Trị liệu cảm xúc – hành vi hợp lý 1.5.2.

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 43 - 45)

D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt hơn bằng rối loạn dạng phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc phân

T Mức độ đánh giá xếp loại Điểm số Ghi chú

1.5.1. Trị liệu cảm xúc – hành vi hợp lý 1.5.2.

1.5.2.

Trẻ vị thành niên là nạn nhân của BLHĐ sẽ gặp rất nhiều vấn đề về niềm tin sai lệch và hành vi sai lệch. Do vậy kỹ thuật trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý được coi có tác dụng mạnh mẽ trong trị liệu trầm cảm ở cả người lớn, trẻ em và vị thành niên. Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Vương quốc Anh, kỹ thuật này được coi là phương pháp điều trị số một cho chứng trầm cảm nhẹ và bổ trợ cho trầm cảm từ trung bình đến nặng (Barbara Maughan, Stephan Collishaw, Argyris Stringaris, 2013).

Kỹ thuật trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý là một kỹ thuật tác động vào nhận

thức để thay đổi những hành vi và cảm xúc không mong muốn. Theo nguyên lý nền tảng của kỹ thuật này, chính cách nhận thức (cách tư duy, suy nghĩ; phiên giải; gán ý nghĩa) của cá nhân về sự vật, hiện tượng mới là yếu tố quyết định phản ứng cảm xúc - hành vi chứ không phải là tình huống (yếu tố kích thích) quyết định phản ứng. Chúng ta có những cảm xúc, hành vi không thích nghi là vì chúng ta có những suy nghĩ, niềm tin không thích nghi. Để thay đổi cảm xúc, hành vi không thích nghi, chúng ta cần thay đổi chính những suy nghĩ, niềm tin không thích nghi đó. Mọi người đều có khả năng thay đổi nhận thức của mình, sau đó là thay đổi cảm xúc và hành vi của bản thân.

Mô hình ABC trong trị liệu nhận thức hành vi:

A

Sự kiện/tình huống kích hoạt

=> B

Suy nghĩ/niềm tin tự động

=> C

Các hệ quả về cảm xúc và hành

Quan điểm trong trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý chính là, tư duy quyết

định trong việc đáp ứng các cảm xúc của cá nhân. Do vậy, trong trị liệu, kỹ thuật này tập trung vào việc thay đổi nhận thức. Bao gồm các bước:

1/ Nhận biết dòng ý thức

2/ Xem xét nó một cách khách quan. Điều được ghi nhận để riêng ra, ghi

chép lại.

3/ Phân biệt điều xảy ra trong thực tế và điều ta thêm vào, diễn giải.

“Thêm vào” vì có thể nó đúng, có thể nó không đúng. Một số người không phân biệt được điều này và ứng xử đối với điều thêm vào như điều xảy ra trong thực tế.

4/ Nhận biết ý thức của chúng ta liên quan như thế nào với điều chúng ta

cảm thấy, điều chúng ta làm.

5/ Kiểm tra xem những suy nghĩ của chúng ta có thực sự hữu ích không,

chính xác không?

6/ Kháng cự lại những suy nghĩ không chính xác, không hữu ích. Tìm

các bằng chứng: liệu nó có làm cho mình, cho thân chủ hạnh phúc không?

7/ Thay thế các suy nghĩ cũ bằng những suy nghĩ hữu ích hơn.

8/ Hành động phù hợp với suy nghĩ mới. Vd: tôi lo lắng. Suy nghĩ nào

làm tôi lo lắng. Nếu tôi sợ tôi có lỗi ở buổi giảng này thì có suy nghĩ mới: mọi người ở đây mong muốn được chia sẻ, tôi sẽ đưa ra các hiểu biết của tôi.

9/ Nhận biết bây giờ bạn có cảm giác như thế nào và có hành động gì.

Luôn phải ghi chép kỹ những tiến bộ, giúp thân chủ nhận thấy qua nhận thức họ đã có nhận thức mới, hành vi mới.

Tác giả Anthony Roth và Peter Fonagy (2005) đã chỉ ra trong cuốn sách “Cái gì hiệu quả cho ai? Một đánh giá quan trọng về nghiên cứu tâm lý trị liệu,

xuất bản lần thứ 2” (What works for whom?) rằng liệu pháp nhận thức hành vi

là một liệu pháp rất hữu ích trong việc điều trị các rối loạn tâm lý và có nhiều bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh cho điều này. Cụ thể là điều trị một số rối

loạn sau: trầm cảm, ám ảnh sợ xã hội, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn stress sau sang chấn tâm lý, rối loạn ăn uống: thèm ăn…

Một phần của tài liệu TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Trang 43 - 45)