CÁC HIỆN TƯỢNG THỦY TAI THÔNG QUANH ẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. CÁC HIỆN TƯỢNG THỦY TAI THÔNG QUANH ẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

DÂN

Tần suất xuất hiện các hiện tượng thủy tai

Bng 3.7. Nhận thức của người dân về tần suất xuất hiện của thủy tai so với những

năm trước đây

(Đơn vị tính: %)

Hiện Tượng Ít hơn Vẫn như cũ Nhiều hơn Không biết/Không có

Xâm nhập mặn 8.3 16.7 29.2 45.8 Khô hạn 14.6 34.4 44.8 6.3 Bão 59.4 16.7 19.8 4.2 Ngập Lụt 41.7 17.7 35.4 5.2 Mưa lớn 10.4 29.2 58.3 2.1 4. “ Nguồn: Phỏng vấn hộ 2018

Tần suất xuất hiện của các hiện tượng thủy tai được đánh giá dựa trên phần

trăm số hộ gia đình được phỏng vấn đồng tình. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, so với trước năm 1999, các hiện tượng thủy tai như mưa lớn, khô hạn và ngập lụt được các hộ gia đình nhận định là xuất hiện nhiều hơn so với các hiện tượng

khác (tương ứng là 60,4%, 44,8% và 35,4%). Và 58,3% người dân được phỏng vấn cho rằng tần suất xuất hiện của bão ít hơn tuy nhiên cường độ của từng trận bão lại

Biu đồ 3.2. Nhận thức người dân về tần suất xuất hiện của thủy tai so với những năm trước đây

Qua đồ thị biểu diễn trên Biểu đồ 3.1 có thể nhận thấy hiện tượng xâm nhập mặn có số hộ được hỏi lựa chọn phương án “không biết/không có“ là cao nhất; tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ các hộgia đình lựa chọn phương án “ít hơn hoặc vẫn như cũ“ và “nhiều hơn“, điều này được giải thích là do nhận thức của người dân chưa đủ hoặc một số người có thể nhận xét sai hoặc hiểu nhầm về các hiện tượng. Tỷ lệ chọn “không biết/không có“ chiếm tỉ lệ cao nhất là 45,8% , vượt trội hơn so với 2 lựa chọn “ít hơn

hoặc vẫn như cũ“ là 16,7 và “nhiều hơn“ là 29,2; trong đó tỷ lệ chọn “nhiều hơn“ vẫn

cao hơn. Có sự phân biệt tỷ lệ lựa chọn này là do xâm nhập mặn là hiện tượng xảy ra mang tính chất cục bộ, phụ thuộc nhiều vào vị trí phỏng vấn cũng như hoạt động sản xuất. Nếu các hộgia đình sống ở gần rìa đầm phá, nhất là các hộ dân nuôi ao thấp triều thì có thể nhận biết rõ được nước có bị nhiễm mặn hay không. Do đó tần suất xuất hiện của xâm nhập mặn được đánh giá ở mức trung bình.

Hiện tượng bão có tỷ lệ chọn “ít hơn hoặc vẫn như cũ“ nhiều hơn vượt trội là 59,4% và 19,8%, so với những năm trước đây tần suất bão được đánh giá có tần suất xuất hiện thấp hơn. Trước đây mỗi năm chịu ảnh hưởng khoảng 3-4 cơn bão nhưng

những năm gần đây chỉ xuất hiện 1-2 cơn bão mạnh gây ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản, với cường độ bão ngày càng mạnh hơn gây thiệt hại nặng nề. Như năm 2017, có 2 cơn bão số 12, 13 với cường độ mạnh làm thất thoát rất nhiều tôm, cá, nhiều hộ dân mất trắng vụ 2.

Đối với ngập lụt, vì tỷ lệ chọn “ít hơn là 41,7% và vẫn như cũ“ là 17,7%: cao hơn không nhiều so với tỷ lệ các hộ gia đình chọn “nhiều hơn“ là

35,2%, do vậy tần suất xuất hiện được đánh

giá ở mức độ trung bình, xuất hiện nhiều

đợt lũ kép, thất thường hơn.

Hạn hán và mưa lớn có tần suất xuất hiện cao nhất trong những hiện tượng thủy tai, vì hai hiện tượng này người dân dễ nhận định hơn và dựa vào tỷ lệ phần trăm các

hộ gia đình lựa chọn cao. Xuất hiện với tần suất nhiều hơn và kéo dài hơn. Đối với hiện tượng khô hạn, có 44,8% số hộ cho rằng nhiều hơn những năm vềtrước.

Trong mùa mưa, cường độmưa lớn kéo dài ,do tác động của BĐKH khiến lượng

mưa mùa hè tăng, lượng mưa mùa xuân giảm. Các kỷ lục của mưa đều tăng lên đồng thời với gia tăng tần số các đợt mưa lớn diện rộng. Mùa mưa trở nên thiếu quy luật

hơn, mưa dồn dập hơn trong các tháng cao điểm của mùa mưa. 58.3% ý kiến cho rằng tần suất xuất hiện mưa lớn nhiều hơn so với trước đây. Những năm trước 2004, khi thời tiết còn mưa thuận gió hòa, thì mưa có tác động tốt, nhưng điển hình như năm

2007, áp thấp nhiệt đới xuất hiện, gây mưa lớn kéo dài, lượng nước mưa trong ao lớn.

Đánh giá các hiện tượng thuỷ tai

Bảng xếp hạng tần suất xuất hiện của các hiện tượng thủy tai được thể hiện dưới

đây:

Bng 3.8. Thang điểm quy đổi tần suất xuất hiện của hiện tượng thủy tai

Tỷ lệ hộđồng ý hiện tượng thủy tai xuất hiện nhiều hơn

Tần suất xuất hiện Cho điểm

0-20 Thấp 1

21-40 Trung bình 2

41-60 Cao 3

Hộp 1 : Đánh giá người dân về sựtăng nhiệt độ hiện nay so với trước đây

Ông Phạm Đình Sáng , người dân ở xã Phú Xuân cho biết:”

Trong những năm gần đây, nhiệt độ hầu như diễn biến không theo quy luật tự nhiên so với 10 năm vềtrước, nhiệt

độ có chiều hướng tăng dần qua các năm, thể hiện rõ nhất là

đầu năm 2016, nhiệt độ cao hơ so với trước đây 1-2°C, ngay từđầu vụ nuôi vào cuối tháng 2, tôm chết liên tục “.

Bng 3.9. Tần suất xuất hiện của thủy tai giai đoạn 1999 - 2017

Hiện tượng Tần suất xuất hiện Cho điểm

Xâm nhập mặn Trung bình 2

Hạn hán Cao 3

Bão Thấp 1

Ngập lụt Trung bình 2

Mưa lớn Cao 3

Nhìn vào bảng ta thấy tần suất xuất hiện của mưa lớn và hạn hán là cao nhất, còn hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn xuất hiện mức trung bình, và cuối cùng bão xuất hiện ở mức thấp nhất.

3.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG THỦY TAI ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)