Một số đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội

3.2.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của 2 xã

Hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội,

đối với nông hộ các chỉ tiêu vềđộ tuổi nhân khẩu, lao động, trình độ hay số năm làm

nghềảnh hưởng rất lớn đến năng lực và hiệu quả sản xuất. Qua khảo sát đặc điểm xã hội của các hộ nuôi trồng ở 2 xã thu được kết quảnhư Bảng 3.2

Trong số 96 hộ (Xã Phú Xuân, thôn Xuân Ổ; Xã Phú Diên: thôn Thanh Dương

và thôn Kế Sung, 46 hộ nuôi thấp triều, 50 hộ nuôi cao triều) được chọn để khảo sát có 11 hộ trung bình, 85 hộ khá. Đây là những hộ có đất nuôi trồng thủy sản, lao động kinh nghiệm đặc trưng cho các hộ nuôi trồng ở 2 xã .

Bng 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của 2 xã

Chỉ tiêu ĐVT Xã Phú Xuân Xã Phú Diên

Tổng số hộ Hộ 50 46

Bình quân nhân khẩu /hộ Khẩu 4,8 4,9

Bình quân lao động /hộ LĐ 3,07 3,12

Bình quân trình độ chủ hộ Lớp 6,7 6,6

Bình quân sốnăm làm nghề Năm 21,3 21,03

Tỷ lệ hộ khá % 89 88,1

Tỷ lệ hộ trung bình % 11 11,9

Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 51,6 50,2

Diện tích NTTS/Hộ Ha 0,89 1,02

Nhìn chung ta thấy không có sự chênh lệch nhiều về nhân khẩu, lao động hộ, trình độ học vấn và sốnăm làm nghề, tuy nhiên về diện tích nuôi trồng thủy sản, mặc dù là xã có diện tích và số hộ nuôi trồng thủy sản ít, nhưng cũng vì lí do người dân không nuôi trồng bừa bãi mà có quy hoạch nên diện tích trung bình ao NTTS của hộ cao hơn.

3.2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội nhóm hộđiều tra

Đề tài thực hiện nghiên cứu tại xã Phú Diên và xã Phú Xuân, người dân ở đây

chủ yếu nuôi trồng thủy sản bằng hai hình thức là cao triều và thấp triều.

Bng 3.3. Đặc điểm nhóm hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Nuôi cao triều Nuôi thấp triều Bình quân chung Tổng số hộ Hộ 50 46 96 Bình quân nhân khẩu /hộ Khẩu 4,7 4,9 4.85 Bình quân lao động /hộ LĐ 3,12 3,04 3.08 Bình quân trình độ chủ hộ Lớp 6,18 7,2 6.67

Bình quân sốnăm làm nghề Năm 20,4 22,6 21.544

Tỷ lệ hộ khá % 86 91,3 88.5

Tỷ lệ hộ trung bình % 14 8,6 11.45

Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 53,28 50,4 51.9

Diện tích NTTS/Hộ Ha 0,76 1,02 0.88

Nguồn : Số liệu điều tra, phỏng vấn hộnăm 2018

Qua bảng ta thấy:

Vềlao động

Lao động là một trong 3 yếu tố cấu thành nên hoạt động sản xuất, là yếu tố cấu thành nên sản xuất, là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự thành công trong sản xuất.

Dù trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộđến đâu, sản xuất nông nghiệp được tiến hành bằng máy móc cơ giới thì quá trình sản xuất vẫn phải được tiến hành bằng sức

lao động con người.

Kết quảđiều tra 96 hộ nuôi trồng thủy sản cho ta thấy rằng: nhân khẩu bình quân hộ ở 2 nhóm chênh lệch nhau không nhiều ( nhóm ao nuôi cao triều 4,7 khẩu/ hộ; nhóm ao nuôi thấp triều 4,9 khẩu/hộ). Hai nhóm ao nuôi đều có sốlượng lao động xấp xỉ nhau , trong mỗi hộlao động chính là 2 vợ chồng và 1 đứa con đến tuổi lao động, cụ

Trình độvăn hóa

Các chủ hộ nuôi trồng thủy sản có bình quân trình độ khá thấp. Đây là một khó

khăn lớn trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp có tính chất hàng hóa cao vừa phải đảm bảo yếu tố bền vững đối với đất đai và môi trường. Cụ thể bình quân trình độ của nhóm hộ lần lượt là: hộ cao triều 6,2; hộ thấp triều 7,2.

Độ tuổi

Tuổi bình quân của chủ hộ nuôi trồng thủy sản là 51,9; đây là độ tuổi khá phổ

biến đối với nông dân sản xuất nông nghiệp, đối với độ tuổi này họ có ít nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên do lớn tuổi sức lao động có chiều hướng giảm là một trong những cản trở trực tiếp đến việc sản xuất, tiếp thu và áp dụng các kiến thức kỹ thuật nuôi trồng thủy sản mới vào thực tiễn sản xuất.

Sự chênh lệch về các nhóm hộ cao triều và thấp triều không nhiều, hộ cao triều là 53,4; hộ thấp triều là 50,4.

Sốnăm làm nghề

Bình quân sốnăm làm nghề của các hộ nuôi trồng thủy sản ở 2 xã khá cao. Tuy nhiên có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ, cụ thể nhóm hộ nuôi cao triều là 20,4 có số năm làm nghề thấp hơn nhóm hộ nuôi thấp triều là 22,6. Có sự chênh lệch như vậy là do hình thức nuôi thấp triều phổ biến hơn cao triều.

Diện tích NTTS

Theo điều tra cho thấy, với 96 hộ được phỏng vấn tại huyện Phú Vang thì bình quân chung mỗi hộ có 0,88 ha/hộ, hộ có diện tích nuôi lớn nhất là 2,5 ha và hộ có diện tịch nuôi ít nhất là 0,5 ha. Xét riêng cho từng hình thức nuôi thì các hộ

nuôi cao triều có diện tích nuôi trung bình cao nhất là 0,76 ha, hình thức nuôi thấp triều có diện tích nuôi tương đối lớn là 1,02 ha. Với những ao có diện tích lớn thì rất khó trong việc chăm sóc, do phát triển NTTS không có quy hoạch, mang tính tự

phát .

Kết quảđiều tra cũng cho thấy rằng hầu hết các hộ nuôi không có hệ thống ao lắng, ao lọc ở các vùng nuôi. Hơn nữa số ao nuôi không có cống cấp, cống thoát riêng biệt chủ yếu tập trung là ao thấp triều. Các ao lấy nước theo lên xuống của ao

nước thủy triều, các ao thấp triều lấy nước trực tiếp từ đầm phá và cũng tháo nước trực tiếp ra đầm phá nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Các ao cao triều phần lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)