D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn dạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân
T Mức độ đánh giá xếp loại Điểm số Ghi chú
2.6.2. Tự đánh giá về chất lượng can thiệp
• Về kết quả can thiệp
Dựa trên những đánh giá về chức năng sống, có thể thấy: - Về cơ thể:
+ TC đã bắt đầu có những thay đổi tích cực hơn, biết chăm chút bản thân hơn từ đầu tóc, cách ăn mặc… Khí sắc, nét mặt của TC cũng có phần tươi tỉnh hơn nhiều so với những buổi phiên đầu gặp NTL.
+ TC đã ngưng các hành vi cắt tay. Tuy nhiên vẫn duy trì việc cắn móng tay và cạy da tay.
- Về các mối quan hệ:
+ Trước đây, thay vì luôn tìm cách trốn các tiết học trên lớp, đặc biệt là tiết học thể dục, gần đây, trong buổi hoạt động ngoại khoá do trường tổ chức. TC đã cùng tham gia chương trình Halloween với các bạn trong lớp.
+ TC có sự chủ động trong mối quan hệ với mẹ, với bạn bè trong lớp. Trong các buổi làm bánh, TC đều mang về và mời bố mẹ.
- Về sức khoẻ tâm thần:
+ Mặc dù chưa chủ động trong việc chia sẻ cảm xúc của mình, nhưng xét ở góc độ tích cực, TC đã biết cách thay đổi những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tìm bằng chứng để phá vỡ những suy nghĩ, niềm tin đó.
+ TC vẫn duy trì tình trạng mệt mỏi vào mỗi buổi sáng, tuy nhiên thay vì tìm cách trốn tránh, TC vẫn cố gắng để kịp đi theo xe bus đến trường thay vì đi cùng xe với mẹ.
• Về kỹ năng, nghiệp vụ:
+ NTL đã cố gắng áp dụng các kỹ thuật trong CBT mà bản thân đã được học và tự nghiên cứu để thực hiện can thiệp - trị liệu đối với TC.
+ Do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, cho nên trong quá trình làm ca vẫn có những buổi phiên NTL chưa biết cách xử lý im lặng và còn gặp lúng túng trong việc lực chọn công cụ thực hiện đánh giá, công cụ trong khai thác thông tin…