Khái niệm rối loạn trầm cảmtrầm cảm

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 29 - 30)

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2017), trầm cảmtrầm cảm (depression disorder) là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới với hơn 300 triệu người bị ảnh

hưởng, gần 800.000 người tự sát mỗi năm có liên quan đến trầm cảm. Cũng theo tổ chức Ý tế thế giới thì năm 2020, trầm cảm chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong.

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thuộc nhóm rối loạn khí sắc, đặc

trưng bởi cảm xúc âm tính, trầm buồn, buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, thu mình,

cảm giác cô đơn, mặc cảm tội lỗi, giảm/ mất hứng thú và có thể có ý nghĩa và

hành vi tự gây hại. Các triệu chứng cơ thể thường gặp nhất là rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, tăng hoặc giảm cân bất thường. Tùy theo mức độ, các triệu chứng trầm cảm có thể ảnh hưởng từ nhẹ đến rât trầm trọng tới cuộc sống, công việc cũng như các mối quan hệ của người mắc phải.

Theo định nghĩa của Hội tâm thần học Hoa Kỳ: “Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần: chủ yếu là ức chế về cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế vận động” [38]

Rối loạn trầm cảmTrầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầm cảm do sử dụng chất, trầm cảm thực tổn và trầm cảm thứ yếu.

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai. Một số trường hợp trầm cảm nặng, người bệnh có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ (thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Người bệnh thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi...

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 29 - 30)