4.1.2.1. Tình hình kinh tế
4.1.2.1.1. Nông nghiệp
Giá trị sản xuất năm 2017 tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó nông
nghiệp tăng 6,73%, lâm nghiệp tăng 13,3%
a. Trồng trọt (diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính)
Diện tích lúa gieo cấy cả năm trên toàn huyện là 10.360 ha, giảm 40 ha so với
kế hoạch (do chuyển đổi cây trồng), năng suất bình quân đạt 59,1 tạ/ha; tỷ lệ sử dụng lúa xác nhận trên 95%, đạt so với nghị quyết đề ra; sản lượng lương thực có hạt đạt
61.259 ha/60.000 tấn, tăng 1.259 tấn so kế hoạch và giảm 595 tấn so năm 2016.
Việc sản xuất nông nghiệp “sạch”, theo hướng hàng hóa, an toàn từng bước được triển khai thực hiện như: sản xuất lúa theo hướng VietGAP 1.122 ha/năm tại 03
xã: Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình), tăng 55 ha so với kế hoạch; sản xuất lúa
hữu cơ 57,1 ha/năm (tại các xã Phong Hiền, Điền Lộc và Điền Hòa) giảm 14 ha so với năm 2016; đã tổ chức liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Quế Lâm, Công ty TNNN MTV Hữu cơ Huế Việt. Đã khảo nghiệm sản xuất có
hiệu quả một số giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao: NA2, KH1, RVT… Tiếp
tục tổ chức sản xuất 38,5 ha lúa giống các loại để cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài huyện (Hiền Lương). Đến nay, nhãn hiệu tập thể “Gạo hữu cơ Phong Điền” do HTX Môi trường và Đô thị Phong Hiền quản lý đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
cấp bảo hộ và xác lập thương hiệu.
Huyện đã xây dựng và thông qua dự thảo Đề án cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp
huyện Phong Điền theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và Đề án sản xuất lúa hữu cơ tại các xã
Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Chương, Phong Bình, … với diện tích khoảng 500 ha giai đoạn 2017-2025 theo chủ trương của UBND tỉnh. Xây dựng phương án và triển khai
công tác dồn điền đổi thửa trồng lúa với quy mô 313 ha tại xã Điền Lộc để hướng đến
việc sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn. Đồng thời xây dựng Đề án dồn điền đổi
thửa trên địa bàn huyện để triển khai trong năm 2018 tại các đơn vị đủ điều kiện.
Phối hợp với Hội Nông dân huyện tổ chức 18 lớp tập huấn về kinh doanh và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho 46 đại lý bán thuốc, phân và 700 hộ nông dân triên địa bàn huyện.
Cây lạc: Diện tích gieo trồng 1.071 ha/1.150 ha, giảm 79 ha so với kế hoạch,
nguyên nhân là do thời tiết đầu vụ không thuận lợi nên người dân chuyển đổi diện tích
sang trồng cây ăn quả và trồng sắn thuần không xen lạc. Sản lượng 2.358 tấn, tăng 286
tấn so cùng kỳ.
Cây sắn: Diện tích gieo trồng là 1.483,3 ha/1.750 ha, giảm 267 ha so với kế
hoạch. Nguyên nhân giảm do giá năm 2016 giảm nên người dân chuyển đổi sang một
số cây khác như đậu, ngô…
Cây ngô, diện tích gieo trồng 106,45 ha, tăng 6,45 ha so với kế hoạch, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 319,35 tấn, tăng 19,35 tấn so với kế hoạch.
Tiến hành nghiên cứu các mô hình xen các loại cây trồng trên địa bàn để nâng
cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Ổn định diện tích 200 ha rau màu các loại. Đã triển khai mô hình rau trái vụ,
sản xuất rau theo hướng VietGAP có ứng dụng công nghệ cao tại Điền Lộc, Phong An.
Cây ném: Diện tích đã trồng 145 ha; tăng 3,5 ha so với năm 2016. Cây sen: Diện tích đã trồng 188 ha, tăng 29,2 ha so với năm 2016; dự kiến năng suất bình quân 12 tạ/ha;
sản lượng 225,6 tấn. Mô hình trồng măng tây xanh đã trồng 01 ha, hiện nay, đang hướng dẫn các hộ tham gia tiến hành chăm sóc, cây đang phát triển tốt, một số vườn đã cho thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên, giá bán bình quân 80.000 đồng/kg.
Cây ăn quả: Diện tích đã thực hiện đến năm 2016 là 340 ha, trong đó cây ăn quả
có múi khoảng 254,2 ha (thanh trà, bưởi da xanh, cam, quýt); kế hoạch năm 2017 sẽ đưa vào trồng khoảng 90 ha. Dự kiến cuối năm 2017 sẽ nâng diện tích cây ăn quả trên
địa bàn huyện lên 430 ha, trong đó cây ăn quả có múi khoảng 344,2 ha. Tiếp tục chỉ đạo UBND các xã Phong Thu, Phong Hòa, Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân và
UBND thị trấn Phong Điền mở rộng diện tích cải tạo vườn tạp thêm 11,25 ha. Hiện nay, cây Thanh trà đã được công bố nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế-Phong Thu.
Cây cao su: Ổn định diện tích 1.793 ha, diện tích đưa vào khai thác 1.350 ha,
giá mủ không ổn định và thời tiết năm nay mưa nhiều so với mọi năm nên người dân
giảm khai thác mủ. b. Chăn nuôi
Tổng đàn dự kiến đến cuối năm 2017 có 4.500 con trâu, đạt 98% kế hoạch; đàn bò có 6.300 con, đạt 87% kế hoạch, trong đó số lượng đàn bò lai chiếm 52% tổng đàn; khoảng 35.000 con lợn, đạt 63,6% kế hoạch, trong đó lợn nạc chiếm 62,3% tổng đàn
và đàn gia cầm 420.000 con, đạt 84% kế hoạch (so cuối năm 2016, đàn bò tăng 201 con, đàn lợn giảm 5.799 con). Dự án phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò trong
năm 2017 được triển khai, tuy nhiên không đạt so với kế hoạch đề ra do người dân bán
bò để trả nợ vốn vay, để tái đầu tư và cân bằng đồng cỏ, mặt khác giá cả sản phẩm đầu
ra thấp nên các hộ ít nhập đàn. Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm được quan tâm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ triển khai thường xuyên đã ngăn chặn kịp thời
dịch bệnh, không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng.
Trong năm 2017 đang hỗ trợ đầu tư thêm 04 trang trại chăn nuôi tổng hợp quy
mô lớn tại các xã: Phong An, Phong Mỹ, Phong Sơn, nâng số trang tại chăn nuôi chăn
nuôi tổng hợp quy mô lớn trên địa bàn là 8 trang trại.
c. Thủy sản
Đã tổ chức lại công tác đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường biển. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 502,4 ha/700ha, đạt 71,8% kế hoạch, trong đó diện tích nuôi tôm trên cát 180/285 ha, 63,2% kế hoạch; nuôi cá nước ngọt 303ha/400 ha, đạt 75,7% kế hoạch, nuôi tôm đầm phá: 19,4ha. Tổng sản lượng thủy
sản ước đạt 4.300 tấn, trong đó: sản lượng tôm 2.800 tấn, sản lượng nuôi cá nước ngọt
850 tấn, sản lượng khai thác thủy sản khoảng 650 tấn.
d. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới năm 2017 là 1.389,77/1.580 ha, đạt 87,9% kế hoạch, trong đó, trồng rừng sau khai thác 1.274,7 ha, trồng mới 75,7 ha. Duy trì tỷ lệ che phủ
rừng năm 2017 là 56%, đạt kế hoạch. Diện tích còn lại chưa trồng chủ yếu do công tác
thanh lý, khai thác còn muộn so với kế hoạch.
Chương trình trồng rừng thâm canh gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng: Hiện nay đã đăng ký khoảng 406/500 ha, đạt 81,2% kế hoạch, nâng tổng số diện tích rừng được cấp chứng chỉ trên toàn huyện lên khoảng 611/350 ha, đạt 174,6% kế hoạch.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 đã
được triển khai sớm, qua đó các địa phương đã tích cực triển khai phương án bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, phương án huy động lực lượng xử lý khi xảy ra
e. Công tác quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ cá thể
UBND huyện đã chỉ đạo các HTX tổ chức hoạt động có hiệu quả sau chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; hướng dẫn các xã, đội sản xuất nông nghiệp thành lập
tổ hợp tác theo quy định. Tính đến nay, trên địa bàn toàn huyện có 50 Hợp tác xã,
trong đó, có 40 HTX nông nghiệp và 10 HTX phi nông nghiệp (thành lập mới 01 HTX
khai thác vật liệu xây dựng Phú Mỹ).
Xã Phong Xuân và xã Phong Thu đã xây dựng phương án thành lập HTX toàn xã, tuy nhiên, quá trình vận động nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân sự
cho ban quản trị. Việc xây dựng 2 mô hình hợp tác xã kiểu mới đang được triển khai
thực hiện (HTX NN Điền Hòa, HTX NN Hiền Lương), hiện nay, các HTX đang mở
rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ, HTX NN Điền Hòa đã thực hiện liên kết trong sản
xuất (chăn nuôi lợn) với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, HTX Hiền Lương đã liên kết với Công ty giống Quảng Bình, Công ty Liên Việt (Huế) để sản xuất lúa
giống, đang xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm nông sản sạch Phong Điền…
UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phối hợp trong việc thành lập các doanh
nghiệp và phát triển các Hợp tác xã trên địa bàn huyện năm 2017. Hoạt động của các
doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tương đối ổn định góp phần không nhỏ
trong phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phong Điền đang
quản lý 153 doanh nghiệp, trong đó: Mới phát sinh trong năm 2017 là 12 doanh nghiệp, tạm ngưng hoạt động là 05 doanh nghiệp, ngừng hoạt động là 07 doanh nghiệp. Tổng số hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn là 2.067 hộ kinh doanh.
Về hỗ trợ cho các doanh nghiệp: Đã chủ động tổ chức Hội nghị gặp mặt các
doanh nghiệp và các hợp tác xã hoạt động trên địa bàn để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để xem xét giải quyết theo
thẩm quyền. Ngoài ra, đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh
Thừa Thiên Huế, Ngân hàng NN& PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp, HTX, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn huyện, qua đó đã giúp các đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của Ngân hàng đang
triển khai.
4.1.2.1.2. Công nghiệp
Giá trị sản xuất tăng 18,48% so năm 2016, tăng 3,36% so với kế hoạch. Một số
sản phẩm chủ yếu đạt kế hoạch sản xuất như: Gạch tuy nen 35 triệu viên, bờ lô 46
triệu viên, nước khoáng các loại 8,7 triệu lít, phân lân các loại hơn 90.000 tấn, xi măng
Về công tác đầu tư hạ tầng tại Khu công nghiệp:
Khu B và Khu B mở rộng: Diện tích khoảng 147,17 ha do Công ty Cổ phần
Prime Thiên Phúc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN, hiện nay đã thu hút được 12
dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.227 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy khoảng 40%.
Khu C: Diện tích khoảng 126 ha do Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN, với vốn đầu tư 410 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã
hoàn thành công tác đền bù toàn bộ khu đất với giá trị đền bù 27 tỷ đồng; xây dựng
cổng chào vào KCN; xây dựng trục đường chính KCN; đang triển khai san lấp mặt
bằng và thi công hạ tầng kỹ thuật. Giá trị vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 tỷđồng. Đến nay Khu C, KCN Phong điền đã thu hút được 2 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đăng ký 115,8 tỷ đồng, diện tích đất 10 ha (cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 8/2016). Đến nay, 01 dự án thứ cấp đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/2017.
Khu Công nghiệp Phong Điền mở rộng: Diện tích khoảng 300 ha do Tổng
Công ty Viglacera làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN với vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng,
diện tích 300 ha. Nhà đầu tư đã chi trả xong tiền đền bù 64 ha giai đoạn 1, đã xây dựng
hạ tầng đường giao thông, thoát nước mưa, nước thải, cây xanh cảnh quan, đủ điều
kiện để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại; giá trị vốn giải ngân khoảng 50 tỷ đồng. Chưa thu hút được nhà đầu tư thứ cấp.
Đối với các dự án thứ cấp tại khu Công nghiệp Phong Điền năm 2017:
Dự án nhà máy sản xuất vật liệu Cristobalite của Công ty TNHH MTV Đầu tư
và Chế biến khoáng sản PHENIKAA Huế với vốn đầu tư đăng ký 488 tỷ đồng, hiện tại nhà đầu tư đã ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ và phối hợp
với đơn vị tư vấnđể lập các thủ tục về xây dựng, môi trường, … trình thẩm định, phê duyệt. Dự kiến tháng 10/2017 sẽ xây dựng xong nhà xưởng và tiến hành lắp máy, vận
hành thử vào quý III/2018.
Dự án sản xuất phụ kiện Phong Điền của Công ty TNHH phụ kiện HIVI Việt
Nam với vốn đầu tư đăng ký 106 tỷ đồng, sản xuất các phụ liệu ngành may mặc, đến nay đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và cam kết giai đoạn I của dự án hoàn thành trong quý I/2018.
Dự án sản xuất và gia công các loại sản phẩm gỗ của Công ty TNHH Lee&Park
Wood Complex với vốn đầu tư đăng ký 89 tỷ đồng, hiện tại, nhà đầu tư đang tiến hành rà soát các hạng mục cuối cùng để đi vào hoạt động chính thức.
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ổn định. Ngoài các nội dung đề
tìm kiếm nguyên liệu cho gốm Phước Tích; từng bước củng cố và tổ chức lại sản xuất
nghề gốm truyền thống, tổ chức hội thảo về các mặt hàng và thị trường tiêu thụ các sản
phẩm đệm bàng, tiếp tục phát triển sản xuất tại làng nghề Mỹ Xuyên; các hoạt động
khuyến công và khoa học công nghệ được triển khai tích cực, tạo điều kiện cho phát
triển sản xuất và tiếp cận thị trường các mặt hàng như tinh dầu sả, tinh dầu tràm, tinh bột nghệ, thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nuôi hươu tại Phong Chương, phối hợp công bố nhãn hiệu tập thể mặt hàng thanh trà Huế, tổ chức
bình chọn sản phẩm các mặt hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017 cấp
huyện và tham gia cấp tỉnh; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm tại
Huế và Hà Nội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu các sản phầm đặc trưng của địa phương.
So với Nghị quyết của HĐND huyện, hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp còn một số nội dung chưa thực hiện được, đó là chưa triển khai hệ thống thoát nước thải và hồ chỉ thị sinh học ở khu công nghiệp (nội dung này do BQL các khu công nghiệp và các nhà đầu tư triển khai, huyện chỉ phối hợp); một số điểm dịch vụ
ngoài khu công nghiệp được đầu tư nhưng chưa khai thác có hiểu quả, điển hình chợ
Minh Tâm (bên cạnh nguyên nhân như địa điểm kinh doanh chưa phù hợp, các chính
sách thu hút tiểu thương vào kinh doanh tại chợ, các cấp, các ngành chưa giải quyết
triệt để chợ tự phát gần khu công nghiệp); các điểm tiểu thủ công nghiệp đã được quy
hoạch nhưng chưa được đầu tư, chưa có giải pháp để vận động các cơ sở sản xuất vào hoạt động tại điểm TTCN, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chậm chuyển biến,
việc hỗ trợ của nhà nước đang ở bước khởi động: Khởi động tổ chức lại sản xuất gốm Phước Tích, chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất đệm bàng, ổn định nghề đan lưới,
nghề nón lá, …
4.1.2.1.3. Thương mại, dịch vụ:
Giá trị sản xuất tăng 14,3% so năm 2016 và tăng 6,53% so với kế hoạch.
Các hoạt động dịch vụ trên địa bàn phát triển khá: dịch vụ thương mại tập trung ở các chợ nông thôn đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân, công
tác quản lý tại các chợ được quan tâm, trong năm 2017, hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý chợ Phò Trạch, lập thủ tục để tiếp tục chuyển đổi chợ An Lỗ vào năm