Giao đất giao rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 38)

2.3.2.1. Qun lý s dng rng Vit Nam

a. Quan điểm của Nhà nước về quản lý sử dụng rừng

Ở Việt Nam, chủ trương giao đất, giao rừng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Chỉ thị 29-CT-TW ngày 12/11/1983 của Ban Bí thư nhấn mạnh “làm cho mỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quảđồi đều có

người làm chủ cụ thể, …”.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với đường lối đổi mới của Đảng, ngành lâm nghiệp từ chỗ dựa vào quốc doanh đã chuyển sang lâm nghiệp xã hội, nhân dân trở thành lực lượng chủ yếu bảo vệ và phát triển rừng. Nghị quyết 10 (khóa VI) của Bộ Chính trịngày 05/4/1988 đã chỉ rõ: Thực hiện việc giao rừng và đất rừng cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và hộ nông dân bảo vệ, chăm sóc, nuôi trồng, khai thác và tận dụng sản phẩm của rừng, tạo điều kiện cho dân cư ở vùng có rừng, đất rừng kinh sống và làm giàu bằng kinh doanh tổng hợp các thế mạnh của rừng.

Qua quá trình hình thành và phát triển công tác giao đất, giao rừng ở nước ta, Luật Đất đai cũng đã nhiều lần thay đổi theo hướng mở rộng vềđối tượng được giao quản lý sử dụng rừng. Đến năm 2003, Luật Đất đai quy định: Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn,

phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họđược Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

Song song với quá trình thay đổi về Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng có những thay đổi tương tự. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng mới năm 2004

có một mục riêng quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa

vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng. Đây là bước tiến quan trọng trong quan

điểm, nhận thức thừa nhận các thành phần kinh tế đều được tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Điều này là phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác, Luật Dân sựnăm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng

đồng. Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản lý, sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.

Ba luật này và các nghịđịnh liên quan đã tạo một môi trường thuận lợi cho việc quản lý rừng thông qua cả giao rừng, khoán bảo vệ rừng. Việc giao rừng cho hộ gia

đình, cá nhân, và cho cộng đồng đã được đạt được thông qua một chương trình giao

đất giao rừng toàn quốc hay "Xã hội hóa lâm nghiệp” và đã hình thành cơ sở cho việc thử nghiệm rừng cộng đồng.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam (VFDS) 2006 - 2020 đã coi rừng cộng đồng thuộc 20 ưu tiên hàng đầu cho ngành lâm nghiệp, thiết lập mục tiêu

QLRCĐ đạt 2,5 triệu ha vào năm 2010 và 4 triệu ha vào năm 2020. Việc giao rừng cho cộng đồng và việc công nhận cộng đồng là một chủ thể quản lý rừng đã đưa phương

thức QLRCĐ ởnước ta lên tầm cao mới.

b. Kết quả thực hiện các chủtrương, chính sách về quản lý sử dụng rừng

Diện tích rừng giao cho các đối tượng quản lý, sử dụng: Thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý sử dụng rừng, trong những năm qua, diện tích rừng do các chủ quàn quản lý đang có sựthay đổi. Xu hướng rừng giao cho các ban quản lý, các hộ gia đình, cộng đồng, các tổ chức kinh tế và tổ chức khác tăng lên và giảm đi ở đối tượng quản lý là các doanh nghiệp và nước và UBND (Hình 2.2).

Hình 2.2. Diện tích rừng toàn quốc giao cho các chủ quản lý, sử dụng từcác năm

2012-2016

(Nguồn: Số liệu diễn biến tài nguyên rừng từ năm 2012-2016, Cục Kiểm lâm)

2.3.2.2. Qun lý rng cộng đồng Vit Nam

Quản lý rừng cộng đồng do nhiều nguyên nhân mà mức độ phong phú tài nguyên rừng của Việt nam khác nhau trên các vùng miền. Và từđó hệ lụy là các quy

định trong quản lý rừng và các hoạt động QLRCĐ cũng bị thay đổi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007).

- Tuy diện tích đất lâm nghiệp ở miền Bắc còn khá lớn nhưng diện tích còn rừng ít và chất lượng rừng rất thấp. Cũng vì thế mà diện tích rừng giao cho cộng đồng không nhiều và phần lớn là rừng nghèo và rừng non.

- Các hoạt động QLRCĐ ở miền Bắc chủ yếu là bảo vệ rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Một số cộng đồng được các dự án hỗ trợ quản lý rừng đã tiến hành lập được các Kế hoạch quản lý rừng, xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, Quy chế

quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng và nuôi

dưỡng rừng. Rất ít cộng đồng được khai thác lâm sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).

- Chất lượng rừng miền Trung phong phú hơn miền Bắc. Vì vậy rừng được giao cho cộng đồng có cả rừng trung bình và đủ tiêu chuẩn khai thác gỗ. Tuy vậy, do đặc

điểm chiều rộng của miền Trung hẹp, rừng ven biển phần lớn là rừng trồng thuộc rừng sản xuất, rừng vùng núi hầu hết là rừng phòng hộvà đặc dụng nên rừng giao cho cộng

- Diện tích rừng Tây nguyên còn nhiều so với miền Bắc và miền Trung; đồng thời phần lớn là rừng trung bình và rừng giàu. Vì vậy rừng giao cho cộng đồng có cả

rừng trung bình và rừng giàu. Một số cộng đồng có lượng khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ rất lớn.

a. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng

Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm 1998 đã cho biên dịch tài liệu về Lâm nghiệp cộng đồng và Sổ tay cẩm nang của Lâm nghiệp cộng đồng do tổ chức Nông lương liên hiệp quốc (FAO - UNDP) xuất bản về các vấn đề cơ bản có liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), như : “Khái niệm, phương

pháp, công cụ phục vụ luận chứng, kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của người dân

trong LNCĐ”; “Thẩm định nhanh quyền hưởng dụng đất và cây rừng của cộng

đồng”… rất hữu ích cho việc nghiên cứu phát triển LNCĐ ở Việt Nam trong giai đoạn tiền phát triển. Theo các tài liệu này thì LNCĐ là mọi hoạt động lâm nghiệp được những cá nhân trong cộng đồng thực hiện nhằm tăng các lợi ích mà họ cho là có giá trị.

Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển đã cho xuất bản các tài liệu rất hữu ích cho QLRCĐ, như: “Điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân, xây dựng kế hoạch ở thôn bản”,“ Phát triển Quỹ thôn bản”.

Dự án Lâm nghiệp xã hội sông Đà, chương trình hợp tác với Cộng hòa Liên

bang Đức trong tài liệu giới thiệu về “Lâm nghiệp cộng đồng” có đề cập đến hưởng dụng đất và cây rừng ở cấp cộng đồng xác định “ Trong quản lý lâm nghiệp cộng

đồng, hưởng dụng là một nhân tố quan trọng vì nó điều tiết sự kiểm soát và sự tiếp cận với tài nguyên rừng”.

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý rừng bền vững rừng nhiệt đới (SGP PTF/UNDP) cho xuất bản Sổtay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng - 2007 trong đó có phân tích và hướng dẫn chi tiết về những điều kiện cơ bản trong QLRCĐ; những cơ sở

pháp lý và luật tục tác động đến QLRCĐ và các hoạt động trong QLRCĐ.

Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác xuất bản tài liệu “Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương Lâm nghiệp cộng đồng “ năm 2006 . Trong đó có trình bày khái quát kinh nghiệm về LNCĐ của một số nước Châu Á, tại Việt Nam, cẩm nang này cũng đã trình bày, phân tích về các khái niệm, đặc trưng, các tiêu chí nhận biết LNCĐ, hiện trạng phát triển, các hình thức QLRCĐ, kinh nghiệm QLRCĐ, khuôn

khổ pháp lý và hưởng lợi từQLRCĐ ở Việt Nam.

Dựán Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng năm 2008 đã xuất bản 2 tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng và tài liệu Hướng dẫn tập huấn tiểu giáo viên (ToT) về lâm nghiệp cộng đồng. Các tài liệu này đã giúp cho các dự án

khác có liên quan đến Hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng xây dựng được các nội dung hướng dẫn và tập huấn cho cộng đồng.

b. Các chương trình, dự án về quản lý rừng cộng đồng

Dự án Lâm nghiệp xã hội sông Đà (GTZ - SFDP) đã hỗ trợ thực hiện các mô hình QLRCĐ tại Sơn La và Điện Biên.

Dự án “hỗ trợ và phổ cập đào tạo cho cán bộ nông lâm nghiệp vùng cao” (ETSP – Helvetas) đã hỗ trợ thực hiện các mô hình QLRCĐ tại 03 tỉnh Hòa Bình, Đắc nông và Thừa Thiên Huế.

Dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng” do Cục Lâm nghiệp chủ

trì đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý hỗ trợ 40 xã thuộc vùng dự án trong Quản lý rừng cộng đồng. Trong các văn bản này có nhiều quy định có liên quan đến

hưởng lợi và cơ chếhưởng lợi từ dự án cũng như từ rừng (Cục Lâm nghiệp, 2008) Dự án Kfw3- pha 3, trong học phần “Nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng cho cán bộ quản lý Dự án cấp cơ sở và cán bộ cộng đồng dân cư

thôn” trong khuôn khổ của Dựán. Đã rất chú ý đến các nội dung hưởng lợi và cơ chế hưởng lợi cũng từ hỗ trợ của dự án và từ rừng.

Dự án “Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quản lý bền vững rừng nhiệt đới (EC/UNDP SGP PTF) đã hỗ trợ kinh phí cho 23 cộng đồng thôn bản tại các địa

phương trong cảnước thực thi các mô hình về quản lý rừng cộng đồng. Ví dụ, để thực hiện các nội dung: Bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng, ươm cây trong 5 năm (2006 - 2010), riêng năm 2007 dự án đã hỗ trợ 122 triệu đồng.

Dự án ADB - FSP thí điểm các quy trình lập kế hoạch lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Gia Lai.

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 38)