Liệu pháp tâm lý liên cá nhân

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 45 - 80)

D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn dạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân

T Mức độ đánh giá xếp loại Điểm số Ghi chú

1.5.3. Liệu pháp tâm lý liên cá nhân

Liệu pháp tâm lý liên cá nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa người với người và những căng thẳng mà con người trải qua khi có sự đứt gãy trong mối quan hệ gắn bó có ý nghĩa với họ. Hậu quả của việc mất đi sự nâng đỡ xã hội là nguyên nhân hay yếu tố duy trì các cảm giác trầm cảm.

Liệu pháp IPT không đi sâu tìm hiểu quá khứ của thanh thiếu niên mà thay vào đó nó tập trung vào các mâu thuẫn liên cá nhân hiện thời, mục tiêu cung cấp những kỹ năng liên cá nhân cho thanh thiếu niên từ đó cải thiện các mối quan hệ của họ (Mufson et al, 2009).

IPT có nhiều điểm tương đồng với CBT. Ví dụ, các mục tiêu là chỉ ra mối liên hệ giữa tâm trạng và các sự kiện liên cá nhân xảy ra vào thời điểm đó, giáo dục tâm lý về trầm cảm cho người bệnh và khuyến khích họ tham gia cá hoạt động ưa thích (đặc biệt ở trường học) và từ đó khiến họ cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên IPT tập trung vào các vấn đề liên cá nhân (ví dụ: đánh giá và thay

đổi các mẫu giao tiếp và tương tác liên cá nhân kém thích nghi) và hướng dẫn cho thanh thiếu niên làm thế nào để ứng phó với chúng một cách tích cực. Trong những năm gần đây, kỹ thuật chánh niệm thường được thêm vào chương trình CBT và IPT với bằng chứng ngày càng gia tăng về hiệu quả điều trị trầm cảm và ngăn ngừa tái phát. Chánh niệm là một kỹ thuật trong đó cá nhân tập trung vào nhận biết thời điểm hiện tại trong khi đó bình thản thừa nhận và chấp nhận các cảm xúc, ý nghĩ và các cảm giác cơ thể.

Tiểu kết chương 1

Trong toàn bộ chương một tôi đã hệ thống lại các nghiên cứu và các khái niệm căn bản về trẻ VTN, BLHĐ cũng như rối loạn trầm cảmtrầm cảm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các vấn đề nghiên cứu riêng lẻ về BLHĐ cũng như trầm cảm không còn là đề tài mới lạ, tuy nhiên lại rất ít tài liệu nghiên cứu về những biện pháp hỗ trợ cụ thể cho nạn nhân bị BLHĐ dẫn đến Rối loạn trầm cảmtrầm cảm. Do vậy việc tìm hiểu và hệ thống chuỗi các nghiên cứu sát với đề tài của mình còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng 2 định nghĩa sau làm công cụ cho đề tài của mình. Định nghĩa về Bạo lực học đường theo Nghị định 80 của Chính phủ Việt Nam Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.và định nghĩa về trầm cảm của DSM - 5

“Rối loạn trầm cảmTrầm cảm [depression disorder] là một rối loạn mang tính chất giai đoạn, được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm. Cá nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất một trong các triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Các giai đoạn phải kéo dài ít nhất 2 tuần và cá nhân không có tiền sử lạm dụng chất (trừ thuốc) và chấn thương sọ não”

Qua đây, tôi cũng trình bày một số thông tin, kiến thức nền tảng liên quan

đến các kỹ thuật trị liệu cho TC là nạn nhân của BLHĐ dẫn đến rối loạn trầm cảmtrầm cảm.

Chương 2. ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

2.1. Thông tin chung về thân chủ

- Tên thân chủ: T.L.C (tên thân chủ đã được thay đổi,) dưới đây gọi là TC)

- Tuổi: 13 - Giới tính: Nữ

- Trình độ học vấn: 8/12, đang là học sinh lớp 8 tại một trường Liên cấp dân lập.

- Gia đình: TC là con thứ 2 trong gia đình có hai anh em. Anh trai của thân chủ hiện đang là du học sinh tại Úc, hơn thân chủ 7 tuổi. Bố là nhà báo còn mẹ là giáo viên bộ môn Văn tại trường TC đang theo học.

2.2. Các vấn đề về đạo đức:

Trong tiến trình tham gia trị liệu, NTL luôn cố gắng đảm bảo những nguyên tắc chung của NTL như:

- Luôn trung thực và có trách nhiệm với TC, luôn đảm bảo duy trì và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đặt ra trong tiến trình trị liệu

- Tôn trọng con người và phẩm giá của TC,

- Đảm bảo quyền riêng tư và tính tự quyết của TC.

Bên cạnh những nguyên tắc chung trong nghề tâm lý, trong bối cảnh tại nơi làm việc và TC đang trong độ tuổi vị thành niên, do vậy NTL cần kết hợp đảm bảo những nguyên tắc làm việc theo quy định tại nơi làm việc như:

- TC (Người có độ tuổi từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi) đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, do vậy NTL cần đưa các thông tin phù hợp để các em hiểu và tham gia lựa chọn giải pháp.

- Lấy điểm mạnh là điểm khởi đầu, cốt lõi của TC trong quá trình hỗ trợ.

- Không lấy ý kiến của người lớn xung quanh (Giáo viên, Gia đình…) mà nương nhẹ ý kiến hoặc nguyện vọng của TC.

- Gặp gỡ, làm việc với TC bằng sự tôn trọng, bảo mật và hiểu biết về nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại

- Cam kết và đảm bảo quyền được bảo mật, bảo vệ với TC. Trong một số trường hợp sau không cần bảo mật thông tin như:

+ Nghi ngờ TC bị bạo lực, xâm hại và xao nhãng + Khi TC hoặc người khác bị đe doạ đến tính mạng

+ Khi NTL được yêu cầu phối hợp hỗ trợ tại các cơ quan chính quyền có trách nhiệm để chất vấn về vấn đề của TC

- TC được trao đổi và đảm bảo sự đồng thuận về tiến trình tham vấn – trị liệu trước khi tiến hành tham gia tham vấn – trị liệu

2.3. Đánh giá

2.3.1. Mô tả ca

- Hoàn cảnh gặp gỡ

TC chủ động đến Phòng tham vấn tâm lý của trường và đặt lịch làm việc với mong muốn được chia sẻ câu chuyện của bản thân khi thường xuyên bị 2 bạn nam trong lớp trêu chọc và đánh. Đồng thời mong tìm được hướng giải quyết.

- Lý do cần được trợ giúp:

Các bạn trong lớp đã có những hành vi trêu chọc và đánh TC từ đầu năm học lớp 7, nhưng sau gần 2 năm học TC vẫn chưa tìm được cách giải quyết, giúp bản thân thoát khỏi việc bị bắt nạt, bạo lực. Mặc dù TC đã chia sẻ với những người tin tưởng như bố mẹ, cô giáo… nhưng TC không nhận được sự hỗ trợ mà ngược lại bị chỉ trích nặng nề hơn.

- Tiền sử, bệnh sử do thân chủ cung cấp:

TC học tại trường liên cấp từ khi bắt đầu vào lớp 1. Thời gian học tiểu học, TC luôn cảm thấy vui và TC chia sẻ rằng có nhiều kỷ niệm đẹp, tuy nhiên TC không nhớ về một kỉ niệm cụ thể nào. Khi chuyển cấp lên cấp 2, trong năm học lớp 6, TC vẫn cảm thấy muốn đến lớp, luôn cố gắng trong học tập và duy trì các mối quan hệ với các bạn trong lớp khá tốt.

Đến đầu năm lớp 7, một bạn nam tên T.P chuyển vào lớp của TC, từ khi đó T.P và N.H thường xuyên trêu chọc và đánh TC, các hành vi của 2 bạn này chủ yếu là giật tóc, bóp cổ, đấm, đá vào bụng, vào người hoặc lấy đồ dùng cứng đánh vào lưng và chân tay của TC. Trong lớp có nhiều bạn nữ cũng bị 2 bạn này trêu chọc nhưng chỉ riêng TC là bị đánh.

TC không nhớ được lần đầu khi bị bạn đánh là vào khoảng thời gian nào và vì lý do gì. Chỉ nhớ rằng 1 - 2 lần đầu khi bị 2 bạn đánh, các bạn khác trong lớp có đứng ra can ngăn, nhưng sau đó những bạn can ngăn cũng bị T.P và N.H đánh lại nên dần dần không còn ai dám đứng ra can ngăn nữa. Không những thế, một số bạn nam khi thấy T.P và N.H đánh TC còn hùa vào đánh theo. Những lần bị các bạn trêu và đánh, hầu hết là do vô cớ, chỉ ít lần là do TC nhại lại lời bạn hoặc bắt chước theo các hành động của bạn khiến các bạn tức giận. TC đã nghĩ rằng việc TC nhại lại lời

nói và hành động của bạn là cách đề đùa vui và chơi được với các bạn, nhưng ngược lại lại khiến các bạn tức giận. Mỗi lần bị trêu hoặc đánh, hoặc là TC sẽ hét lên thật to hoặc sẽ im lặng.

Đỉnh điểm là vào cuối năm học lớp 7, TC bị T.P và N.H đè xuống giường và bóp cổ trong giờ ra chơi, khiến TC rất đau và hoảng loạn. TC cảm thấy vô cùng sợ hãi và xấu hổ nên đã chia sẻ vấn đề này với gia đình và cô giáo chủ nhiệm. Tuy nhiên phản ứng từ phía bố mẹ và cô giáo đã khiến cho TC cảm thấy thất vọng và tổn thương nhiều hơn, cảm thấy bản thân bị bỏ rơi, cô độc. Về phía gia đình, mẹ nói với TC rằng: “Việc này cũng cần phải bố mẹ giải quyết hay sao? Chẳng lẽ bây giờ mẹ lại bảo bố con đến đánh bố bạn ấy à.” Bố mẹ cho rằng việc xô xát trên lớp là việc nhỏ và hết sức bình thường của học sinh nên để TC tự giải quyết. Về phía giáo viên chủ nhiệm (GVCN), cô cũng có nhắc nhở các bạn và yêu cầu các bạn xin lỗi. Ngay ở thời điểm đó, các bạn có xin lỗi TC và viết bản kiểm điểm, tuy nhiên những hành vi trêu chọc và bạo lực vẫn không dừng lại mà tiếp tục tái diễn, gia tăng tần suất cũng như mức độ. 1 tuần TC có thể bị các bạn đánh 4 - 5 lần, khiến cơ thể rất đau nhưng TC đều không muốn nói với ai.

Sau sự việc này, khoảng tháng 3/2019, TC bắt đầu tìm đến các hành vi tự làm đau để giải toả cảm xúc cho bản thân. Có khi là dùng dao lam để rạch vào cổ tay, có lần là dùng ngòi bút để đâm vào tay hoặc đùi. 1 - 2 lần đầu, TC cảm thấy sợ đau nhưng vẫn thử, dần dần sau đó, TC bắt đầu thấy quen và thích cảm giác bị đau như vậy. Vì khoảng thời gian này là mùa đông nên TC hay mặc áo dài tay để che đi vết cắt tay của mình.

Sau lần bị bạn đè xuống giường và bóp cổ đó thì còn rất nhiều lần khác, TC bị 2 bạn nam này đánh đau. Đầu năm học lớp 8, TC bị bạn Ph. lấy nạng của 1 bạn gẫy chân trong lớp đánh vào lưng TC, làm TC bị đau lưng và bầm tím. Cuối kì 1 năm lớp 8 (tháng 11/2020), TC bị bạn T.P đá thẳng vào bụng khiến TC bị đau và không ăn được cơm.

Một năm trở lại đây, sau mỗi lần bị bạn đánh ở trên trường hoặc bị bố mẹ đánh mắng, tịch thu điện thoại ở nhà, TC sẽ lấy dao lam rạch tay hoặc lấy bút đâm vào cổ tay. Những lần đầu TC cảm thấy sợ đau, tuy nhiên sau đó, TC lại thích cảm giác mỗi khi rạch tay như thế và không còn cảm thấy bị đau nữa. Tuy nhiên, sau một lần bị bố mẹ phát hiện TC có những hành vi rạch tay, thay vì tìm hiểu lý do, bố

TC đã đánh TC rất đau và cho rằng “Nếu mà con muốn đau thì để bố mẹ đánh cho đau”. Sau lần đó, TC sợ nếu tiếp tục sẽ bị bố đánh, nên TC đã tạm ngưng hành vi này lại. Tuy nhiên thời gian này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần, sau một lần TC vừa bị bạn đánh và vừa bị điểm kém (TC được 7 điểm môn văn), mặc dù mẹ biết nhưng TC không nhận được sự quan tâm của mẹ. Tất cả những sự việc đó cũng diễn ra khiến TC chán nản và tiếp tục tìm đến hành vi tự làm đau bản thân.

TC không muốn đi học, việc phải đến trường mỗi ngày TC coi đó là nghĩa vụ và vì mẹ bắt phải đi học. Dịp hè mẹ muốn TC phải đi học bóng rổ vì mẹ cho rằng học bóng rổ sẽ giúp TC cao hơn. Tuy nhiên TC không thích nên đã chống đối lại bằng cách tự lấy búa đập vào tay mình để nói với mẹ tay bị đau và không phải tới lớp nữa. Có lần, TC đến lớp bóng chuyền nhưng ngồi lên quả bóng để chống đối lại giáo viên và không ra tập trung cùng cả lớp. TC nghĩ rằng mình là người thừa và luôn làm vướng chân mọi người trong lớp

Ở nhà, TC cũng thường xuyên phải chịu những áp lực từ phía bố mẹ. Bố mẹ thường hay đặt ra các yêu cầu trong chuyện học tập và đời sống sinh hoạt. Bố mẹ thường rất bận, bố hay đi công tác xa nhà hoặc về nhà rất muộn, thời gian dạy thêm của mẹ cũng gần như kín cả tuần, nên ở nhà rất ít khi TC có thời gian nói chuyện, gần gũi bố mẹ. TC chia sẻ “Khi bố đi làm về thì con ở trong phòng rồi. Sáng lúc con đi học thì bố vẫn ngủ nên ít khi con nói chuyện với bố”. Bố là người nóng tính, nếu không vừa ý bố thường đánh mắng khiến TC rất sợ. Có lần bố mẹ vừa về quê lên, thấy TC uể oải, làm việc không tập trung, thêm vào việc làm rơi vỡ chiếc đĩa lúc dọn cơm, việc này đã khiến bố rất bức xúc và tát TC, bố cho rằng cả ngày TC đã sử dụng điện thoại nên mới vậy. Tuy nhiên khác với cách ứng xử ở trên lớp, mỗi khi bị bố mẹ đánh mắng, dù đúng hay sai TC cũng sẽ xin lỗi ngay. Tần suất mà TC bị bố mắng thường 2 - 3 lần trong 1 tháng.

Trong trí nhớ của mình, TC không nhớ được có lần nào mẹ bênh mình khi bị bố đánh mắng hay không, nhưng TC vẫn tin rằng mẹ đã từng bênh vực, bảo vệ mình. Mỗi khi TC bị ốm, bị đau bụng hoặc lúc trước khi phát hiện TC có hành vi cắt tay, mẹ hẹn sẽ đưa TC đi khám, tuy nhiên lại không lần nào mẹ thực hiện lời hứa ấy. TC cảm thấy mẹ không quan tâm đến mình, sự quan tâm của mẹ chỉ thể

hiện ở việc chiều chuộng TC, nếu TC muốn ăn gì hay thích đồ gì thì mẹ sẽ mua cho thứ ấy.

Ở nhà, TC có một anh trai sinh năm 2000, hiện đang là du học sinh năm 2 tại Úc. Trước khi đi du học tại Úc, anh cũng thường hay đánh TC mỗi khi anh nhờ việc gì mà TC không chịu làm. Hiện tại vì ở xa, mỗi năm anh trai về chơi được một lần nên 2 anh em ít nói chuyện, ít tiếp xúc và không có nhiều xung đột, mâu thuẫn như trước đây. Khi anh trai biết TC bị bạn trong lớp bắt nạt cũng đã

Thời gian gần đây, TC thường xuyên bị nôn sau mỗi giờ ăn trưa. Chính vì thế nên TC thường hay tìm cách trốn mỗi giờ ăn. Ngoài ra TC cũng hay bị mất ngủ.

- Ấn tượng ban đầu:

TC có thân hình hơi gầy và thiếu sức sống, vẻ ngoài ưa nhìn, ăn mặc gọn gàng và có phần cá tính. Khí sắc thể hiện rõ sự mệt mỏi, rụt rè, giọng nói rất nhỏ và yếu. Khi lên Phòng tham vấn, TC có phần e dè và không có sự tương tác bằng mắt tốt với Nhà tâm lý.

Bảng 2.1: Mô tả các vấn đề của thân chủ

Sức khoẻ tâm thần

- Cảm xúc

• TC rất khó để có thể tìm được niềm vui cho bản thân, thường cảm thấy chán nản, trống rỗng.

• Khí sắc luôn trầm buồn kéo dài, thường mất năng lượng mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu vào buổi học.

• TC luôn cảm thấy buồn và tủi thân mỗi khi bị bạn trêu, đánh hoặc không nhận được sự quan tâm từ mẹ.

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 45 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w