Các chính sách của Nhà nước liên quan đến rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 82)

Thủ tục pháp lý liên quan đến QLRCĐ gồm các quy định về tính pháp lý của cộng đồng nhận rừng, hướng dẫn xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, kế hoạch QLBVR, cơ chếhưởng lợi.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa về công tác BV&PTR, nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác QLBVR. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để BV&PTR, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng cộng đồng

được Nhà nước thừa nhận bằng các văn bản luật và dưới luật, đó là cơ sở pháp lý quan trọng đểngười dân tham gia nhận rừng theo cộng đồng để quản lý và hưởng lợi. Pháp lý thừa nhận vai trò của cộng đồng là một chủ thểcó đầy đầy đủtư cách pháp nhân.

Hiện nay khung pháp lý và các chính sách liên quan tới quản lý rừng cộng đồng

được thể hiện trong 2 bộ luật lớn: Luật Đất đai năm 2013, Luật BV&PTR năm 2004

(sắp tới là luật Lâm nghiệp năm 2019) và các chính sách liên quan như: Chính sách giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên, Chính sách chi trả dịch vụmôi trường rừng.

* Đối với Chính sách giao rừng, cho thuê rừng tựnhiên, phương án giao rừng, cho thuê rừng được tiến hành vào năm 2012:

- Hình thức giao theo luật bảo vệ và phát triển rừng Nhà nước giao rừng sản xuất, phòng hộ không thu tiền phí sử dụng;

- Nguyên tắc giao: chủ rừng không được chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, lão lãnh, tặng cho, cho thuê, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng, mà chỉđược hưởng lợi từ rừng, tùy theo tiền của và công sức của mình đóng góp. Hộ gia

đình, cá nhân chỉ được quyền thừa kế, quyền sử dụng rừng; cộng đồng dân cư thôn không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng;

- Thời hạn giao rừng: Là 50 năm. Sau khi hết thời hạn giao mà chủ quản lý, bảo vệ tốt vốn rừng được giao và chấp hành đúng các quy định của Nhà nước, nếu có nhu cầu xin nhân tiếp thì được xem xét để giao;

- Quyền của chủ rừng trong thời gian được giao rừng:

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dưng rừng ổn

định lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;

+ Được khai thác sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng; được sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành;

+ Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng;

+ Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ rừng, phát triển rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của chủ rừng trong thời hạn được giao rừng: + Xây dựng Quy ước BV&PTR;

+ Tổ chức BV&PTR, định kỳbáo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng;

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụkhác theo quy định của pháp luật; + Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời giao rừng;

+ Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn ,

không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

- Trách nhiệm của chủ rừng trong thời hạn giao rừng:

+ Tự tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo đúng phương án BVR đã được phê duyệt, tuân thủ Quy ước BV&PTR của thôn, bản, chấp hành đúng quy định của pháp luật, không để rừng bị phá, bị cháy, bị lấn chiếm, bị khai thác lâm sản trái phép;

+ Đóng góp công sức của mình vào việc bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng; + Trong thời gian được giao rừng nếu để rừng bị thiệt hại ngoài việc bị thu hồi rừng còn phải chịu trách nhiệm bồi thường những giá trị thiệt hại đã xãy ra hoặc có thể

bị truy cứu trách nhiệm pháp lý;

+ Khi xãy ra các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến khu rừng mình quản lý mà không gải quyết được hoặc vượt quá trách nhiệm của mình thì phải báo cáo cho UBND xã và Kiểm lâm địa bàn để có biện pháp xử lý;

+ Định kỳ phải báo cáo cho UBND xã và Kiểm lâm địa bàn về tình hình quản lý bảo vệ sử dụng rừng.

Việc đưa ra chính sách giao rừng cho cộng đồng đã giúp giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân vùng núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời nâng cao được nhận thức bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư; nâng cao được tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Đồng thời khi rừng được bảo vệ tốt sẽphát huy được chức năng phòng hộ, điều hòa khí hậu, bảo vệmôi trường.

* Chính sách chi trả dịch vụmôi trường rừng, Chính sách chi trảDVMTR được tiến hành vào năm 2014.

Việc đưa ra chính sách chi trả DVMTR cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ

rừng cộng đồng giúp cho người dân có thêm thu nhập đồng thời rừng được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên số tiền chi trả DVMTR chưa hoàn toàn đáp ứng được giá trị sức lao

động và nhu cầu sống tối thiểu của người dân. Đặc biệt, việc chi trả DVMTR còn rất

khó khăn do quy định tài chính và các văn bản liên quan tới phương thức, hồ sơ

nghiệm thu thanh toán chưa phù hợp đặc thù địa phương; mức chi trả thấp, chênh lệch chi trảtrên các lưu vực rất lớn, gây khó khăn cho công tác vận động, tuyên truyền, ảnh

hưởng mạnh mẽ tới ý thức người dân.

Vì vậy, các đơn vị cũng kiến nghị, cần tăng cường hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng chung tay trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)