3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức nuôimặn, lợ khác nhau. Nuôi quảng canh cổ truyền vẫn xuất hiện ở nhiều địa phương, nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh ngày càng phát triển và mở rộng.[7]
Nuôi tôm quảng canh
Nuôi quảng canh là hình thức nuôi dựa hòan toàn vào nguồn giống và thức ăn tự
nhiên không phải thả thêm giống nhân tạo, năng suất đạt từ 30- 300kg/ha/năm. Họ chỉ tiến
hành đắp đê khoanh vùng tạo thành những ao hồ có diện tích khá lớn (thường trên 2 ha), rồi lợi dụng thủy triều đểđưa giống và thức ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành thu hoạch, mật độtôm trong ao thường thấp, diện tích ao đầm lớn đểđạt sản lượng cao.
Ưu điểm của hình thức này là vốn vận hành không cao vì không phải chi phí mua giống và thức ăn. Kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực trên một đơn
vị sản xuất, thời gian nuôi không dài do giống đã lớn.
Nhược điểm là năng suất và lãi suất thấp, thường cần diện tích lớn, khó khăn trong
khâu vận hành và quản lý, đặc biệt đối với ao đầm tự nhiên có diện tích lớn, hình dạng phức tạp. Hiện nay mô hình đang hạn chếdo giá đất và công lao động tăng.[3]
Nuôi tôm quảng canh cải tiến
Đây là hình thức dựa trên mô hình nuôi quảng canh nhưng có bổ sung về nguồn giống và thức ăn, tuy nhiên mật độ giống bổ sung thấp từ 0,5 – 2 con /m2 ao nhằm tăng năng suất của đầm nuôi và giá trị của sản phẩm xuất khẩu.
Ưu điểm là hình thức này chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống nhân tạo hoặc chủđộng thu gom nguồn giống ngoài bãi triều. Kích thước tôm thu hoạch lớn,
giá bán cao, tăng được năng suất đầm nuôi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chăm
sóc và quản lý ao.
Nhược điểm là phải bổ sung nguồn giống có kích thước lớn để tránh hao hụt do dịch, năng suất và lãi còn thấp.[3]
Nuôi tôm bán thâm canh
Đây là hình thức dùng phân bón đểgia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên ngoài. Bằng nguồn thức ăn tươi sống, cám gạo... nguồn giống nuôi từ
nguồn giống nhân tạo, tôm thả với mật độ 6 – 10 con/m2 trong diện tích ao nhỏ từ 2000 – 5000 m2.
Ưu điểm của hình thức này là hệ thống ao được xây dựng hoàn chỉnh, dễ quản lý,
kích thước tôm thu hoạch lớn, giá bán cao.
Nhược điểm là năng suất còn thấp.[3]
Nuôi thâm canh
Đây là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào nguồn giống và nguồn thức ăn nhân tạo. Thức ăn tựnhiên không đóng vai trò quan trọng mà chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường. Mật độ thả nuôi từ 15 – 30 con/m2, diện tích ao nuôi từ 1000m2 – 10.000m2.
Ưu điểm là ao này được xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, trang thiết bịphương tiện như máy móc, điện, máy quạt nước... đầy đủ, dễ vận hành.
Nhược điểm là tôm khó đạt kích thước lớn, thu hoạch thường 45 – 50 con/kg, giá bán thấp, chi phí vận hành cao.[3]
Nuôi tôm trên cát
Nuôi tôm trên cát thuộc nhóm nuôi thâm canh. Việc xây dựng các hồ nuôi tôm trên cát trên các bãi cát dọc bờ biển, ven cácđảo đã có từ thập kỉ 90 của thế kỉ trước. Một sốnước như Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan đã lợi dụng các bãi cát ven biển để xây dựng các hồđểnuôi tôm sú thương phẩm.
Ưu điểm là dễxây dưng, giá thành không cao, năng suất nuôi trồng cao hơn do có
Nhược điểm là đòi hỏi phải dùng nước sạch và nước ngầm. Thường xuyên có gió mạnh, bão làm dịch chuyển các cồn cát gây khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm và sản xuất. [3]
Nuôi cá lồng bè trên biển
Đối tượng nuôi khác nhau ở các địa phương. Khu vực ven biển trong vùng vịnh Bắc Bộ chủ yếu nuôi cá song, cá giò, cá hồng, cá tráp vây vàng. Một số tỉnh ven biển đã phát triển hình thức nuôi này.
Nguồn cá giống chủ yếu dựa vào thiên nhiên và khảnăng đánh bắt ngư dân, chưa đáp ứng số lượng, chất lượng và tính thời gian của con giống cho nghề nuôi cá lồng bè trên biển cảquy mô gia đình và quy mô công nghiệp.[3]
Nuôi cao triều
Là hệ thống nuôi được đầu tư lớn, từ xây dựng ao nuôi, đê bao kiên cố, xử lý ao,
đến đầu tư các thiết bị máy móc, chủđộng điều tiết nguồn nước trong ao nuôi. Cho nên
đối với ao cao triều người dân chủ yếu nuôi chuyên tôm. Nhưng hiện nay do phát sinh nhiều bệnh dịch nên hiệu quả nuôi trồng thấp nên dần chuyển sang hình thức xen ghép nhiều đối tượng, chủ yếu là tôm sú, cua và cá kình, cá dìa...[8]
Nuôi thấp triều
Là hệ thống nuôi có sựđầu tư trung bình, không chủđộng nguồn nước, quanh ao hồ nuôi có đê bao. Nguồn nước phụ thuộc trực tiếp vào mực nước của đầm phá. Nuôi
theo phương thức xen ghép, bán thâm canh bao gồm tôm, cua và cá.[8]