Giao đất giao rừng ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

2.3.1.1. Xu hướng ca thế gii v s dng rừng và đất rng

Phi tập trung hóa ngành lâm nghiệp là xu hướng hiện nay của thế giới, đặc biệt

là các nước đang phát triển. đây là xu hướng phân quyền cho người dân, cộng đồng và

các công ty tư nhân trong quản lý rừng.

Thụy Điển: Nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của các hộtư nhân .

Phần Lan: sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống, có tới hai phần ba diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu tư nhân và có khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33ha (Phạm Quốc Tuấn, 2000).

Đức và New Zealand: có tỷ trọng nhà nước quản lý rừng tương ứng là 54% và 77% (Phạm Quốc Tuấn, 2000).

Nhật Bản: có ba hình thức sở hữu đất lâm nghiệp, đó là sở hữu Nhà nước, sở

hữu công cộng và sở hữu tư nhân (Phạm Quốc Tuấn, 2000).

- Nhà nước sở hữu 7,84 triệu ha, chiếm 31,2% rừng và đất rừng của cả nước, những diện tích rừng và đất rừng này chủ yếu ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình hiểm trở, ...

- Các tổ chức chính quyền địa phương sở hữu trên 2,7 triệu ha, chiếm 10,74%. - Các công ty tư nhân và các hộ gia đình sở hữu 14,6 triệu ha, chiếm 58,10%. Có tới 88% chủ rừng là các hộ tư nhân, trong sốđó 89% là những người có từ 0,1ha –

5ha đất lâm nghiệp; 10,7% là những chủ hộ tư nhân có từ 5ha – 50ha còn lại 0,4% là những chủ hộtư nhân có trên 50ha đất lâm nghiệp. Do phần lớn các chủ rừng là những

người sở hữu dưới 5ha dất lâm nghiệp nên các chủ rừng này đã liên kết với nhau thành các Hội. Hiện nay Nhật Bản có 1.430 hội các chủ rừng với 1.718.000 thành viên.

- Chính phủ có chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động lâm sinh, xây dựng đường lâm nghiệp thông qua Hội các chủ rừng, ngoài ra các chủ rừng còn

được ưu tiên vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, đồng thời còn được giảm thuếđất lâm nghiệp.

Trung Quốc: Theo Hiến pháp vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền từtrung ương đến tỉnh và huyện bắt đầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức Nhà nước, tập thểvà tư nhân. Mỗi hộnông dân được phân phối một diện tích đất rừng để sản xuất kinh doanh. “Luật lâm nghiệp quy định

đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó”. Sau khi được cấp giấy CNQSDĐ, chính phủđã áp dụng

nhạy bén thúc đẩy phát triển trang trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt và lâu dài.

Có hai hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể (Sở hữu cộng đồng). Sở hữu Nhà nước đối với đất đai trại quốc doanh hoặc đất do Nhà nước sử

dụng, sở hữu tập thểđối với đất của các làng nông thôn (Phạm Quốc Tuấn, 2000). Thái Lan: hiện nay đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, Nhà nước trợ cấp cho các nhà tối đa 50 rai và tối thiểu là 5 rai (1 rai = 1.600m2). Thái lan dự kiến áp dụng một chính sách nông nghiệp trên toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng

đồng làm đơn vịcơ sở (Phạm Quốc Tuấn, 2000).

Indonexia: Mỗi gia đình ở gần rừng được nhận khoảng 2.500m2 đất trồng cây,

trong 2 năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa màu trên diện tích đó và được hưởng toàn bộ sản phẩm hoa màu không phải nộp thuế. Công ty lâm nghiệp cho nông dân vay vốn dưới hình thức cung cấp giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, sau khi thu hoạch người nông dân phải trảđầy đủ lại số giống đã vay, còn phân hóa học và thuốc trừ sâu phải trả lại 70%. Trường hợp rủi ro, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn;

hướng dẫn kỹ thuật nông lâm nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm; tổ chức làm thí điểm, học tập rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng (Phạm Quốc Tuấn, 2000).

Philippin: Chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry Program” (ISFP) năm 1980 của Chính phủ nhằm dân chủ hóa việc sử dụng đất rừng cộng đồng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích của rừng, chương trình này nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc

vào đất rừng thông qua đó phát triển và bảo vệ tốt tài nguyên rừng (Phạm Quốc Tuấn, 2000).

2.3.1.2. Kết qu s dng rng trên thế gii

Theo Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn (2007), Viện Chính sách và Chiến

lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, khi nghiên cứu đề tài: “Giao đất và giao rừng

ở Việt Nam – Chính sách và thực tiễn”, xét về hiệu quả sử dụng rừng thông qua năng

suất sinh khối trên một héc ta, thì Đức và New Zealand đạt rất cao, lần lượt là 268 m3/ha và 125 m3/ha. Câu hỏi đặt ra liệu có phải người dân và doanh nghiệp mới quản lý hiệu quả tài nguyên rừng. So sánh hiệu quả của hệ thống lâm trường quốc doanh ở

Việt Nam hiện nay và hiệu quả quản lý ở Đức và New Zealand thì hiệu quả của hai hình thức quản lý rừng này trái ngược nhau.

Bng 2.1. Hiệu quả quản lý rừng ở một số quốc gia Nước Dân số (triệu người) Tổng diện tích tự nhiên (km2) Diện tích rừng (km2) Độ che phủ (%) Trữ lượng (m3/ha) Sản lượng (1000 m3) Năng suất (m3/ km2) Việt Nam 80,0 332.000 98.190 35,2 38 7.133 72 Nhật Bản 127,0 376.520 240.810 60,0 145 29.494 122 Malaysia 24,4 328.550 192.920 58,7 119 22.507 116 New Zealand 4,0 267.990 79.460 30,6 125 26.965 339 Đức 82,4 349.270 107.400 30,7 268 54.634 508

(Nguồn: REFAS, 2005 trích dẫn bởi Đặng Kim Sơn, 2007)

2.3.1.3. Qun lý rng cộng đồng ca mt snước trên thế gii

- Nepan: Việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và các tài sản

khác thường gắn với các thôn bản nhỏ và hiu quạnh. Khi tìm hiểu tính chất của việc quản lý tài nguyên rừng ở cấp thôn bản thì thấy chúng đều có những nét chung và

chúng thường có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ. Các chỉ tiêu về quy chế tổ chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của những người sử dụng là phần quan trọng nhất của tất cả những hệ thống quản lý rừng bản địa. Những hệ thống quản lý rừng bản

địa này chỉ mới được xây dựng từnăm 1950. Từ năm đó tới nay Chính phủNepan đã có một thay đổi mạnh mẽ vềthái độ đối với rừng vùng đồi, đây là một sự chuyển biến sâu sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hưởng của nó tới đời sống nông thôn ngày nay. Đầu tiên là việc thi hành Luật Bảo vệ phát triển rừng thông qua hệ

thống pháp luật của chính phủ, nhưng việc đó đã thất bại. Sau đó đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho chính những người sử dụng chúng ở

thôn bản (Brokensha.D và Castro.A.H.P, 1987).

- Ấn Độ: Mặc dầu quá trình hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích cho những thôn bản nằm xung quanh trung tâm chính trị Delhi thì nó cũng đã mang lại một sự bùng nổ

về dân số, làm đảo lộn cân bằng tài nguyên và cũng dẫn tới sự tan rã của các tổ chức cổ truyền như các cộng đồng thôn bản. Ngày càng có sự chuyển mạnh đất công từ sở

hữu cộng đồng sang các phương thức sử dụng tư và cả sự chuyển thểđất công từđất trồng trọt và chăn nuôi sang các phương thức sử dụng khác. Kết quả là diện tích đất

hoang hóa ngày một gia tăng. Trong thế kỷ 19, có tới 2/3 đất đai Ấn Độđều đặt dưới sự kiểm tra của cộng đồng nhưng quá trình tư nhân hóa và nhà nước sung công đã làm giảm tỷ lệ đó. Nhiều hình thức bản địa và cổ truyền của phương thức quản lý tài nguyên sở hữu công cộng đã bị suy yếu và tan rã, tuy nhiên chúng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp và trong đời sống của dân nghèo. Do

đó, để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng bền vững chính phủ Ấn Độ

cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách và các sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng như hạn chế việc khuyến khích tiếp tục tư nhân hóa.Vào đầu những năm 1970, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp công đồng làng bản để giảm sức ép đối với việc tàn phá rừng. Trong khoảng 15 năm, Chính phủ đã đầu tư khoảng 400 triệu USD cho chương trình này (Chandrakanth, M.G, Gilless,J.K, Nagaraja, M.G, 1980).

- Mexico: Sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và nâng cao tài nguyên rừng được thực hiện của một chính sách có tên là “Kinh tế lâm nghiệp thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương đã là chìa khóa cho sự

thành công của các chương trình mong muốn phát triển tài nguyên rừng cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)