TỔNG KẾT GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 80 - 84)

D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn dạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân

T Mức độ đánh giá xếp loại Điểm số Ghi chú

TỔNG KẾT GIAI ĐOẠN

Sau 2 buổi phiên làm việc trực tiếp với TC và 2 buổi phiên làm việc với GVCN, gia đình của TC, NTL đã:

- Thiết lập được mối quan hệ tích cực và tạo được lòng tin với TC, tạo nên được không gian thoải mái trong các phiên làm việc, giúp TC dễ dàng chia sẻ câu chuyện và những vấn đề của bản thân hơn.

- Thông qua một số kỹ năng như hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm sàng, thực hiện trắc nghiệm và các thang đo, đánh giá được nguy cơ tự tử cũng

như tình trạng sức khoẻ tâm thần của TC.

- Cảnh báo về tình trạng không an toàn của TC tới các bên liên quan. Đống thời thảo luận và thống nhất với TC, GVCN, gia đình về kế hoạch can thiệp cũng như vai trò - trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình trợ giúp TC.

2.5.5. Phiên làm việc thứ 5

Thời gian: Ngày 28/11/2020

Mục tiêu của buổi phiên làm việc:

- Trao đổi với TC về vấn đề của TC và giáo dục tâm lý về “trầm cảm”

- Nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân bằng việc cung cấp kiến thức về quyền trẻ em, nhận diện các hành vi nguy cơ và trang bị các kỹ năng xử lý tình huống

- Xây dựng vùng an toàn: Nhận diện khu vực và mối quan hệ an toàn, lành mạnh. Thiết lập duy trì mối quan hệ an toàn cho TC tại trường học.

Hoạt động chính:

Tương tự buổi phiên làm việc hôm trước, hoạt động đầu tiên là việc TC tự đánh giá cảm xúc bản thân trong tuần qua và chia sẻ những sự kiện nổi bật của mình. Cảm xúc bao trùm của TC hôm nay có phần tồi tệ và điểm tâm trạng vẫn ở mức 3.

TC chia sẻ việc ngày hôm qua tiếp tục bị các bạn trêu, ở nhà cũng bị bố đánh vì TC đã làm vỡ chiếc đĩa thức ăn khi lấy từ lò vi sóng ra. Chính vì thế nên cả buổi học ngày hôm nay TC đã trốn trên Phòng y tế cho tới khi có lịch hẹn tại PTV.

Việc liên tục chịu đựng những hành vi bạo lực và những trải nghiệm của cảm xúc tiêu cực tại trường học cũng như gia đình khiến cho TC cảm thấy mất niềm tin vào tất cả các mối quan hệ xung quanh mình. Mẹ là người TC nghĩ rằng “quan tâm nhất trong nhà” cũng “hình như chưa bao giờ bênh con”. Do vậy, khi phải tìm cách giải quyết, gỡ rối những vấn đề của mình thì TC không tìm được mối quan hệ nào an toàn để có thể chia sẻ và tìm được sự cảm thông. Chính vì thế, TC dần dần tự đóng băng trong tất cả các mối quan hệ, làm gia tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm nặng hơn.

Thông qua kết quả từ các Thang đo mà TC đã thực hiện, đồng thời NTL đánh giá các khía cạnh chức năng của TC dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán, NTL xác định TC đang bị trầm cảm. NTL cũng động viên, khuyến khích TC trao đổi vấn đề này với gia đình và thực hiện đánh giá chuyên sâu tại cơ sở y tế uy tín.

NTL thực hiện giáo dục tâm lý cho TC hiểu thế nào là trầm cảm và những nguy hại của nó tác động đến bản thân mình. Để dễ hiểu hơn, NTL sử dụng biểu đồ mô phỏng để giải thích cho TC.

Hình 2.2: Mô hình tâm lý của người trầm cảm

Theo yêu cầu của NTL, TC thực hiện vẽ phác hoạ hình ảnh của người gây bạo lực với mình. Qua hoạt động này, NTL muốn đánh giá những suy nghĩ và mong muốn của TC với người gây bạo lực với TC tại trường học. TC có chia sẻ rằng, năm học lớp 6 của TC diễn ra vẫn rất vui vẻ. Tuy nhiên từ khi lên lớp 7, T.P bắt đầu chuyển đến, “N.H nhiễm tính xấu của T.P”- lời kể của TC. N.H đánh đau hơn, thường là đấm vào cánh tay và hay bịa lý do linh tinh để đánh. Nếu TC phản ứng bằng cách đánh lại thì sẽ bị đánh đau hơn, chính vì thế TC hay chọn cách để yên cho bị đánh.

NTL giáo dục tâm lý cho TC về “Vòng tròn bạo lực” để TC hiểu rằng, việc im lặng và chịu đựng không phải cách để giải quyết hay chấm dứt bạo lực mà chỉ làm cho bạo lực cứ mãi tiếp diễn. Cách để chấm dứt hành vi bạo lực chính là việc phải phá bỏ một trong những mắt xích tạo nên vòng tròn ấy. Ở mỗi mắt xích, NTL đều lấy ví dụ về cách để phá vỡ mắt xích ấy,

giúp TC hiểu rõ hơn về cách ứng phó và giải quyết bạo lực.

NTL cũng xác định rằng, để TC có khả năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống bạo lực ở bất kể môi trường nào, thì việc cung cấp những thông tin về quyền và nghĩa vụ đối với TC là điều cần thiết và quan trọng trước hết, là yếu tố giúp TC cảm thấy tự tin hơn khi phản kháng lại những hành vi bạo lực từ

những người xung quanh. Do đã có sự chuẩn bị cho kế hoạch và nội dung buổi

phiên làm việc hôm nay, nên NTL đã tìm hiểu và chia sẻ với TC về các quyền của

trẻ em, của học sinh thông qua video “Quyền con người”, để TC tự tin rằng bản thân xứng đáng được người khác tôn trọng và bảo vệ, cũng là một cách giúp TC nâng cao giá trị bản thân.

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực diễn ra ở trường học đã khiến cho TC cảm thấy bị mất cảm giác an toàn. Đó cũng chính là lý do khiến TC không muốn đến trường hoặc tìm cách để bỏ trốn lớp hợp, như: xuống Phòng y tế, lên sân thượng, lên Phòng tham vấn tâm lý… dẫn đến tình trạng không tập trung khi ở trong lớp, luôn cảm thấy uể oải tại lớp học, lực học giảm sút… Để TC cảm thấy có động lực hơn trong học tập và sinh hoạt tại trường, thì cũng cần hỗ trợ để TC cảm thấy an toàn tại lớp học, trường học của mình.

NTL giúp TC mô tả lại hình ảnh lớp học, sau đó cùng TC vẽ lại sơ đồ của lớp để TC nhận diện vị trí khiến mình cảm thấy an toàn và vị trí cảm thấy không an toàn. TC chỉ ra rằng, vị trí ngồi hiện tại tại lớp học đang làm TC cảm thấy không an toàn, vì đây là vị trí rất gần 2 bạn T.P và N.H. Hơn nữa đây cũng là khu vực có nhiều bạn nam nghịch và chơi thân với 2 bạn kia, nên TC hay bị các bạn hùa vào trêu chọc cùng. Bên cạnh đó, chỗ ngồi giúp cho TC cảm thấy an toàn hơn là vị trí cạnh cửa sổ dãy trong cũng của lớp học. Theo như chia sẻ của TC thì vị trí này cách xa chỗ ngồi của 2 bạn P. và H., và ở đây cũng có một số bạn nữ trong lớp mà TC chơi cùng nên sẽ giúp TC cảm thấy yên tâm hơn khi ngồi trong lớp học.

Hoạt động cuối cùng trong phiên làm việc, NTL cùng TC cùng liệt kê các dấu hiệu cơ thể và các hành vi nguy cơ như: Xắn tay áo, cắn chặt môi, ngẩng cao đầu và cằm hất về phía trước, đút tay trong túi quần, ưỡn người về phía trước, nhìn chằm chằm đầy quyền uy, đứng đối mặt, tựa người vào một vật, kéo cổ áo thấp xuống cho thoáng cổ, chỉ ngón tay, chống nạnh, nắm cổ áo, đánh vào đầu, hàm nghiến chặt, lông mày nhíu lại, khoanh tay trước ngực, vuốt tóc, nắm tóc, hai chân dang rộng, di chuyển liên tục… Thông qua việc nhận diện, giúp cho TC có thể né tránh và hoặc có sự chuẩn bị trong các tình huống bạo lực. Đồng thời cung cấp cho TC một số kỹ năng xử lý khi bị bạo lực như phớt lờ những lời nói gây tổn hại tinh thần, trao đổi việc mình bị bạo lực với người lớn như giáo viên, giám thị, giữ lại

bằng chứng chứng minh việc mình bị bạn bạo lực, chạy đi khi thấy bạn có những biểu hiện bạo lực.

Bài về nhà:

NTL nhắc lại về nhiệm vụ viết nhật ký, hàng ngày sẽ ghi lại những sự kiện cũng như cảm xúc, suy nghĩ nổi bật của TC trong ngày hôm đó.

TC sẽ chủ động trao đổi với GVCN và thuyết phục GV về mong muốn được đổi chỗ ngồi của mình.

NTự nhận xét, đánh giá phiên làm việc:

NTL đã hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình can thiệp - trị liệu cho TC bị bạo lực học đường chính là việc cung cấp những hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của TC, cung cấp những kỹ năng ứng phó với bạo lực, ngăn chặn tối đa những nguy hiểm có thể xảy đến với TC.

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w