Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan đến QLRCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 80)

4.4.2.1. Các bên liên quan và vai trò của các bên liên quan đến QLRCĐtrên địa bàn nghiên cu

Có nhiều thành phần khác nhau tham gia vào quá trình giao rừng cộng đồng cũng như triển khai các hoạt động quản lý rừng và mỗi thành phần tham gia đảm nhận những vai trò khác nhau (Sơ đồ 4.3)

Sơ đồ 4.4. Vai trò và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động quản lý

rừng cộng đồng

Ghi chú:

- Độ to nhỏ của vòng tròn nói lên vai trò của các bên liên quan

- Mức xa gần của các vòng tròn đến tâm nói lên mức độảnh hưởng nhiều hay ít tới hoạt động QLRCĐ Người dân ngoài thôn Quản lý rừng cộng đồng UBND tỉnh Sở NN&PTNT Sở TN&MT UBND huyện Chi cuc Kiểm lâm Phòng NN&PTNT Phòng TN&MT Hạt Kiểm lâm Các chương trình dự án Tổ Bảo vệ rừng Người dân trong cộng đồng UBND xã Hội đoàn thể ở thôn cBQL rộng đồng ừng thôn

UBND Tỉnh và các cơ quan tham mưu cấp tỉnh bao gồm Chi cục kiểm lâm, Sở

NNPTNT, Sở TNMT có nhiệm vụhướng dẫn, chỉđạo UBND huyện về công tác giao

đất và giao rừng, đề ra các quyết định và phê duyệt các hồsơ thủ tục liên quan;

UBND huyện có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng ban liên quan bao gồm, Hạt kiểm lâm, Phòng NN&PTNT, phòng TNMT và UBND các xã hướng dẫn công tác QLBVR và thi hành các chính sách liên quan;

Hạt Kiểm lâm có vai trò chỉđạo, giám sát UBND xã và lực lượng Kiểm lâm địa bàn thực hiện các hoạt động liên quan đến QLBVR;

Kiểm lâm địa bàn là lực lượng chuyên trách trong các vấn đề về lâm nghiệp: lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, … để xử lý kịp thời. Tuy nhiên, do lực lượng Kiểm lâm mỏng, sự phối hợp với người dân còn hạn chế nên hiệu quả trong QLBVR còn chưa cao;

Các chương trình dựán trên địa bàn nghiên cứu không nhiều, tuy nhiên các dự án

đã hỗ trợ cộng đồng một số lĩnh vực như: (1) Năm 2005: Chương trình phối hợp giữa

trường Đại học Nông Lâm Huế phối hợp Chi cục Kiểm lâm TT Huế hỗ trợ cây giống bản địa để trồng dưới tán rừng tại rừng cộng đồng bản Hạ Long - Phong Mỹ. (2) Năm

2016: Dự án Hỗ trợ phát triển ngành Lâm nghiệp - FSDP hỗ trợ số tiền 200.000.000

đồng cho bản Hạ Long tiến hành chăm sóc trên diện tích 50 ha rừng cộng đồng; UBND Xã là cấp lãnh đạo gần nhất trong cộng đồng, đóng vai trò trọng tâm trong toàn bộ tiến trình giao đất, giao rừng và quản lý bảo rừng khi giao; chỉđạo việc thành lập các tổ BVR thôn và các hoạt động của tổ bảo vệ rừng; chỉđạo thôn xây dựng và thực hiện quy ước QLBVR; hướng dẫn thôn xây dựng kế hoạch QLRCĐ, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch đó; xem xét đơn và trình UBND huyện cho phép cộng

đồng dân cư thôn khai thác gỗ trong rùng của thôn phục vụ cho lợi ích chung của cộng

đồng hoặc cho nhu cầu làm nhà của các thành viên trong thôn; hướng dẫn việc khai thác, phân phối, sử dụng lâm sản trên diện tích rừng của cộng đồng; định kỳhàng năm

báo cáo kết quảQLRCĐ ở xã lên UBND huyện;

Trưởng thôn là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người dân, trực tiếp phổ biến các chính sách, quyết định, hướng dẫn, chỉđạo từ cấp trên xuống đểngười dân nắm rõ tình hình;

Ban QLRCĐ thôn là bộ phận đại diện cho cộng đồng quản lý bảo vệ rừng, họ được cộng đồng bầu ra và có trách nhiệm thành lập các tổ QLBVR, phân công các thành viên trong cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ, xây dụng kế hoạch QLBVR, xây dựng quy ước QLBVR của thôn, đồng thời phải huy động vốn, nhân lực để quản lý bảo vệvà thường xuyên bào cáo tình hình QLBVR lên cấp trên;

Tổ BVR bao gồm các thành viên trực tiếp tham gia QLBVR thông qua các hoạt

động tuần tra rừng và chăm sóc rừng như luỗng phát dây leo, bụi rậm, chặt tỉa thưa, … Các hội đoàn thể cấp thôn cửđại diện tham gia vào thành viên Ban QLRCĐ và tổ

BVR đồng thời phối hợp, hỗ trợ công tác tuyên truyền về các chính sách pháp luật của

Nhà nước liên quan đến công tác quản lý rừng;

Các hộgia đình khác cũng tham gia QLBVR cùng với Ban QLBVR trong thôn.

Điều này cho thấy cộng đồng đã nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng và vai trò của họ trong quá trình tham gia QLBVR;

- Có 2 nhóm liên quan đến công tác quản lý rừng cộng đồng bao gồm nhóm liên quan trực tiếp và nhóm liên quan gián tiếp.

4.4.2.2. Mức độảnh hưởng của các bên liên quan đến QLRCĐ

Có 2 nhóm liên quan đến QLRCĐ bao gồm nhóm liên quan trực tiếp (Ban

QLRCĐ, Tổ BVR thôn, Ban chấp hành thôn, Các hội đoàn thể, các thành viên trong cộng đồng). Các nhóm liên quan gián tiếp (UBND Tỉnh, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Sở

TNMT, Sở NN&PTNT, UBND huyện, Hạt kiểm lâm, Phòng TNMT, Phòng NN&PTNT, Các chương trình dự án và UBND xã.

Các bên liên quan sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp – gián tiếp, tốt – xấu đến công tác quản lý rừng cộng đồng như:

- Ảnh hưởng trực tiếp (Bao gồm ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu)

Các nhóm trực tiếp được xem là ảnh hưởng tốt đến QLRCĐ khi Ban QLRCĐ,

Tổ BVR và các nhóm hộgia đình thực hiện đầy đủ trách nhiệm, vai trò của mình trong QLBVR và hạn chế những tác động xấu đến tài nguyên rừng. Tuy nhiên sẽ là ảnh

hưởng xấu nếu các đơn vị này lơ là trong quản lý và gây ra những tổn hại lên tài nguyên rừng. Người dân trong thôn và ngoài thôn có ảnh hưởng xấu nếu các đối tượng này thực hiện các hành vi xâm hại đến rừng như khai thác rừng trái phép, lấn chiếm

đất rừng, chăn thảgia súc không đúng quy định ...

- Ảnh hưởng gián tiếp (Bao gồm ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu)

Hạt kiểm lâm, UBND xã, Ban chấp hành thôn, các chương trình dự án hỗ trợ, có

ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình quản lý, bảo vệ rừng thông qua việc chỉđạo, giám sát, tích cực đầu tư, quan tâm đến kế hoạch bảo vệ rừng. Các tổ chức này sẽtác động xấu đến quá trình quản lý, bảo vệ rừng khi đưa ra các quyết định, văn bản không hợp lí, chỉđạo chậm trễ và không kịp thời, thiếu sựquan tâm đầu tư vềkinh phí, các hướng dẫn kỹ thuật, phối hợp với Ban QLRCĐ thiếu sự chặt chẽ và gây ra những tác động tiêu cực lên QLRCĐ tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)