Cơ chế hưởng lợi của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 71 - 73)

Trong Quy ước của các cộng đồng đã quy định rõ ràng về quyền và hưởng lợi của cộng đồng khi tham gia QLBVR:

- Được sử dụng nước sinh hoạt và nước canh tác ruộng, rẫy theo quy định của cộng đồng;

- Được hưởng thành quả do mình làm ra thông qua trồng rừng, hưởng lợi những sản phẩm trung gian qua nhận khoán bảo vệ rừng, được tự do tìm thịtrường tiêu thụ;

- Được Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp trên diện tích rừng được giao; - Được bồi thường thành quảlao động và đầu tư khi Nhà nước có quyết định thu hồi;

- Được tư vấn về kỹ thuật lâm sinh, lồng ghép các chương trình dự án để phát triển rừng;

- Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với nhân dân sống ven rừng;

- Chia sẻ các lợi ích chung của cộng đồng:

+ Các nguồn thu của cộng đồng bao gồm phí khai thác lâm sản, hoạt động dịch vụ, tiền ngân hàng chính sách cấp, trích lại từ xử phạt hành chính, nguồn đóng góp của nhân dân, …

+ Tỷ lệ phân bổ các nguồn thu như sau: Trích cho quỹ BVR của thôn (60%);

trích cho ban điều hành thôn (10%); chia đều cho các hộ dân trong thôn (30%). - Các lợi ích khác

+ Nếu như số công tham gia lao động vượt quá 02 công/năm thì người đi lao động đực hưởng tiền công khi tham gia tuần tra canh gác và bảo vệ rừng, trồng rừng,

chăm sóc rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, tham gia xây dựng các công trình phúc lợi khác của cộng đồng khi được Ban quản lý rừng cộng đồng huy động, số tiền cụ thể

cho 1 công tùy thuộc vào nguồn Quỹ BV&PTR của cộng đồng và do Ban QLRCĐ

quyết định.

+ Nếu không may có trường hợp gặp rủi ro trong khi làm nhiệm vụ BV&PTR

được cộng đồng hỗ trợ bằng tiền tùy theo khảnăng của Quỹ BV&PTR của cộng đồng (nếu quỹ cộng đồng không đủ, Ban QLRCĐ thôn kêu gọi sựgiúp đỡ của các cấp, các ngành, cộng đồng cho những hộ gia đình đó).

- Sản phẩm nông lâm: Những loài cây trồng xen, nuôi trồng thủy sản, vật nuôi chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm khai thác

+ Đối với LSNG: Cộng đồng được phép thu hái các sản phẩm như cây dược liệu, song, mây, lá nón, măng tre, hoa quả, mật ong, … chủ rừng được hưởng 100% giá trị

sản phẩm khai thác (trừ các loài quí hiếm không được khai thác theo qui định của pháp luật)

+ Đối với sản phẩm gỗ củi: Gỗ và củi đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân sống ở gần rừng như làm nhà, chuồng trại, các công trình công cộng, thủy

lợi, hàng rào, ... Hiện tại tài nguyên gỗ trong các khu rừng chưa đạt kích thước được

phép khai thác. Chỉ một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt và được sự đồng ý của Ban quản

lý rừng cộng đồng mới được khai thác để phục vụ cho mục đích làm nhà. Người dân

vào rừng thu hái củi với số lượng ít do khoảng cách từ nhà đến rừng khá xa. Người

dân chủ yếu lấy củi từ rừng trồng trong khu vực.

4.3.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách trong việc giao rừng cho cộng đồng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)