PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39)

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên cứu, sách, các các tài liệu trong và ngoài nước, các báo cáo nghiên cứu khoa học, các chương trình dự án.

các văn bản pháp luật liên quan. Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội sẽ được thu thập thông qua các báo cáo, niên giám thống kê tại UBND huyện, các số liệu liên quan đến Chi trả DVMTR được thu thập tại Quỹ BVPTR tỉnh Thừa Thiên Huế, các báo cáo giao đất giao rừng được thu thập tại Hạt kiểm Lâm, UBND xã, Ban QLRCĐ, ...

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm thông qua phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập những vấn đề ban đầu và xác định những yếu tốcó liên quan đến chủđề nghiên cứu. Tổ chức các nhóm để thảo luận bao gồm các nhóm như ban quản lý rừng thôn, tổ bảo

vệ rừng hay các nhóm khác nhau trong thôn như người lớn tuổi, thanh niên, nhóm là nam hoặc nữ, ...

Điều tra hộgia đình:Được sử dụng để thu thập các số liệu định lượng liên quan

đến các đời sống của người dân ở cấp độ hộ gia đình. Công cụ này được thực hiện thông qua phỏng vấn chủ hộ bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính: (1) Thông tin chung của hộgia đình, (2) Các hoạt động liên quan đến rừng cộng đồng, (3) Các nhân tốảnh hưởng đến rừng cộng đồng.

Phỏng vấn chuyên sâu: Là quá trình phỏng vấn đối với các đối tượng am hiểu

như cán bộ Hạt kiểm lâm, cán bộ UBND xã, Phòng TN&MT, Phòng NN&PTNT huyện, trưởng thôn/trưởng BQL rừng cộng đồng, tổtrưởng tổ bảo vệ rừng, …

Thực hiện các cuộc phỏng vấn cán bộ huyện gồm 02 cán bộ Hạt Kiểm lâm, 01 cán bộ Phòng Nông nghiệp, 01 cán bộ PTNT huyện để thu thập các thông tin về tình hình quản lý rừng trên toàn huyện, kế hoạch giao rừng cho cộng đồng, ...

Phỏng vấn cán bộ xã với 03 phiếu phỏng vấn, gồm những người có hiểu biết về

tình hình QLRCĐ trên địa bàn xã như: Phó Chủ tịch xã, cán bộ địa chính, ... Các nội dung phỏng vấn gồm tình hình quản lý rừng trên địa bàn xã, sự tham gia của chính quyền địa phương trong quá trình quản lý bảo vệ, ...

3.3.3. Mẫu nghiên cứu:

Dung lượng mẫu nghiên cứu là 90 hộ/ 3 thôn (30 hộ/ 1 thôn). Hộ nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên, thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ thôn (Trưởng thôn) để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp. Dựa trên danh sách hộ mà trưởng thôn cung

mẫu. Một số hộ đã chọn mà không gặp được thì chọn hộ kế tiếp ngay sau số đó và tiếp

tục thực hiện cách 03 hộ chọn 01 hộ.

3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích vai trò của các bên liên quan bằng công cụsơ đồ Veen;

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với quản lý rừng cộng đồng;

Các thông tin thu thập được xử lý theo từng chủđề trên nội dung nghiên cứu và mối quan hệ giữa các chủđề;

Các sơ đồ, bảng biểu sẽ được sử dụng để minh họa thêm cho kết quả nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Về vị trí địa lí

Phong Điền là một huyện đồng bằng ven biển - đầm phá, nằm về phía Bắc tỉnh

Thừa Thiên Huế; có tổng diện tích tự nhiên 950,81 km2, dân số năm 2017 gần 110.000 người, chiếm 18,8% diện tích tự nhiên và gần 10% dân số toàn tỉnh; tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên trung bình khoảng 1%/năm; mật độ dân số trung bình khoảng 115 người/km2.

Toàn huyện được chia thành 16 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 01 thị trấn; trong đó thị trấn Phong Điền là trung tâm kinh tế xã hội của huyện, cách thành phố

Huế 30km về phía Bắc (Hình 4.1).

Huyện Phong Điền có tọa độ địa lý từ 16035’41” đến 16057’ vĩ độ Bắc, 1070 21’41” độ kinh Đông.

Ranh giới hành chính của huyện Phong Điền được giới hạn:

Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền; Phía Đông Nam giáp với thị xã Hương Trà; Phía Đông Bắc giáp biển Đông;

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;

Phía Nam giáp huyện A Lưới.

4.1.1.2. Địa hình

Phong Điền là huyện trải dài từ vùng núi ra đến vùng phá Tam Giang của tỉnh

Thừa Thiên - Huế. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, ít bị chia cắt. Phần phía Tây chủ yếu đồi núi, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu tạo nên vùng đồng bằng

và các dải cát nội đồng khá bằng phẳng. Trên địa bàn huyện Phong Điền hình thành 3

vùng địa hình chủ yếu sau:

Vùng đồi núi:

Núi đồi là quang cảnh đặc biệt chiếm gần 70% diện tích của huyện, tạo thành một bề mặt dốc nghiêng và thoải dần sang Đông, rồi đột ngột hạ thấp xuống vùng đồi

phía Tây quốc lộ 1A và núi chiếm bộ phận lãnh thổ tận cùng về phía Tây, lần lượt là núi trung bình và núi thấp. Núi trung bình cao từ 750m – 1.666m trên mực nước biển

và núi thấp từ 100 – 750m. Đỉnh cao nhất các núi trong huyện có độ cao 1.666m ở tận

cùng về phía Nam ngay trên địa giới Phong Điền, A Lưới.

Vùng đồi núi là vùng đất phía Tây Nam của huyện bao gồm các xã Phong Mỹ,

Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Vùng giáp ranh huyện A Lưới gồm

những dãy núi cao, nhiều nơi địa hình hiểm trở. Đây là vùng đầu nguồn sông Bồ, sông

Ô Lâu nên thảm thực vật ở đây có ảnh hưởng lớn đến khu vực hạ lưu. Đây là vùng còn tiềm năng trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Vùng gò đồi ven các sông thuận lợi để

phát triển cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, trồng rừng kinh tế, … Tuy nhiên, trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, đây là vùng thường gặp khô hạn vào mùa khô; bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong mùa mưa. Cần có các giải pháp khắc phục để khai thác

có hiệu quả.

Vùng đồng bằng: Bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Bình, Phong Chương,

Phong Hiền và một phần xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền. Đây là vùng đất hẹp,

bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A; phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như lúa nước và các

cây công nghiệp ngắn ngày. Một yếu tố đặc trưng của vùng địa hình này là diện tích đất cát nội đồng. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, lượn theo các trằm nước, có độ cao trung bình 7,8 m và phân bố theo 3 kiểu địa hình: Vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp giáp với các trằm nước cao gần 8m và vùng lòng trằm cao 4 - 5m. Vùng đất này còn nhiều tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau

đậu thực phẩm, phát triển kinh tế trang trại.

Vùng ven biển - đầm phá: Bao gồm các xã vùng Ngũ Điền (Điền Hải, Điền Hoà, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương) và Phong Hải với những bãi cát bằng phẳng

ven biển. Do sự bồi lắng vùng cửa sông và hoạt động của biển tạo nên những dải cát

ven biển và vùng cát nội đồng đa dạng. Vùng đất này có tiềm năng phát triển lâm

nghiệp, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát lấp. Đây còn là vùng có tiềm năng khai thác thủy hải sản biển và đầm phá; đặc biệt là tiềm năng nuôi tôm cao

triều ven biển. Vùng này đangđược tỉnh và huyện rất quan tâm đầutư nhằm tạo nên vùng động lực phát triển mới.

4.1.1.3. Thổ nhưỡng

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Phong Điền được chia làm các

nhóm đất chính như sau:

Nhóm đất cát: Chiếm khoảng 17,80% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành ở

vùng ven biển và các cửa sông. Gồm 2 loại: Đất cát biển (C) và cồn cát trắng vàng (Cc). Do hoạt động của biển và sông tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt cát

lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài, rộng khác nhau, sự tác động của gió làm những cồn cát diđộng.

Hình 4.3. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặc điểm của nhóm đất này là sự phân hoá phẫu điện không rõ, thành phần cơ

giới rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém. Đất có thành phần cơ giới nhẹ,

không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân, …) đều

loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: Mía, lạc, đậu đỗ, cây ăn quả, cam,

chanh, … Các vùng đất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. Hiện nay, đất cát và cồn cát

biển đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp, chủ yếu là trồng

rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động

và giữ nguồn nước ngọt. Những cồn cát có trữ lượng lớn đang được khai thác, chế biến

công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu cao cấp đem lại giá trị kinh tế cao

Nhóm đất phù sa: Chiếm 4,45% tổng diện tích tự nhiên, gồm 3 loại là đất phù

sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi (Pk). Đất phù sa có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Nhóm đất

này phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa, Phong Hiền. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, màu, rau đậu thực phẩm,

cây công nghiệp ngắn ngày, …

Nhóm đất xám vàng:

Đất xám vàng trên đá sét biến chất (Fs); Chiếm khoảng 18,93% tổng diện tích

tự nhiên, được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi, … Phân bố ở địa hình tương đối cao và vùng gò đồi bằng thoải lượn sóng. Đất

có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung

bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho phát triển các loại cây

nông nghiệp có giá trị kinh tế như cao su, hồ tiêu, mía, cây ăn quả và trồng cây lâm nghiệp như thông, keo, …

Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Chiếm khoảng 47,41% tổng diện tích tự nhiên,

được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: Granit, macma axit, trầm tích và biến

chất, … Đất có màu vàng nhạt do giàu silic, thành phần cơ giới nhẹ. Độ dày tầng đất

mặt trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém. Đây là nhóm đất có khả năng trồng được cây công nghiệp ngắn ngày như mía, cao su,

hồ tiêu, … Ngoài ra, còn có một số diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ, … nhưng với diện tích không đáng kể.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Đất xói mòn trơ xỏi đá (E) chiếm khoảng 2,31%

tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị xói mòn rửa trôi. Đất này chỉ

có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc trồng rừng chống xói mòn, rửa trôi.

Nhìn chung, đặc điểm thổ nhưỡng ở Phong Điền khá đa dạng trên cả 3 vùng địa

hình, thích hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế. Tuy nhiên,

ở một số địa bàn hiện tượng chua hóa, cát bay, biển xâm thực vẫn thường xảy ra; điều

kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá còn gặp nhiều khó khăn làm hạn chế phát triển sản xuất.

4.1.1.4. Khí hu

Phong Điền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của huyện trải dài từ vùng núi

cao phía Tây đến vùng đồng bằng thấp trũng ven biển tạo nên những vùng tiểu khí hậu khác biệt. Vùng gò đồi miền núi chịu ảnh hưởngđịa hình dải Trường Sơn nên khí hậu

tương đối ôn hòa, tạo nên những vùng vi khí hậu mát mẻnhư vùng bảo tồn thiên nhiên

Phong Điền, khu vực hồ Quao, khe Me, ...

Về nhiệt độ: Huyện Phong Điền có 2 mùa rõ rệt: mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25°C tương đương với tổng nhiệt năm

khoảng 9.000 – 9.200°C, số giờ nắng trung bình 5 - 6 giờ/ngày. Biên độ giữa các tháng

trong năm chênh lệch 7 - 9°C.

Mùa khô, từ tháng III đến tháng VIII do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khí hậu khô nóng, nhiệt độ cao trung bình > 25°C. Tháng nóng nhất thường vào tháng VI, VII, nhiệt độ trung bình 29°C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39 - 40°C.

Mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc nên mưa nhiều, độ ẩm cao, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh ở vùng đồng bằng từ 20 - 22°C, ở miền núi từ 17 - 19°C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng I) xuống dưới 15°C.

Lượng mưa: Trên địa bàn Phong Điền lượng mưa rất lớn, trung bình hàng năm đạt 2.800 – 3.000 mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng X, XI, chiếm tới 45% tổng lượng mưa trong năm. Vào thời gian này thường hay xảy ra lũ lụt.

Độ ẩm: Độẩm không khí trung bình đạt khoảng 84%. Trong mùa mưa độẩm lên

đến 90%.

Gió, bão: Phong Điền chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây

Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từtháng III đến tháng VIII, tốc

độ gió bình quân từ 2 - 3m/s, có khi lên tới 7 - 8 m/s; gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từtháng IX đến tháng II năm sau, tốc độ gió đạt 4 - 6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30 - 40m/s. Gió kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng.

Phong Điền cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió bão. Các cơn bão

thường tập trung vào các tháng VIII - X. Bão có cường suất lớn tạo ra lũ quét ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Nhìn chung, huyện Phong Điền có điều kiện khí hậu, thời tiết có sựphân hóa đa

dạng giữa các vùng, tạo thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng có giá trị như lúa màu, rau đậu thực phẩm, cây ăn quảđặc sản, cây công nghiệp có giá trịnhư

cao su, hồ tiêu, ..., có những vùng vi khí hậu mát mẻ trong lành có thể khai thác phát triển du lịch nghỉdưỡng, sinh thái, ...

Tuy nhiên, khí hậu trên địa bàn huyện cũng tương đối khắc nghiệt. Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão nên hay gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trong huyện. Mùa khô kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng gây khô hạn ở một sốđịa bàn, kết hợp mực nước các con sông xuống thấp ở hạlưu gây hạn hán làm ảnh hưởng

đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Do đó việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để điều tiết nước, phòng chống mưa bão, lũ lụt có ý nghĩa to lớn nhằm giảm thiểu các tổn thất do thời tiết, khí hậu gây nên.

Hình 4.4. Bản đồ khí hậu huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.1.1.5. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Phong Điền có 2 hệ thống sông chính chảy qua là sông Ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39)