3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.1. Tác động của các hiện tượng thủy tai đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
Các hiện tượng thủy tai đã và đang tác động trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân. Trong đó mỗi yếu tố của thủy tai lại có sựtác động với mức
độ khác nhau trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
Bảng 3.10. Nhận thức của người dân vềảnh hưởng của thủy tai đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộgia đình (%)* Hiện tượng Cao triều N=50 Thấp triều N=96 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Bão 6 38 8 6 14 48 8.7 37 2.2 8.7 8.7 69.6 Khô hạn 38 40 34 8 0 8 19.6 41.3 39.1 15.2 0 13.04 Mưa lớn 8 44 10 8 12 52 4.3 47.8 19.6 4.3 10.9 32.6 Ngập lụt 4 28 12 18 0 72 4.3 19.6 21,7 15.2 0 67.4 Xâm nhập mặn 16 8 8 4 0 0 30.4 15.2 23.9 13.04 0 0
*(1): Sinh trưởng chậm; (2): Năng suất giảm; (3): Môi trường nước thay đổi; (4): Dịch bệnh; (5): Khó tìm nguồn thức ăn; (6): Mất trắng/thất thoát
Việc nuôi trồng thủy hải sản của người dân 2 xã Phú Diên và xã Phú Xuân phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, và các hiện tượng thủy tai ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản. Sự tác động của hiện tượng thủy tai tác động đến nuôi trồng thủy sản ở các hình thức nuôi cũng khác nhau, mức độ
thiệt hại cũng khác nhau ở các loại hình nuôi. Nhìn chung hiện tượng đáng kểđến nhất
đó là ngập lụt, ngập lụt có thể làm mất trắng cả một vụ nuôi trồng thủy hải sản, và mức độtác động của hai hình thức ao nuôi chênh lệch không đáng kể với ao nuôi cao triều là 72% , ao nuôi thấp triều là 67,4%.
Vùng ao nuôi hạ triều thường nằm ở vùng nước quá sâu, đầu tư đê ao chưa đảm bảo kĩ thuật ,không kiên cốnhư ao cao triều, xung yếu nên khi bịảnh ảnh hưởng của bão bờ đê quanh ao dễ bị sạt lỡ, dễ thất thoát và mất trắng tôm, cá gây thiệt hại cho
người nuôi với ý kiến là 69,6%, ao cao triều là 48%. Bão làm ảnh hưởng đến năng
suất vùng thấp triều và cao triều tươngđối bằng nhau là 38% và 37%.
Tiếp đến là mưa lớn, mưa lớn cũng là nguyên nhân chính gây ra mất trắng và giảm năng suất với ý kiến tương đối cao, ao thấp triều là 32,6% và 44%; cao triều là 52% và 47,8%. Ngoài ra mưa lớn cũng làm môi trường nước thay đổi, nhưng đối với ao thấp triều, do nguồn nước dùng để nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nước của đầm phá nên tỷ lệ sựthay đổi về chất lượng nước vùng thấp triều nhiều hơn vùng
ao cao triều lần lượt là 19,6% và 10%.
Hạn hán làm cho thủy hải sản chậm phát triển, làm giảm năng suất và hơn nữa còn làm thay đổi môi trường nước sinh sống của chúng.
Biểu đồ 3.3. Nhận thức của người dân vềảnh hưởng của thủy tai đối với nuôi trồng thủy hải sản của hộ gia đình ao nuôi cao triều
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với hình thức nuôi cao triều, hiện tượng thủy
tai tác động ít nhất đến nuôi trồng thủy sản là xâm nhập mặn. Do chủ động nguồn
nước đưa vào hồnên người nuôi có khảnăng điều chỉnh được nguồn nước, khi độ mặn
đạt chuẩn cho các đối tượng nuôi thì người dân mới đưa nước vào ao hồ. Tuy nhiên những năm gần đây, thời tiết bất thường, sự thay đổi độ mặn đột ngột cũng làm ảnh
hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Đối với ao thấp triều không chủđộng được nguồn
nước nên khi bị xâm nhập mặn ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng của các đối
tượng nuôi với ý kiến 30,4%, trong khi vùng ao cao triều có 16% hộ
cho rằng ảnh hưởng
đến việc sinh trưởng của đối tượng nuôi do khi có hiện tượng xâm nhập mặn, có thể điều chỉnh được nguồn nước, và có thể điều chỉnh độ mặn trong nước phù hợp với đối tượng nuôi. Hiện tượng ngập lụt ảnh hưởng đáng kể nhất, có 72% hộ nhận định ngập lụt có thể làm mất trắng vụ nuôi nếu chưa thu hoạch kịp. Ngập lụt lâu ngày cũng ảnh hưởng làm giảm năng suất với 28% ý kiến, 12% hộ cho rằng môi trường nước sẽthay đổi sau ngập lụt và 18% ý kiến sẽ xảy ra dịch bệnh.
Tiếp đến là mưa lớn, với 52% và 44% ý kiến cho rằng mưa lớn là nguyên nhân gây mất trắng và làm năng suất giảm. Với 44% ý kiến hộđồng ý làm giảm năng suất, 10% hộ cho rằng làm thay đổi môi trường nước, 8% cho rằng gây nên các dịch bệnh.
Bão trong những
năm gần đây tuy xuất hiện tần suất ít hơn nhưng cường độ ngày càng lớn khiến chi phí tu sửa ao ngày càng
tăng lên, lượng tôm, cá trong ao hồ thất thoát nhiều. Ý kiến bão làm mất trắng và giảm
năng suất là cao nhất với 48% và 38%, 14% hộ cho rằng bão cũng ảnh hưởng đến việc tìm nguồn thức ăn của các đối tượng nuôi.
Hộp 3: Ông Hồ Thọ, thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân:” Như năm
2009 bão số 9, năm 2010 có cơn bão số 9 và số 11, đã phá hủy hơn 75% bờ ao nuôi, thất thoát lượng cá lớn, lỗ hơn
80%, ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường nước và gây ra các dịch bệnh trong ao nuôi”.
Hộp 2 : Ông Lê Đình Kỷ, người dân ở thôn Thanh Dương,
xã Phú Diên cho biết: “Như lụt năm 1999 phức tạp và nguy hiểm nhất, hầu như là mất trắng, hay gần đây đợt lụt lớn
năm 2010 chỉ xếp sau lụt 1999 do có nhiều đợt mưa lũ xảy ra liên tục, diễn ra tốc độnhanh chóng đã làm tôm, cá trong ao hồ chết hết. Năm 2007, 2009 thời tiết bất lợi, mưa lâu
ngày kéo theo tình trạng ngọt hóa kéo dài, khiến cho nhiệt
độnước giảm đột ngột, trong nước có nhiều axit làm cho pH
trong ao tăng, tôm dễ sốc, kém ăn và dễ dịch bệnh, bị sốc chết, chậm lớn ,thất thu hơn 70% so với mọi năm”.
Hạn hán cũng ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản. Hạn hán tác động nhiều nhất theo ý kiến các hộ làm năng suất giảm, sinh trưởng chậm, và môi trường
nước thay đổi lần lượt là 40%, 38%, 34%.
Biểu đồ 3.4. Nhận thức của người dân vềảnh hưởng của thủy tai đối với nuôi trồng thủy hải sản của hộ gia đình ao nuôi thấp triều
Đối với hình thức nuôi thấp triều, do nguồn nước dùng để
nuôi hoàn toàn phụ
thuộc vào chất lượng
nước của đầm phá, nên hiện tượng xâm nhập mặn tác động đến các khía cạnh nuôi trồng,
đặc biệt là các tác động đến nguồn nước cấp nuôi trồng, sựsinh trưởng phát triển của
đối tượng nuôi, các yếu tốmôi trường, dịch bệnh, từđó ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận, cũng như kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của các hộdân. Tác động của xâm nhập mặn đến các bệnh nuôi trồng do môi trường là rất lớn .
Hộp 4 :Ông Lê Xuân Đáp, thôn Kế Sung, xã Phú Diên:” Nhiệt độđóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản. Mỗi loài có một khoảng giới hạn chống chịu nhất định. Ví dụnhư tôm thích hợp ở
nhiệt độ 25 – 30 °C hoặc thấp hơn 23 °C thì sự phát triển của tôm sẽ bịảnh hưởng như chậm lớn hoặc còi cọc. Nhiệt
độcao làm nước trong ao nuôi tăng lên quá mức chịu đựng
của tôm, cá, gây chết hàng loạt, thay đổi nhiệt độ còn làm phát sinh dịch bệnh cho các loài nuôi, môi trường nước xấu
đi.”
Hộp 5 : Ông Nguyễn Dân, thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân:”
Nguyên tắc của việc nuôi tôm nước lợlà độ mặn trong nuôi trồng phải giảm dần và tăng độ sâu của nước trong quá trình nuôi. Đầu vụnuôi, độ mặn cao, tôm thường ít bị
nhiễm bệnh, tỷ lệ sống cao; vào cuối vụđộ mặn thấp hơn để tôm nhanh lột vỏ. Độ mặn quá thấp khiến tôm dễ bị
bệnh mềm vỏ, chất lượng thịt kém và khảnăng phòng bệnh kém.”
Có 30,4% cho rằng sẽảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sựsinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước với 23,9% ý kiến hộ, sự biến động các
tính chất của nguồn nước đầm phá sẽ gây ra các bệnh môi trường như cong thân đối với tôm thẻ, tôm sú và bệnh mềm vỏ đối với cua, tôm sú. Và15,2% hộ nói rằng năng suất giảm và 13,04% ý kiến cho rằng dịch bệnh rất dễ xuất hiện trong
điều kiện môi trường thiếu ổn định và bị ô nhiễm.