XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

BỀN VỮNG

Với những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện, việc đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả của công tác giao rừng cộng đồng trên

địa bàn là hết sức cấp thiết. Các đề xuất giải quyết cần có sự thực hiện đồng bộ giữa chính quyền, các chính sách và người dân nhận quản lý bảo vệ rừng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

(1) Đối với Chính quyền địa phương

Tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân và khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế, xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;

Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp. Hiện nay một sốđịa phương chưa có quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, diện tích rừng cũng như diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thường bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng

đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng;

Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã. Để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các xã cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước;

Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng biên phòng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng các Công ty lâm nghiệp. Một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực

lượng kiểm lâm, biên phòng và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ

chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng;

Ngoài ra, chính quyền địa phương phải chú trọng đến ý kiến và đề xuất của

người dân nhằm đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của họ; chú trọng tìm kiếm các dự án lâm nghiệp để tìm nguồn vốn đểthúc đẩy sự phát triển rừng, …

(2) Đối với người hưởng lợi

vậy người dân phải tham gia vào các buổi tập huấn, huấn luyện để hoàn thiện các kĩ năng của bản thân để có thể ứng biến trong các trường hợp gặp phải trong quá trình

đi tuần tra;

Đầu tư hỗ trợ trang thiết bị, máy móc, các dụng cụ phục vụ cho công tác đi tuần

quản lý và bảo vệ rừng, PCCR và hỗ trợ thêm chi phí cho việc tuần tra, bảo vệ rừng.

Có ý thức, tinh thần trách niệm cao về bảo vệ rừng. Thực hiện nghiêm túc Quy ước

bảo vệ rừng.

(3) Về chính sách

Xây dựng chính sách, quy định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng để tạo điều kiện và khuyến khích các thành viên trong cộng đồng được giao rừng cũng như ngoài cộng đồng tích cực tham gia công tác quản lý và bảo vệ rừng;

Nhà nước có các chính sách, chương trình dự án hỗ trợ mở rộng hệ thống đường

lâm sinh. Tiến hành quy hoạch và phân vùng hiện trạng cho diện tích rừng cộng đồng,

có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng khu vực, hỗ trợ các mô hình trồng xen cây bản địa, xúc tiến tái sinh làm giàu rừng và phát huy cao hơn nữa hiệu

quả sử dụng đất;

Nhà nước có các chương trình phát triển dân tộc thiểu số đối với 2 cộng đồng là

người đồng bào, trong đó ưu tiên hỗ trợ các mô hình sinh kế bền vững cho các đối tượng người dân tham gia nhận rừng, đặc biệt các hộ gia đình sống gần rừng để giảm

PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)