đây bão xuất hiện ít hơn nhưng càng ngày cường độ cầng mạnh hơn, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường, gia tăng

tàn phá nhà cửa hoa màu, tàu thuyền đánh cá trên biển…

- Hạn hán và xâm nhập mặn: Khi nhiệt độngày càng tăng cộng thêm gió Tây Nam

khô nóng, lượng mưa lại phân bố thất thường và tập trung cao trong mùa mưa; bên cạnh

đó, mùa khô kéo dài từtháng I đến tháng VIII hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng IV đến tháng VII (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng III - IV và VII - VIII), lượng mưa chỉ đạt 20% lượng mưa so với trong năm nên tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh liên tục gay gắt và kéo dài. Hạn hán thường xảy ra hàng năm,

nhất là trong những năm có hiện tượng El - Nino. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng

như vào năm 1977 (nắng hạn 43 ngày từ 23/05 đến 04/07), 1993 - 1994, 1997 - 1998,

2003. Đợt hạn năm 1993 - 1994 có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 trong

lịch sử, lượng mưa đo được từ tháng I đến tháng VIII năm 1993 chỉ bằng 59% lượng

mưa trung bình năm cùng thời kỳ, năm 1994 chỉ bằng 47%; nhiệt độ cao nhất trong hai

năm 1993 - 1994 là 39 đến 40°C .

Độ mặn bình quân vùng cửa sông từnăm 2001 - 2013 trên 20‰, độ mặn lớn nhất xuất hiện từđầu tháng VI đến tháng VIII trên 33‰; biên độ dao động độ mặn giữa các

năm là 18,1‰ - 29,3‰. Độ mặn lớn nhất có sựthay đổi rất lớn, tăng từ 32,7‰ - 33,9‰. Theo kịch bản phát thải trung bình B2, đến năm 2020 mực nước biển có thểdâng đến 9

cm, tăng lên 25 cm vào năm 2050 và 71 cm vào năm 2100, khi đó diện tích đất các xã

ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai bị ngập tăng nhanh, đồng nghĩa với sự xâm nhập mặn tăng nhanh.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng thuỷtai tác động lên hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

Phạm vi nghiên cứu

Phm vi v ni dung: Nghiên cứu những hoạt động nuôi trồng thủy sản trước tác

động của thủy tai.

Phm vi v không gian: địa điểm nghiên cứu thực hiện ở các xã giáp biển có

người dân hoạt động nuôi trồng thủy sản đang chịu tác động do thủy tai .

Phm vi v thi gian:đề tài thu thập thông tin đến các vấn đề nghiên cứu trong vòng 20 năm.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đặc điểm vùng nghiên cu

-Điều kiện tự nhiên: Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu: vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu, đất đai, thổnhưỡng…

-Điều kiện kinh tế - xã hội: Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu: Dân số,

lao động, thu nhập, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng

- Đặc điểm hộ nghiên cứu

2.2.2. Các hiện tượng thy tai và đánh giá tác động thông qua nhn thc ca người

dân

2.2.3. Đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai đối vi hoạt động nuôi trng thy sn . sn .

- Tác động của thủy tai đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Đánh giá mức độtác động của thủy tai đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

2.2.4. Đánh giá khnăng và các hoạt động thích ng của người dân trong nuôi trng thu sn thu sn

- Khảnăng thích ứng của người dân thông qua 5 nguồn vốn

- Các giải pháp thích ứng với thuỷ tai của người dân trong hoạt động nuôi trồng thủy sản

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp chọn điểm

Điểm nghiên cứu: được xác định tại xã Phú Xuân và xã Phú Diên, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lý do chọn điểm:địa điểm lựa chọn đểđiều tra là xã thường xuyên chịu tác động nặng nề bởi các hiện tượng thuỷ tai hằng năm, là địa phương có số dân tham gia hoạt

động NTTS nhiều.

2.3.2. Phương pháp chọn mu

Dung lượng mẫu:

- Dung lượng mẫu được tính theo công thức Slovin n = N/(1+ N × e2 )

Trong đó: n: cỡ mẫu; N: đơn vị tổng thể ; e: sai số (% sai số cho phép) Ta có: N = 2690 (theo số liệu thống kê 2016); Chọn e = 0,1%

n = 2690/(1+2690× 0,12 )= 96,4

Từ kết quả trên, cỡ mẫu được khảo sát là 96 hộ

Tiêu chí chọn hộ: Hộ được nghiên cứu là các hộ đang sinh sống và hoạt động nuôi trồng thủy sản tại 2 xã huyện Phú Vang.

Cách thức chọn mẫu: tiêu chí chọn hộ là những hộ sinh sống tại 2 xã , huyện Phú Vang chịu sự tác động của thủy tai đến nuôi trồng thủy sản, hộ có điều kiện tương đương nhau.

Toàn huyện có 657 hộ nuôi co triều và 530 hộ nuôi thấp triều. Áp dụng công thức tính Slovin ta có 50 hộ cao triều và 46 hộ nuôi thấp triều.

2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từđó, đánh

giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Đó là các tài liệu thu thập được từ các

cơ quan cấp xã như Nghị quyết và Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân, Phú Diên, báo cáo tổng kết tình hình phát triển Dịch vụ, ngành nghề, TTCN, Ngư-nông-lâm nghiệp năm 2017 Phương hướng nhiệm vụ năm 2018, UBND xã Phú Diên, Báo cáo kinh tế xã hội xã Phú Xuân năm 2017...

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)