Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 39 - 42)

D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn dạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân

E. Chưa bao giờ có giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

1.4.3. Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo

Các trắc nghiệm được sử dụng trong luận văn này nhằm mục đích thu thập thông tin nhằm chứng minh các giả thuyết về các triệu chứng của thân chủ, nhằm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng các thang đo đã đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản là độ tin cậy (reliability), độ hiệu lực (validity) và tính chuẩn (standardization). Cụ thể như sau:

1.4.3.1. Thang đánh giá lo âu học đường của B.N.Phillips.

B.N.Phillips là một giáo sư ở trường Đại học Austin Texas, là người chuyên nghiên cứu về học đường và vấn đề lo âu từ những năm 1971, 1972 cho đến nay. Năm 1972 B.N.Phillips đã đưa ra trắc nghiệm nghiên cứu mức độ và đặc điểm của lo âu học đường của học sinh ở lứa tuổi vị thành niên (10 - 18 tuổi). Trắc nghiệm gồm 58 câu hỏi xoay quanh các tình huống có thể gây ra cho học sinh lo âu ở

trường học… Người làm trắc nghiệm đọc cho học sinh nghe hoặc đưa cho các em tự trả lời. Trắc nghiệm được tác giả chia thành 8 yếu tố như sau:

+ Lo âu học đường nói chung: là trạng thái cảm xúc chung của học sinh liên quan đến tất cả các mối quan hệ, các hình thức hoạt động trong trường học như: hoạt động kiểm tra đánh giá, khẳng định bản thân, thành tích học tập, quan hệ với giáo viên, bạn bè.

Gồm các câu: 2, 3, 7, 12, 16, 21, 23, 26, 28, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58.

+ Stress xã hội: là trạng thái cảm xúc chủ đạo của học sinh trong mối quan hệ với những người xung quanh tại trường học (chủ yếu là các bạn cùng trang lứa).

Gồm các câu: 5, 10, 15, 20, 24, 30, 33, 36, 39, 42, 44.

+ Sự hụt hẫng như cầu đạt được thành tích: Đây là một phông cảm xúc bất lợi, không cho phép học sinh phát triển nhu cầu đạt được thành tích, kết quả học tập như mong đợi, mục tiêu của bản thân. Sự hụt hẫng này nếu kéo dài sẽ khiến học sinh không có động cơ trong học tập.

Gồm các câu: 1, 3, 6, 11, 17, 19, 25, 29, 32, 35, 38, 41, 43.

+ Lo âu liên quan đến sự tự thể hiện: Đây là những tình huống trải nghiệm cảm xúc âm tính khiến cho học sinh giảm hoặc mất mong muốn khám phá bản thân, ức chế nhu cầu thể hiện các năng lực bản thân. Học sinh sẽ có xu hướng thu mình, ít tham gia các hoạt động trong lớp học vì quá lo lắng đến khả năng thể hiện của bản thân mình.

Gồm các câu: 27, 31, 34, 37, 40, 45.

+ Lo âu liên quan đến các tình huống kiểm tra kiến thức: Tiêu chí này thể hiện sự lo lắng, sợ hãi quá mức của học sinh trong các tình huống kiểm tra, đánh giá ở trường học. Lo âu ở vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh và dễ dẫn đến học sinh chán nản, sợ hãi khi đến trường học.

Gồm các câu: 2, 7, 12, 16, 21, 26.

+ Sự lo lắng không làm thoả mãn sự mong đợi của người khác: Đây là lo lắng, sợ hãi liên quan đến những nhận định, đánh giá của người khác (giáo viên, nhân viên trong trường, bạn bè, gia đình) về kết quả học tập, hành động, suy nghĩ

của bản thân học sinh. Sự lo âu này liên quan nhiều đến những suy nghĩ và cảm xúc mang tính tiêu cực của học sinh.

Gồm các câu: 3, 8, 13, 17, 22.

+ Khả năng chống đỡ stress sinh lý thấp: đặc điểm của hoạt động tâm sinh lý này làm giảm khả năng thích ứng của đứa trẻ với những hoàn cảnh gây stress, làm tăng khả năng phản ứng chính xác và có hiệu quả của trẻ đối với những kích thích gây stress từ môi trường.

Gồm các câu: 7, 9, 14, 18, 23, 28.

+ Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên: Là đánh giá sự lo lắng, sợ hãi của học sinh trong quan hệ của học sinh với giáo viên, với những người khác ở trường học. Sự lo âu trong mối quan hệ này cũng có thể dẫn đến làm giảm động cơ học tập, những vấn đề bạo lực trong trường học và đặc biệt là kết quả học tập của học sinh.

Gồm các câu: 2, 4, 6, 11 32, 35, 44, 47.

1.4.3.2. Thang đo trầm cảm dành cho trẻ em (BDI)

Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI), được công bố lần đầu tiên bởi Aaron T. Beck vào năm 1961. Cho đến nay, BDI - II là một công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia và nhà nghiên cứu sức khoẻ, được sử dụng để đánh giá nhằm phát hiện sớm những biểu hiện của rối nhiễu trầm cảm tuổi học đường (10 - 18 tuổi). Thang đo này có 3 phiên bản, bao gồm:

Bản BDI gốc, được công bố vào năm 1961; Bản BDI - 1A, là phiên bản chỉnh sửa của BDI, được công bố vào năm 1978; Bản BDI - II, được thiết kế cho độ tuổi vị thành niên và được công bố vào năm 1996.

Thang đo trầm cảm BDI II gồm 21 nhóm đề mục. Mỗi đề mục chứa 4 câu mô tả trạng thái tâm thần của con người. Tương ứng với điểm số từ 0 đến

3. Với mỗi đề mục, người trả lời lựa chọn câu đúng nhất với trạng thái tâm

thần của mình trong 2 tuần qua.

Sau khi người trả lời hoàn thành bài test, NTL thực hiện tính điểm và so sánh với điểm Norm để xác định mức độ, tình trạng của thân chủ.

Bảng 1.3: Mức độ trầm cảm theo thang đo trầm cảm dành cho trẻ em

ST

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w