Tiến trình giao rừng cho các cộng đồng trên địa bàn huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

Để quản lý rừng tốt hơn thì việc phát triển lâm nghiệp theo hướng cộng đồng là một hướng đi cần thiết cho ngành lâm nghiệp. Do đó, huyện Phong Điền đã triển khai việc giao rừng cho các cộng đồng quản lý.

Để thực hiện công tác giao rừng cho cộng đồng, UBND huyện Phong Điền đã thành lập Ban chỉ đạo Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp bao gồm: Hạt kiểm lâm, phòng TNMT, NN&PTNT cấp huyện và UBND các xã. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ trực tiếp triển khai mô hình giao rừng từ việc họp dân triển khai phương án

quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án giao rừng, đến việc chọn thôn để giao rừng cộng đồng.

Quyết định giao rừng cũng quy định việc hưởng lợi thực hiện theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, theo đó cộng đồng thôn bản, nhóm hộ được hưởng 70 - 80% sản phẩm khai thác, phần còn lại nộp UBND xã để bổ sung vào Quỹ bảo vệ phát triển rừng.

Tiến trình giao rừng cho cộng đồng trên địa bàn huyện Phong Điền được thực hiện theo các bước như sau:

Sơ đồ 4.1. Tiến trình giao rừng cho cộngđồng

(i) Bước 1: Chuẩn bị

- UBND các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà

nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi cho các cộng đồng

- Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: Để triển khai thực hiện việc giao rừng cho các cộng đồng, UBND huyện Phong Điền thành lập Ban chỉ đạo Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp bao gồm: Hạt kiểm lâm, phòng TNMT, NN&PTNT cấp huyện, UBND xã, đơn vị tư vấn là Trung tâm quy hoạch thiết kế

Nông lâm nghiệp, đại diện của Chi cục lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.

- Cộng đồng tổ chức họp để thống nhất các vấn đề chủ yếu sau:

+ Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng, Đơn phải nêu rõ

địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng và các thông tin liên quan khác.

+ Thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, kế

hoạch quản lý rừng của cộng đồng. Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Chuẩn bị

Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ

Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Quyết định việc giao rừng

(ii) Bước 2: Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ

- Cộng đồng nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, hồ sơ gồm: + Đơn xin giao rừng do đại diện cộng đồng ký.

+ Kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng cùng biên bản thông qua của cộng đồng

thôn.

- UBND cấp xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng cho cộng đồng báo cáo UBND cấp xã.

+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho cộng đồng để bảo đảm các điều

kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.

+ Xác nhận và chuyển đơn của cộng đồng đến Hạt kiểm lâm; Phòng NN&PTNT huyện

(iii) Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ UBND cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:

- Tổ chức kiểm tra và xác định đặc điểm khu rừng sẽ giao cho cộng đồng (xác

định về chất lượng rừng được giao cho cộngđồng).

- Chủ trì việc thẩm định kết quả xác định đặc điểm khu rừng trên cơ sở có xác

nhận của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về đánh giá rừng (Tổ chức tư vấn là người chịu

trách nhiệm trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng, cùng ký vào biên bản đánh giá còn có chủ rừng, có người đại diện chính quyền địa phương); sự phù hợp

của việc giao rừng với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc quy hoạch sử dụng đất

hoặc quy hoạch ba loại rừng; tính khả thi của kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng.

- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ giao rừng, trình UBND huyện về việc giao rừng

cho cộng đồng.

(iv) Bước 4: Quyết định việc giao rừng.

- UBND huyện sau khi nhận được tờ trình với hồ sơ giao rừng thì có trách nhiệm

xem xét và ra quyết định giao rừng cho cộng đồng. Sau đó chuyển quyết định giao

rừng cho cộng đồng, UBND cấp xã và cho cơ quan chức năng cấp huyện.

(v) Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng.

- UBND xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của UBND cấp huyện, có

+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan chức năng

và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn giao rừng giữa UBND xã với

cộng đồng.

- Cộng đồng ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc

khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện UBND xã và chủ rừng có chung

ranh giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)