Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

Huyện Phong Điền nằm trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar từ Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển của miền Trung; điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường

sắt và đường thủy. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc

lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường Cam Lộ - Túy Loan, tuyến đường sắt Bắc - Nam ... Cảng biển Điền Lộc đang được xây dựng cùng với các tuyến vận chuyển giao thông đường thủy trên hệ thống đầm phá Tam Giang, sông Bồ, sông Ô Lâu phục vụ vận

chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa đi các nơi. Cách không xa

trung tâm huyện lỵ và các khu công nghiệp có sân bay Phú Bài (khoảng 50 km), sân

bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 120 km).

Có khu công nghiệp Phong Điền với diện tích 700 ha đang đầu tư hạ tầng kỹ

thuật đồng bộ theo tiêu chí của khu công nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu của các nhà

đầu tư và ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sạch, ít khả năng gây ô nhiễm.

Về tiềm năng khoáng sản: Huyện có mỏ đá vôi trữ lượng 240 triệu m3; mỏ sét

trữ lượng 300 triệu tấn, mỏ than bùn với trữ lượng trên 5 triệu m3; nước khoáng nóng Thanh tân có trữ lượng lớn; 17.000 ha cát trắng ven biển và 14.000 ha cát nội đồng...

Vùng gò đồi - miền núi có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp như suối khoáng nóng Thanh Tân, động A Đon, hồ Gương, hồ Quao, khe Me, ...; huyện có

nhiều địa danh nổi tiếng gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và truyền thống

cách mạng của địa phương, tiêu biểu như làng cổ Phước Tích, chùa Giác Lương; có

các di tích cách mạng như chiến khu Hòa Mỹ, di tích Ba Trục, ...

Phong Điền là huyện có tỷ lệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn (chiếm 56%) so với tổng diện tích tự nhiên. Do nhu cầu sản xuất lương thực và phát triển kinh tế nên áp lực vào tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp rất lớn. Mặt khác, trình độ

sản xuất và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhưng hiệu quả của việc hưởng lợi từ rừng còn thấp. Vì vậy, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn tác động vào rừng

và đất lâm nghiệp.

4.1.3.1. Thun li

Phong Điền có địa hình gồm đồng bằng, gò đồi và núi thuận lợi cho phát triển kinh tếđa dạng;

Vị trí địa lý của Phong Điền rất thuận lợi cho lĩnh vực nông nghiệp và cần được

khai thác cho thị trường sản xuất máy móc nông nghiệp;

Phong Điền có diện tích đất nông nghiệp lớn, và có nguồn nước mặt phong

phú. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho canh tác nông nghiệp đặc biệt là các mặt

hàng nông sản chính như gạo, mía, rau quả, cây ăn quả (thanh trà);

Gạo là sản phẩm chủ lực của huyện, rau màu là mặt hàng chủ lực thứ 2 của tỉnh;

Có đường bờ biển dài thuận lợi cho khai thác và đánh bắt thủy hải sản;

Có nguồn nguyên liệu dồi dào cho trồng trọt và chăn nuôi, có điều kiện để phát

triển các ngành chăn nuôi gia súc tập trung (trâu, bò, lợn) trong vùng;

Đất chưa sử dụng còn khá lớn; tài nguyên nước phong phú cho phép phát triển nền kinh tế nông nghiệp quy mô tập trung theo hướng hàng hóa;

Nguồn lực dân số, lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản

xuất nông lâm nghiệp và có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và đời sống;

Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên về du lich là những tiềm năng đủ lớn để phát

triển công nghiệp khai khoáng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa;

Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống điện đường trường trạm được chú trọng đầu tư

phát triển phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của người

dân;

Gần thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An nên dễ dàng mở rộng thị trường

tiêu thụ và tiếp thu khoa học công nghệ;

Nhờ sự tác động của các chương trình dự án của chính phủ và các tổ chức phi

chính phủ, nhận thức của người dân ngày càng nâng cao;

Các chính sách phát triển nông thôn đang được triển khai mạnh từ Trung ương đến địa phương, các sản phẩm nông lâm nghiệp ngày càng có chỗ đứng quan trọng đối

với thị trường trong nước và ngoài nước, thị trường ngày càng mở rộng khi Việt Nam

ngày càng hội nhập quốc tế.

4.1.3.2. Khó khăn

Địa bàn nằm xa trung tâm đô thị, sức hút của khu công nghiệp chưa lớn nên các doanh nghiệp đến đầu tư chưa nhiều, chưa tạo ra thế cạnh tranh mạnh;

Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông lâm nghiệp nói chung, vẫn còn

nguy cơ về sâu bệnh ảnh hưởng đến mùa màng và vật nuôi;

Vùng sản xuất lúa gạo vẫn còn nghèo, sản lượng 4 – 5 tấn/ ha/ vụ. Hệ số canh tác

Phương thức sản xuất nông nghiệp nhất là về lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu vẫn là

chăn nuôi thủ công quy mô nhỏ, các hộ chăn nuôi chưa có đủ điều kiện về công nghệ và tài chính để phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Thiếu sự đa dạng về canh tác và chăn

nuôi. Việc phụ thuộc vào một hay hai vụ mùa/ mặt hàng là không bền vững vì có nhiều yếu tố biến động trên thị trường, thương mại;

Xuất phát điểm của huyện còn thấp, tiềm lực kinh tế trong người dân còn yếu kém, cơ sở hạ tầng được đầu tư song thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

sản xuất và phục vụ đời sống người dân;

Thời tiết khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè nên nguy cơ cháy rừng

trên diện rộng cao và bão lũ vào mua mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống. Lũ lụt kéo dài từ 3 – 4 tháng gây ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp

trong vùng;

Chất lượng nước và hệ thống thủy lợi chưa ổn định;

Vẫn còn thiếu các chính sách cụ thể để ổn định, bền vững trong sản xuất nông

lâm nghiệp, đặc biệt là diện tích lúa và nuôi trồng thủy sản, chính sách liên quan đến

rừng trồng gỗ lớn;

Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp để phục phụ công nghiệp

hóa, diện tích đất rừng sản xuất đang dần dần được chuyển đổi sang mục đích canh tác

nông nghiệp. Nguồn thủy sản đang giảm do đất thủy sản, đất ngư nghiệp đang chuyển đổi sang mục đích sản xuất và xây dựng;

Chất lượng cán bộ tại cộng đồng còn hạn chế, yếu về mặt chuyên môn, thiếu năng lực lãnh đạo, chưa có tinh thần trách nhiệm trong công việc do đó hiệu quả công

việc chưa cao;

Sức cạnh tranh của các nông lâm sản trong vùng và trên thế giới do Việt Nam

ngày càng hội nhập với thế giới;

Tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, lao động trong ngành nông nghiệp giảm do sức hút của công nghiệp hóa;

Chưa có sự kết nối hiệu quả giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, thiếu các cơ sở

chế biến nông sản để nâng cao giá trị, khả năng tiếp cận, chuyển giao khoa học công

nghệ và vốn đầu tư của nông dân còn hạn chế;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của huyện vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu, nhất là mạng lưới giao thông đường bộ có quy mô và chất lượng chưa đảm bảo, hạn chế tốc độ giao lưu giữa các xã và các nới khác; còn thiếu vốn cho đầu tư và phát triển;

Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng theo yêu cầu của sự phát triển, sự chênh lệch

về chất lượng giữa các trường, nhất là các trường ở xa trung tâm vẫn còn khá lớn, xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế;

Đời sống một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội, tai nạn

giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)