Trầm cảm vị thành niên

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 30 - 32)

Trước đây người ta cho rằng trầm cảm ở trẻ VTN là rất hiếm gặp, nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ VTN đang tămg lên nhanh chóng. Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ VTN là từ 6 - 8%, thậm chí có nghiên cứu còn cho rằng tỷ lệ này có thể lên đến 14%. Theo sổ tay Chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần của DSM - 5, trầm cảm ở trẻ VTN không tồn tại như một dạng rối loạn độc lập mà được xác định là giai đoạn có thể chẩn đoán được của trầm cảm chủ yếu.

Trong một nghiên cứu về các triệu chứng trầm cảm chủ yếu ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ mười bốn đến mười tám, trong một mẫu cộng đồng thuộc Dự án Trầm cảm vị thành niên ở Oregon, Mỹ, Roberts và đồng nghiệp đã tìm thấy các triệu chứng phổ biến nhất của trầm cảm vị thành niên là tâm trạng chán nản, rối loạn giấc ngủ và khó khăn trong tư duy (vấn đề về khả năng tập trung và các suy nghĩ tiêu cực), các triệu chứng ổn định nhất là tâm trạng chán nản và mất hứng thú. Weiss và

Garber, trong một nghiên cứu công bố năm 2003 phân tích tổng hợp nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ em hoặc VTN cùng với hiện tượng trầm cảm liên quan, đã nhận thấy rằng vị thành niên bị trầm cảm hay có những biệu hiện gồm khó cảm nhận được niềm vui, vô vọng, tăng cân, né tránh xã hội và ngủ

quá nhiều (hypersomnia) hơn trẻ nhỏ

(Orchard, F., Pass, L., Marshall, T. and Reynolds, S., 2017). Một số tác giả chú ý đến sự khác biệt giữa biểu hiện trầm cảm ở trẻ nam và nữ VTN, họ nhận thấy rằng các cô gái báo cáo các triệu chứng có tính chủ quan hơn như cảm giác buồn bã, trống rỗng, chán nản, tức giận và lo lắng. Các cô gái bình thường cũng

quan tâm nhiều hơn đến sự nổi tiếng, họ ít hài lòng với ngoại hình của mình, hay tự ti và có lòng tự trọng thấp hơn. Trong khi đó các chàng trai nói nhiều về cảm giác bị khinh bỉ, thách thức và coi thường, họ thể hiện một vấn đề như: bỏ học, chạy trốn khỏi nhà, hành vi tự hại, trộm cướp và lạm dụng chất gây nghiện. Họ nhấn mạnh lạm dụng rượu có thể là một dấu hiệu rõ ràng của trầm cảm.

Các nhà tâm thần học thống nhất rằng rối loạn trầm cảm ở trẻ VTN có thể biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng đều có xu hướng tăng nặng vào sau giai đoạn tuổi dậy thì. Do vậy, những bệnh nhân này cũng có tất cả

các triệu chứng của trầm cảm, nhưng có một số đặc điểm khác biệt sau:

- Khí sắc kích thích, bệnh nhân hay biểu hiện cáu gắt vô cớ. Tình trạng này không kéo dài nhưng lặp đi lặp lại trong nhiều ngày

- Mất cảm giác ngon miệng và sút cân hay gặp hơn.

- Mất ngủ thường xuyên hơn, hầu như không có triệu chứng ngủ nhiều. - Mệt mỏi thường xuyên

- Trí nhớ kém, đặc biệt là trí nhớ gần. Đây là hậu quả của việc giảm khả năng tập trung chú ý. Chính vì trí nhớ giảm khiến bệnh nhân có kết quả học tập sút kém rõ ràng.

- Ý định và hành vi tự sát: những bệnh nhân này, ý định tự sát thường ập đến một cách bất ngờ, bệnh nhân có các hành vi tự sát mà không có sự chuẩn bị trước. Bệnh nhân hay dùng các biện pháp tự sát là sử dụng thuốc liều cao hoặc chất độc.

Tự sát ở trẻ VTN là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở nhóm tuổi này. Ý định và hành vi tự sát là một trong chín triệu chứng của trầm cảm. Khoảng 40 - 80% số trường hợp tự sát ở độ tuổi này có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm.

Hơn 90% số trường hợp trầm cảm ở trẻ VTN sẽ có tái phát cơn trầm cảm trong vòng 1 - 2 năm sau khởi phát bệnh trầm cảm. Thời gian tái phát trung bình ở trẻ VTN là 3,5 năm/ lần. Những người này khi lớn lên sẽ có 60 - 70% nguy cơ tiếp tục có cơn trầm cảm. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 19% những bệnh nhân trầm cảm ở tuổi VTN sẽ có cơn hưng cảm trong tương lai, nghĩa là khi đó chẩn đoán sẽ phải đổi thành rối loạn cảm xúc lưỡng cực. (Bùi Quang Huy, 2008)

Theo DSM - V, tuổi khởi phát của trầm cảm càng thấp thì tiên lượng càng xấu. Trầm cảm khởi phát ở tuổi vị thành niên thường có tiên lượng xấu. Khả năng học tập của các bệnh nhân này thường bị giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sống tự lập của bệnh nhân sau này.

Bảng 1.1. Sự khác biệt về biểu hiện trầm cảm theo lứa tuổi.

(Rối loạn trầm cảmTrầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, Joseph M Rey, Tolulope T Bella-Awusah & Jing Liu, 2015)

Trẻ trước tuổi dậy thì Thanh thiếu niên Người lớn

• Dễ cáu gắt (Tức giận, không tuân thủ)

• Có phản ứng về cảm xúc

• Thường đi kèm với lo âu, các vấn đề về hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý • Các phàn nàn về triệu chứng cơ thể • Dễ cáu gắt (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu, cơn tức giận bộc phát) • Có phản ứng về cảm xúc • Mất ngủ

• Thèm ăn và tăng cân • Phàn nàn về các triệu chứng cơ thể • Rất nhạy cảm với sự từ chối (VD: nhận thức sai lệch hoặc chỉ trích) dẫn đến những khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ • Mất hứng thú • Thiếu phản ứng về cảm xúc • Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động • Tâm trạng dễ thay đổi (cảm thấy tệ hơn vào buổi sáng)

• Thức giấc sớm vào buổi sáng

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w