Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.6. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện

Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, việc phát triển

nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm, ổnđịnh đời sống cho đa số

người dân vùng ven biển và đầm phá, nhiều hộ làm ăn có hiệu quả đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đặc biệt việc ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới vào SX, đa dạng về hình thức tổ chức và đốitượng nuôi đượcđẩy mạnh đã góp phần tăng năng suất và sản lượng.

Nhờ sự chỉđạo của UBND huyện, ngành NTTS phát triển theo hướng bền vững, có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống cũng như phát triển KT - XH của địa phương. Hàng năm huyện có những kế hoạch để tăng diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng các loại thủy, hải sản. Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc ngành thuỷ sản, chính quyền địa phương hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch nguồn giống, cải tạo ao hồ, tổ chức, chỉđạo các vùng nuôi theo quy chế NTTS. Vì vậy, diện tích NTTS không ngừng được mở rộng.

Hiện nay diện tích NTTS của huyện là 2.486,5 ha, trong đó: Nuôi nước lợ là 2.226,2 ha, trong đó nuôi chuyên tôm: 176,4 ha (cao triều: 126 ha, hạ triều: 15,7 ha, nuôi tôm trên cát: 35 ha), nuôi xen ghép: 2.049,8 ha (cao triều: 510 ha, hạ triều: 750 ha, chắn sáo: 789,8 ha); nuôi nước ngọt là 260,3 ha.

Một số địa phương đưa một số diện tích trồng lúa vùng trũng năng suất thấp, kém hiệu quả KT sang nuôi 1vụ cá 1 vụ lúa, nuôi xen lúa cá. Tận dụng mọi nguồn vốn đểđầu tư xây dựng ao hồ nuôi cá nước ngọt, mở rộng mô hình nuôi cá lúa tập trung nhưở Phú

Đa, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ, Phú An. Nhiều hộ dân tận dụng diện tích vườn để đào ao nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình như Vinh Xuân,Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Hà...Vì vậy diện tích NTTS nước ngọt đã tăng lên rất nhiều.

Biểu đồ 3.1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009- 2017

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)

Qua biều đồ cho thấy, sản lượng NTTS của huyện giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 có những biến đổi nhất định, sự biến đổi này là do đặc điểm của ngành nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Năm 2009, đạt 2015,2 tấn, năm 2012 đạt 3095,9 tấn, tăng lên 1.080,7 tấn, tăng 53,6%. Giá trị sản phẩm thực tế của lĩnh vực NTTS năm 2017 đạt 111,7 tỷđồng. Nhìn chung trong cả giai đoạn sản lượng nuôi trồng

đều tăng lên. Tuy nhiên, có hai năm 2014, 2015, mặc dù diện tích nuôi được mở rộng hơn nhưng sản lượng lại giảm xuống so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2014, diện tích nuôi mở rộng thêm 34,6 ha, nhưng sản lượng lại giảm xuống 643,4 tấn so với năm 2013. Sở dĩ, năm 2015 sản lượng giảm mạnh như vậy là do tác động của thời tiết khí hậu, mưa bão nhiều làm cho nhiều diện tích nuôi trồng bị dịch bệnh cho nên sản lượng nuôi trồng giảm mạnh. Chính vì vậy, trong cả thời kỳ năng suất sản lượng NTTS chưa cao và chưa ổn định.[1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)