Để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quản lý rừng dựa vào nhóm hộ gia đình tại địa bàn, tôi tiến hanh phân tích SWOT
a. Thuận lợi:
- Công tác bảo vệ và phát triển rừng được sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền UBND huyện, Hạt kiểm lâm và UBND các xã, có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển nghề rừng góp phần giải quyết vấn đề việc làm;
- Giao rừng và cấp giấy chứng nhận sở hữu cho cộng đồng tạo ra tâm lý phấn khởi để người dân tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm đảm bảo tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân;
- Các thành viên có nguyện vọng nhận rừng và nhiệt tình tham gia vào công tác QLBV rừng;
- Các thành viên tham gia quản lý rừng trên địa bàn huyện đa số là người kinh
nên quá trình tiếp thu các kiến thức, các chính sách pháp luật dễ dàng hơn;
- Người dân đã nhận thức được những hiệu quả mà rừng mang lại sau này giúp
người dân có tinh thần hơn trong việc QLBVR;
- Hầu hết người dân đều nhận xét sau khi giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ, rừng phát triển hơn so với những năm trước đây
b. Khó Khăn:
- Các diện tích rừng giao cho cộng đồng chủ yếu nằm xa khu dân cư, điều kiện
đi lại khó khăn nên khó khăn cho việc tổ chức bảo vệ;
- Diện tích của rừng cộng đồng khá rộng nên khó khăn trong việc xác định ranh giới trong quá trình quản lý;
- Rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng nghèo, chưa có khảnăng hưởng lợi trực tiếp về mặt kinh tế;
- Quá trình quản lý rừng chủ yếu tuần tra, QLBV mà chưa chú trọng đến công tác làm giàu và phát triển rừng, chưa có các mô hình trồng xen cây bản địa, … để nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
- Năng lực quản lý cũng như năng lực về tài chính của Ban QLRCĐ còn hạn chế; - Công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa đến được với các cộng đồng bên ngoài;
- Việc trao quyền cho cộng đồng còn hạn chế, người dân nếu phát hiện vi phạm
thì chỉ được bắt giữ mà không có quyền xử lý, họ chỉ được xử lý theo thẩm quyền của
họ, nếu vượt quá thẩm quyền họ phải chuyển giao lại cho chính quyền địa phương và
Hạt kiểm lâm xử lí;
- Sự phối hợp giữa nhóm hộ với cơ quan chức năng và người dân trong thôn chưa chặt chẽ;
- Kinh phí bảo vệ rừng từ nguồn chi trả DVMTR còn eo hẹp và chậm trễ trong khi đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt đối với các đồng bào dân tộc thiểu số, quá trình này có thể gây áp lực lên tài nguyên rừng và ảnh hưởng đến công tác tuần tra rừng;
- Các trang thiết bị máy móc, dụng cụ liên quan đến công tác tuần tra, QLBVR, PCCR chưa đầy đủ;
- Các lớp tập huấn, còn hạn chế và chỉ mới dừng ở sự tham gia của đại diện các Trưởng phó ban QLRCĐ, chưa đến được với tất cả các thành viên trong cộng đồng;
- Ngoài Quyết định 178 đã có định về quyền hưởng lợi cho cá nhân, hộ gia đình đến nay chưa có một văn bản nào có quy định cụ thể về quyền hưởng lợi của
cộng đồng;
- Khi thực hiện giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ chỉ sử dụng theo phương pháp chuyên gia, mang tính áp đặt, chưa được thực hiện theo phương pháp có sự tham gia của người dân, chưa lấy người dân làm trung tâm;
- Kinh phí đầu tư cho công tác giao đất, giao rừng còn thấp nên trong quá cắm mốc, phân ranh giới ngoài thực địa chủ yếu là tận dụng địa hình địa vật, cây cối. Vì vậy rất dễ xảy ra phát sinh tranh chấp giữa nhóm hộ với người dân trong thôn;
- Người dân không có động lực để bảo vệ và phát triển rừng do các chính sách về việc hưởng lợi của người dân khi nhận rừng để quản lý chưa cụ thể, rõ ràng và khi nhận rừng thì việc hưởng lợi của người dân từ rừng hầu như không có nếu có thì phải có trữ lượng rừng trên 110m3/ha mới được khai thác với cường độ 20% nên việc
hưởng lợi từ rừng của người dân là không đáng kể trong khi đó việc bảo vệ rừng rất
- Thủ tục khai thác hưởng lợi rất phức tạp, chi phí đánh giá trữlượng cao không phù hợp với điều kiện người dân nên hầu hết các địa phương không thực hiện được;
- Sự tham gia của người dân trong quá trình ban hành và thực thi quyết định giao rừng còn nhiều hạn chế và mang tính thụđộng do vậy chưa nắm bắt được chính xác tình hình tài nguyên rừng đang quản lý. Người dân là chủ rừng nhưng không biết rõ hiện trạng khu rừng được giao. Người dân hoàn toàn thụ động trong cách thức tổ
chức, lập kế hoạch quản lý, bảo vệ khu rừng được giao.
c. Cơ hội:
- Nhà nước ban hành và sửa đổi nhiều chủ trương, chính sách giao rừng cho
cộng đồng tạo cơ sở pháp lý cho việc QLBVR.
- Chương trình về các dự án Lâm nghiệp ngày càng nhiều
d. Thách thức:
- Sự phối hợp giữa các bên liên quan vẫn chưa có sự hiệu quả.
- Chưa có tiến trình cụ thể về giao rừng cho nhóm hộ mà chỉ vận dụng từ hình thức giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng