Tình hình nuôi trồng thủy sản 2 xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.4. Tình hình nuôi trồng thủy sản 2 xã

3.2.4.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản xã Phú Xuân

Biến động nuôi trồng thủy sảnDiện tích nuôi trồng thuỷ sản không thay đổi qua 3 năm, với diện tích là 434,12ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm giảm đáng kể là do tình hình dịch bệnh xảy ra vào năm 2015; năm 2014 là 227,24 ha đến năm 2011 là 100ha giảm 127,24ha tương ứng giảm 56% là do điều kiện tự nhiên, thời tiết biến đổi thất thường làm cho ao nuôi biến đổi lớn về biên độ các yếu tố môi trường như nhiệt

độ, PH…nên đã xảy ra bệnh trên tôm nuôi trên diện rộng . Trong khi đó diện tích nuôi xen ghép tăng lên, năm 2014 là 200,88ha và năm 2061 là 418,12ha tăng 133,24 ha tương ứng tăng 66%. Diện tích nuôi cá không thay đổi qua 3 năm là 6 ha. Mặc dù diện tích nuôi trồng có xu hướng chuyển dần về nuôi cá nhưng diện tích nuôi tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích nuôi.

Bng 3.4: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại thuỷ sản nuôi trồng của xã

Chỉ tiêu

2014 2015 2016 2016/2014

Ha % Ha % Ha % +/- %

Tổng diện tích 434,12 100 434,12 100 434,12 100

Nuôi chuyên Tôm 227,24 52,34 232,3 53,51 100 23 -127,24 -56

Nuôi xen ghép 200,88 46,27 195,82 45,1 334,12 75,61 133,24 66

Nuôi cá 6 1,39 6 1,39 6 1,39 - -

(Nguồn: Báo cáo thống kê xã)

Sản lượng và giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng của xã Phú Xuân

Sản lượng và giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có sự biến đổi qua các các năm. Trong các loại thủy sản thì tôm chiếm tỷ trọng rất lớn về mặt sản lượng cũng như giá trị sản lượng. Năm 2014, tổng sản lượng của xã đạt cao nhất trong 3 năm là 589,4 tấn; trong khi đó năm 2015 sản lượng chỉđạt 273,5 tấn giảm 315,9 tấn tức giảm 53,6%; năm 2016 là 419,1 tấn tăng lên 145,6 tấn tức tăng 53% so với năm 2015. Trong

đó, sản lượng tôm giảm 315 tấn tương ứng giảm 80% so với năm 2014 làm cho gía trị

sản xuất giảm 24.280 triệu đồng; bên cạnh đó sản lượng của các loại thuỷ sản khác

tăng 144,7 tấn tức tăng 74,4% làm cho giá trị sản lượng tăng 15.921 triệu đồng so với năm 2014. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra trên diện rộng trong năm 2015 làm thiệt hại kinh tế của niều bà con, dẫn đến khó khăn trong đầu tư cho vụ năm 2016.

Bng 3.5: Sản lượng và giá trị tổng sản lượng thuỷ sản thuỷ sản nuôi trồng của xã Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2016/2014 +/- % 1. Tổng SL Tấn 589,4 273,5 419,1 -170,3 -30 Tôm Tấn 395 27 80 -315 -80 Các loại TS khác Tấn 194,4 221,5 339,1 144,7 74,4 2. Tổng GTSL Tr.đ 38.199 18.880 29.840 -8.359 -22 Tôm Tr.đ 31.520 2.680 7.240 -24.280 -77 Các loại TS khác Tr.đ 6.679 14.200 22.600 15.921 238,37

(Nguồn: Báo cáo thống kê xã)

Sản lượng tôm giảm là do đa số diện tích nuôi bị thu hẹp lại, nuôi vụ 1 là chính. Sự

giảm sút này là do một số hộ dân của xã đã chủ quan thả nuôi sớm so với lịch thời vụ. Trong lúc thời tiết bất lợi, có những đợt không khí kéo dài xen giữa đợt nắng nóng làm cho biên độ nhiệt thay đổi đột ngột. Kết hợp với môi trường đầm phá bị ô nhiễm, nguồn giống không được đảm bảo đã làm cho tôm kém ăn và yếu dần gây chết trên diện rộng.

Đến năm 2016 thì tình hình nuôi tôm của xã đã trở nên ổn định trở lại với sản lượng thu

được là 80 tấn, trong đó, nuôi chuyên tôm thu được 70 tấn và tôm xen ghép được 10 tấn. Nhìn chung trong năm 2016 diện tích , sản lượng, năng suất tôm đều tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên cần phải chú trọng đến các phương án hay lịch thả

thời vụ của người dân. Bên cạnh đó, cần chủ động mở rộng các hệ thống giao thông thủy lợi, xây dựng kiên cố kênh mương cấp thoát nước là giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao năng suất tôm trong những năm tới.

3.2.4.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản xã Phú Diên

Mô hình nuôi tôm xen ghép bắt đầu xuất hiện ở xã Phú Diên vào năm 2005, trước đó, năm 2004, do các hộ nuôi chuyên tôm bị bệnh, đã bị thiệt hại nặng nề, gần

như là mất trắng hoàn toàn. Đến năm 2005, một số hộ bắt đầu có xu hướng chuyển sang nuôi xen ghép tôm, cua xanh với cá, việc nuôi xen ghép tuy không mang lại lợi nhuận cao như nuôi chuyên tôm nhưng ngược lại sẽ giảm bớt được rủi ro do đa dạng

đối tượng nuôi, khi có dịch bệnh xảy ra trên một loài thì vẫn còn loài khác, có thể vẫn

có được nguồn thu nhập. Tính đến nay, hầu hết các hộ đều đã chuyển sang nuôi xen ghép, chỉ còn một diện tích rất nhỏ là nuôi chuyên tôm ở vùng cao triều. Hình thức nuôi mà các hộ sử dụng chủ yếu là BTC, các đối tượng nuôi xen ghép chính là tôm sú, cua xanh và cá dìa, ngoài ra có xen ghép thêm các kình và cá đối nhưng tỷ lệ rất ít và chủ yếu là nuôi ở vụ Xuân. Với thời gian 1 vụ nuôi khoảng 4 tháng, hộ có thể lãi từ

tính hiệu quả của mô hình nuôi xen ghép. Tình hình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm xen ghép nói riêng ở Phú Diên trong những năm gần đây được thể hiên trong bảng sau:

Bng 3.6: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Phú Diên năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

Tổng diện tích nuôi

trồng sản Ha 140,9 108,55 108,55

Diện tích nuôi nước lợ Ha 70,55 70,55 70,55

Diện tích nuôi chuyên tôm Ha 1 2 3

Diện tích nuôi xen ghép Ha 69,55 68,55 67,55 Nuôi lồng Lồng 12 12 12 Diện tích nuôi nước ngọt Ha 70,38 38 38 Sản lượng Tấn 170,5 128,1 96,8 Tôm Tấn 22 31,5 23,5 Cua Tấn 13,9 11,5 19,5 Tấn 134,6 85,1 53,8

Nguồn: Số liệu từ UBND xã Phú Diên

Như vậy, tính đến năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Phú Diên

là 108,55ha, trong đó chủ yếu là nuôi xen ghép 67,55ha, chiếm khoảng 62,23% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn xã, nuôi chuyên tôm chỉ chiếm một phần rất ít diện tích (1 – 3ha). Diện tích nuôi xen ghép giảm dần qua 3 năm, mỗi năm giảm đi

1ha, phần diện tích giảm đi là do chuyển sang nuôi chuyên tôm ở vùng cao triều. Sản lượng nuôi trồng năm 2016 cũng có sự giảm đáng kể, mặc dù diện tích bằng với năm 2015 nhưng sản lượng chỉ bằng 75,56% sản lượng của năm 2015, nguyên

nhân chủ yếu là do năm 2016 tình hình thời tiết, môi trường có nhiều biến động, diện tích nuôi bị bệnh chết 28,6ha dẫn đến sản lượng nuôi bị thiệt hại. Mặt khác, do chất

lượng con giống không được đảm bảo, tỷ lệ sống của giống thấp cũng ảnh hưởng đến sản lượng nuôi. Hiện tại, địa phương chưa có cơ sở cung cấp giống, phần lớn giống

được mua ở trại giống Thuận An, số ít mua ở các tỉnh ngoài như Đà Nẵng, Nha

Trang,…ngoài ra, đối với các giống cá xen ghép có một tỷ lệ nhỏlà được các hộ bắt ở ngoài đầm phá vào nuôi.

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là ngành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộngư dân ở xã Phú Diên, do vậy mà kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng của các hộ còn mang tính tự phát nhiều, chưa tuân theo các quy trình kỹ thuật nuôi, thiếu vốn đầu tư, nguồn

nước bị ô nhiễm,… đang là những vấn đề gây khó khăn cho các hộ nuôi. Trong thời gian tới, cần phải có những biện pháp cụ thể về quy hoạch vùng nuôi, nghiên cứu những hình thức nuôi và đối tượng xen ghép có hiệu quả cao để đưa vào nuôi trồng, tập huấn kỹ thuật nuôi cho các hộđể hoạt động nuôi trồng thực sự mang lại hiệu quả

cao.[21]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động các hiện tượng thủy tai và hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)