người dân, thay đổi về thể chế của cộng đồng, thay đổi mối liên kết giữa cộng đồng với các yếu tố bên ngoài, giải quyết việc làm, nâng cao tiếng nói người nghèo, các đối
tượng yếu thế khi tham gia công tác QLBVR.
(1) Nâng cao năng lực và hiểu biết cho các thành viên tham gia QLRCĐ
Chính quyền địa phương đã kết hợp với các cán bộ Kiểm lâm địa bàn tổ chức các buổi tập huấn về kĩ năng tuần tra, bảo vệ, cách xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các kỹ năng quản lý thu chi trong quá trình sử dụng quỹ chi trả DVMTR và các kĩ năng trong PCCCR. Theo như kết quả phỏng vấn 90 thành viên trong cộng đồng 100% ý kiến cho rằng hầu hết các buổi tập huấn chỉ có sự tham gia của Trưởng ban, nhóm
trưởng, kế toán, thủ quỹ và các tổ trưởng và chưa đến được với tất cả các thành viên do sự hạn chế về kinh phí. Những kiến thức và các kĩ năng được học trong buổi tập huấn thì các Trưởng phó ban QLRCĐ, nhóm trưởng sẽ về truyền đạt lại cho các thành viên trong những buổi họp của cộng đồng. Nhờ vào các buổi tập huấn này sẽ giúp các thành viên nắm vững các kiến thức cần thiết đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về việc quản lý, bảo vệ rừng.
Qua quá trình tham gia quản lý rừng, những hiểu biết của người dân trong cộng
đồng đã được nâng cao hơn so với trước đây:
Những hiểu biết vềcác quy định của pháp luật liên quan đến công tác QLBVR
như chính sách giao đất giao rừng, chính sách Chi trảDVMTR, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phát đốt rừng làm nương rẫy, khai thác mua bán vận chuyển gỗ, lâm sản, khai thác gỗ gia dụng, khai thác củi, cây dược liệu, các LSNG,
chăn nuôi gia súc, săn bắn động vật hoang dã, khen thưởng và xử phạt, …
Những hiểu biết về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng cộng đồng như các quy định trong việc tố giác vi phạm, PCCCR, các quy định về
khai thác lâm sản và chăn thả gia súc, và phân chia lợi ích từ rừng cộng đồng
Tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 thành viên của 3 cộng đồng thôn Sơn Quả, Tân Lập và thôn Hạ Long để tìm hiểu nhận thức của họ về quyền lợi và nghĩa vụ của họ
sau khi nhận rừng quản lý bảo vệ cho thấy:
Về quyền lợi của cộng đồng nhận rừng quản lý bảo vệ: Đa số các thành viên trong cộng đồng họ chỉ biết những quyền lợi cơ bản mà mình nhận được như khai thác
lâm sản ngoài gỗ, khai thác gỗ theo đúng qui định và một số quyền lợi khác họ không có nắm chắc làm giảm đi rất nhiều quyền lợi mà đáng ra họđược hưởng.
Về nghĩa vụ của cộng đồng nhận rừng quản lý, bảo vệ: Tổng hợp 90 phiếu điều tra thì 100% thành viên chỉ nắm nghĩa vụ của họ chỉ là đi tuần tra, bảo vệ rừng chứ chưa thực sự hiểu rõ các nghĩa vụ theo các quy định.
Thực tế này một phần phản ánh công tác tuyên truyền sau khi giao rừng vẫn còn bị hạn chế.
(2)Sựthay đổi nhận thức của người dân về vai trò của quản lý, bảo vệ rừng
Điều này thể hiện sự hiểu biết của người dân về rừng cũng như mối quan hệ giữa hoạt động hằng ngày của người dân đến rừng, thông qua đó chúng ta cũng hiểu được nhận thức của người dân về tính cấp thiết bảo vệ rừng. Đa số rừng giao cho các cộng
đồng đều là rừng tự nhiên và phòng hộ nên việc QLBVR càng khó khăn và phức tạp do việc hưởng lợi từ các loại rừng này là ở thời gian dài nhưng từ các thành viên trong cộng đồng đều nhận thức được rằng nếu bảo vệ tốt rừng thì sẽ bảo vệ tốt lợi ích mà họ
sẽđược hưởng lợi đồng thời họ còn nhận thức rằng giữ rừng là giữ ngồn nước, chống gió, chống bão, chống sạt lở, giảm ô nhiêm môi trường, … Do đó nếu bảo vệ tốt không những họ bảo vệ được lợi ích của bản thân mà còn tạo ra các lợi ích cho người dân trong thôn.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân
đặc biệt là các thành viên trong cộng đồng về việc quản lý, bảo vệ rừng, qua kiểm tra theo dõi, lực lượng kiểm lâm thôn đã thấy rừng được bảo vệ tốt hơn, không còn tình trạng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng trái phép, lấn chiếm diện tích rừng tự nhiên
đã được hạn chếđáng kể. Đồng thời kiểm lâm địa bàn cùng với các cộng đồng, UBND xã đã tổ chức xây dựng Quy ước bảo vệ rừng, thường xuyên tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật, kiểm tra, kiểm soát hạn chế tình trạng khai thác rừng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình các cộng đồng đã thành lập các tổ BVR, các tổ sẽ luân phiên
nhau để tuần tra bảo vệ rừng.
Do công tác giao rừng cho cộng đồng trên địa bàn huyện Phong Điền đã thực hiện gần 15 năm (2003 - 2018) nên nhận thức của các thành viên trong cộng đồng, nhóm hộ cũng như người dân ở trong thôn được nâng cao rất nhiều, tình trạng khai
thác, săn bắt trái phép, lấn chiếm diện tích rừng đã giảm đi rất đáng kể. Diện tích rừng
được giao sinh trưởng phát triển tốt, lượng gỗtăng.
(3) Sựthay đổi về mặt thể chế trong công tác QLRCĐ
Sựthay đổi về thể chế trong cộng đồng được nhìn nhận, đánh giá dựa trên các
tiêu chí như: Sự thay đổi về quyền quản lý và tự chủ của cộng đồng, tính dân chủ, tự
giác, tự nguyện của người dân khi tham gia các hoạt động QLBVR, tính công khai minh bạch trong tất cả các hoạt động trong cộng đồng, mối liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng và mối liên kết giữa cộng đồng với các yếu tố bên ngoài. Quá trình
Quyền quản lý của cộng đồng đã được nâng cao hơn so với trước đây. Đến nay các cộng đồng đều đã có Quy ước và cơ chế hưởng lợi làm căn cứ pháp lý cho việc phát huy quyền làm chủ của cộng đồng, ngoài ra các hoạt động tập huấn nâng cao
năng lực cho cộng đồng cũng là cơ sở và nền tảng để các cộng đồng nhận thức được các quyền của mình và chủđộng tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng cộng đồng đã được giao.
Quá trình người dân tham gia quản lý rừng là hoàn toàn dân chủ, tự giác và tự
nguyện. Có 100 % người dân tham gia vào các cuộc họp và góp ý xây dựng các Quy
ước QLBVR và hầu hết người dân đều tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ban QLRCĐ
tổ chức liên quan đến quá trình quyết định việc sử dụng và quản lý quỹ BV&PTR cộng
đồng, quyết định tỷ lệ phân chia lợi ích và các khoản đóng góp trong cộng đồng cho công tác phát triển rừng của thôn.
So với trước thời điểm trước kia thì tính công khai minh bạch của cộng đồng trong các chế độ khen thưởng, chia sẻ lợi ích, sử dụng quỹ BV&PTR đã được nâng
cao hơn so với trước đây. Các quá trình giải ngân, thu chi và sử dụng quỹđều có sự
tham gia và giám sát chặt chẽ của Hạt kiểm lâm, UBND xã.
Quá trình tham gia quản lý rừng đã tạo mối đoàn kết trong cộng đồng, nâng cao mối liên kết giữa cộng đồng với các yếu tố bên ngoài như các cộng đồng lân cận và
các cơ quan ban ngành liên quan. Điều này được lý giải rằng rằng rừng cộng đồng là một tài sản chung nên để bảo vệ tài sản chung đó, người dân phải đoàn kết hơn. Bên
cạnh đó việc tham gia các cuộc họp giao ban hàng tháng do Hạt kiểm lâm và UBND xã phối hợp tổ chức, việc tham gia các hoạt động tuần tra bảo vệ và phát triển rừng,
PCCCR đã tạo cho các cộng đồng và người dân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và gắn kết nhau hơn. Quá trình triển khai các hoạt động QLBVR
như xây dựng quy ước, xây dựng cơ chếhưởng lợi, làm giàu rừng, tổ chức các lớp tập huấn, … đều có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan như Hạt kiểm lâm, Phòng NN&PTNT, UBND xã, …
(4) Giải quyết việc làm, góp phần giữ gìn trật tự, an ninh khu vực tại địa
phương
Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ được phỏng vấn cho rằng chính sách
GĐGR đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho người dân, mặc dù chưa đáng kểnhưng đã phần nào giảm tỷ lệ thất nghiệp và giữ gìn an ninh trật tự xã hội tại
địa phương. Bên cạnh đó quá trình tham gia quản lý rừng đã tăng cường vai trò và tiếng nói người nghèo, nhóm người yếu thế đặc biệt là đối với các cộng đồng là người dân tộc
thiểu số. Sự tham gia của người nghèo trong các hoạt động quản lý rừng đã góp phần thay đổi nhận thức và định kiến xã hội về họ, mặt khác sự tham gia vào công tác quản lý rừng
thì bản thân họ cũng được nâng cao năng lực nên sự tôn trọng giành cho họ đã được cải
thiện hơn so với trước đây.
Tại thời điểm trước khi tài nguyên rừng được giao cho các cộng đồng quản lý thì các hoạt động xâm hại đến rừng bao gồm các hoạt động rà phá bom mìn, đào vàng, đốt
than, khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã, ... do các đối tượng người dân đến từ các
tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, từ khi rừng cộng đồng được giao cho đến nay, các hoạt động
khai thác, săn bắt bất hợp pháp đã giảm theo thời gian và đến nay hầu như không còn đối tượng nào ra vào rừng nữa. Sự ngăn chặn luồng di cư của một bộ phận người dân từ các
tỉnh khác đã góp phần giảm đi những tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn, an ninh xã hội
tạiđịa phương.