Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 38 - 39)

D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn dạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân

E. Chưa bao giờ có giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

1.4.1. Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Mục đích

- Đây được coi là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong xuyên suốt quá trình trị liệu. Khác với hỏi chuyện bình thường của bác sỹ, hỏi chuyện lâm sàng không chỉ nhằm lắng nghe những than phiền của thân chủ về vấn đề của họ mà còn làm rõ những động cơ tiềm ẩn và các cơ chế tâm lý bên trong của thân chủ, cũng như trợ giúp tâm lý “khẩn cấp” cho họ trong những trường hợp cần thiết. Thông qua những thông tin thu thập được, dựa trên cơ sở của mối tương tác nghề nghiệp, đặc biệt giữa NTL và TC, đánh giá nhận thức, cảm xúc, hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của thân chủ, phân tích và sắp xếp chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó với các tiêu chí như loại hình, mức độ…để lập kế hoạch và đưa ra quyết định can thiệp phù hợp. [14]

Cách tiến hành

- Giai đoạn 1: Tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lần nhau giữa NTL và TC, giới thiệu nguyên tắc bảo mật thông tin; cùng xác định động cơ chủ yếu của cuộc nói chuyện.

- Giai đoạn 2: Làm rõ các than phiền của TC và các vấn đề liên quan; làm rõ bức tranh tâm lý bên trong của TC; cấu trúc hoá và mô hình hoá vấn đề của TC

- Giai đoạn 3: Làm rõ những kỳ vọng của thân chủ về kết quả của hỏi chuyện cũng như trị liệu nói chung, xác định quan niệm/ mô hình sức khoẻ chủ quan của thân chủ và mong muốn của thân chủ về vị thế tâm lý của bản thân.

- Giai đoạn 4: Xác định các điểm mạnh của thân chủ và những năng lực tâm lý - xã hội của thân chủ, thảo luận các phương thức khả thi để vượt qua/ giải quyết các vấn đề của thân chủ. [14]

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 38 - 39)